Xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan của pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu Giải pháp đối với cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN của nhà nước (Trang 50 - 53)

của pháp luật hiện hành

1. Xây dựng và sớm thông qua Luật quy hoạch, Luật quản lý đầu tư sử

dụng vốn Nhà nước và các quy định chế tài cụ thể chi tiết đủ mạnh, đủ sức răn đe, bổ sung sửa đổi các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo…cho phù hợp với thực tế, đó là cơ chế chống khép kín, cơ chế côn khai minh bạch, cơ chế cạnh tranh đặc biệt phù hợp với các quy định mà Việt Nam cam kết khi trở thành thành viên của WTO.

2. Phát triển, khuyến khích hình thức tín dụng đầu tư thay cho hình

thức cấp phát đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn.

3. Trừ một số dự án nhỏ lẻ cần nghiên cứu ban hành và thực hiện chế

độ bắt buộc phải thuê tổ chức tư vấn điều hành dự án, tổ chức này chuyên nghiệp, độc lập làm thuê cho chủ đầu tư thông qua hợp đồng kinh tế

4. Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các cơ chế chính sách liên quan đến

công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là việc người dân được đền bù theo giá thị trường và tự lựa chọn nơi ở mới, chuyển các nhà tái định cư thành các nhà ở giá khác nhau để người dân tự chọn theo khả năng của mình.

5. Đổi mới hoàn thiện chi phí quản lý đầu tư theo hướng:

- Nhà nước ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp. Các định mức kinh tế - kỹ thuật chi tiết chỉ mang tính tham khảo

- Chuyển hình thức giá xây dựng theo khu vực sang xác định giá xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu đặc điểm riêng của từng công trình xây dựng và yếu tố khách quan của thị trường.

- Bỏ việc nhà nước công bố giá vật liệu xây dựng, giá ca máy, các giá này theo cơ chế thị trường…Nếu có những biến động lớn nhà nước công bố chỉ số giá xây dựng cùng trong thời kỳ để điều chỉnh chi phí xây dựng.

Kết luận

Qua đề tài này, có thể thấy là vấn đề sử dụng nguồn vốn NSNNcòn nhiều bất cập và chưa phát huy được hiệu quả tối đa phục vụ cho còn nhiều bất cập và chưa phát huy được hiệu quả tối đa phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nguồn vốn NSNN lâu nay vẫn bị coi là của chùa và việc quản lý nguồn vốn này còn nhiều lỏng lẻo, chưa thực sự chặt chẽ đã là nguyên nhân gây ra những thất thoát lãng phí vẫn diễn ra hàng ngày trong quá trình thực hiện đầu tư. Chính vì vậy nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ một

cách chặt chẽ các giải pháp để quản lý và sử dụng nguồn vốn này. Cónhư vậy mới hạn chế được những tiêu cực, mà tiêu cực lớn nhất là tệ như vậy mới hạn chế được những tiêu cực, mà tiêu cực lớn nhất là tệ tham nhũng trong các công cuộc đầu tư xây dựng của nhà nước.

Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN là yếu tố quyết định tớiviệc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển nhằm nâng cao vị thế kinh tế của đất nước và đặc biệt là cải thiện đời sống của mọi người dân. Do vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể thực thi để thực sự phát huy được vai trò của nguồn vốn này đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Danh mục các tài liệu tham khảo:

* Giáo trình kinh tế đầu tư

* Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Tác giả: PGS Trần Đình Ty

* Tạp chí

- Tạp chí nghiên cứu kinh tế - Tạp chí tài chính tiền tệ - Tạp chí kinh tế và dự báo - Tạp chí ngân hàng

* Các trang web

- Trang web của Bộ Kế hoạch và đầu tư (www.mpi.gov.vn) - Trang web của bộ tài chính (www.mot.gov.vn)

- Báo điện tử Vietnamnet - Trang web của bộ xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp đối với cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN của nhà nước (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w