Một cá nhân nào đó lợi dụng thông tin của nội bộ trong một đơn vị kinh tế để mua, bán cổ phiếu của đơn vị đó có ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu nếu thông tin đó được công bố rộng rãi. Mua bán nội gián được xem là phi đạo đức về mặt thương mại, vì người có nguồn thông tin từ bên trong sẽ có một lợi thế không hợp lý đối với nhà đầu tư bên ngoài để thu hút lợi về riêng cho mình hay tránh lỗ và dĩ nhiên đi ngược lại nguyên tắc mọi nhà đầu tư đều phải có cơ hội như nhau. Mua bán nội gián được xem như vi phạm quyền lợi chung, vì lợi dụng nguồn thông tin từ bên trong người mua, bán thu được lợi nhuận hay tránh lỗ lã và hậu quả sẽ do người không có được thông tin đó gánh chịu.
2.7.4. Thông tin sai sự thật:
Đây là một hành vi thiếu đạo đức nhằm làm cho giá cổ phiếu của công ty khác sụt giảm hoặc giá CP công ty của mình tăng lên do việc phao tin đồn thất thiệt trên thị trường.
Các công ty cũng có thể công bố thông tin sai sự thật, không cập nhật thông tin, không đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư gây thiệt hại cho nhà dầu tư.
2.7.5. Một số hành vi làm thiệt hại lợi ích nhà đầu tư:
- Làm trái lệnh đặt mua, bán của nhà đầu tư.
- Không cung cấp xác nhận giao dịch theo qui định. - Tự ý mua, bán CK trên TK của khách hàng.
CHƯƠNG BA: CÔNG TY CỔ PHẦN (CORPORATION COMPANY)
oOo
3.1. KHÁI NIỆM:
Công ty cổ phần là công ty được thành lập do nhiều người, tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân bỏ vốn ra. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau, được gọi là cổ phần, mà nó được thể hiện bằng cổ phiếu. Người hùn vốn với tư cách là các cổ đông sẽ mua một số cổ phần đó.
Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số tiền cổ phần mình đã xuất vốn và cổ đông được quyền tự do sang nhượng lại cổ phần cho người khác thông qua việc mua bán các cổ phiếu. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh.
Như vậy, CTCP là một tổ chức kinh tế do nhiều thanh viên thoả thuận lập nên một cách tự nguyện và góp vốn tuỳ theo khả năng của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh.
Theo luật công ty ở Việt Nam, công ty cổ phần là công ty trong đó:
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.
- Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên.
- Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. cổ phiếu có ghi tên chỉ được tự do chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị.
- Công ty cổ phần được tự do đặt tên, trên bảng hiệu, hoá đơn, quảng cáo, các giấy tờ giao dịch khác của công ty đều phải ghi tên công ty kèm theo chữ “Công ty cổ phần” và vốn điều lệ.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty quy mô lớn có vị trí và vai trò rất quan trọng thể hiện trên các mặt:
- Tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý, phân định rõ chức năng quản lý - sản xuất kinh doanh và chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế.
- Huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, từ mọi người dân có tiền nhàn rỗi. Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài tăng thu và giảm gánh nặng cấp phát ngân sách.
- Tạo hàng hoá cho TTCK thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của bộ phận thị trường này nhằm hoàn thiện hơn nữa thị trường vốn.
- Đưa mọi hoạt động của doanh nghiệp vào khuôn khổ của luật pháp và chịu sự chi phối của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.