CÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG

Một phần của tài liệu Luật Điền kinh phần 2 (Trang 37 - 40)

Nếu một vận động viên hoặc là:

CÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG

KHỞI ĐỘNG TẠI KHU VỰC THI ĐẤU

1. Tại khu vực thi đấu và trước khi bắt đầu nội dung thi, mỗi vận động viên có thể thực hiện các lần thử. Trong các môn ném, các lần thử sẽ tiến hành theo trình tự rút thăm và luôn dưới sự giám sát của trọng tài chính.

2. Trong trường hợp một vận động viên đã bắt đầu, các vận động viên khác không được phép sử dụng với mục đích tập hay khởi động tại:

a) Đường chạy đà hoặc khu vực giậm nhảy. b) Dung cụ.

c) Vòng đẩy hoặc vùng đất trong khu vực cùng với dụng cụ hoặc không có dụng cụ.

CÁC VẬT ĐÁNH DẤU

3. Trong tất cả các môn nhảy và ném đẩy mà tại đó có sử dụng đường chạy đà, các vật đánh dấu phải được đặt kế bên đường chạy đà, ngoại trừ đối với nhảy cao thì vật đánh dấu có thể được đặt trên đường chạy đà. Một vận động viên có thể sử dụng một hoặc 2 vật đánh dấu (được ban tổ chức cung cấp hoặc chấp nhận) để trợ giúp bản thân trong khi chạy đà và giậm nhảy. Nếu các vật đánh dấu như vậy không được cung cấp, vận động viên có thể sử dụng băng dính nhưng không được vẽ bằng phấn hoặc chất tương tự nào có thể để lại dấu không thể tẩy xoá.

TRÌNH TỰ THI ĐẤU

4. Các vận động viên phải thi đấu theo trình tự kết quả rút thăm. Nếu có vòng thi đấu sơ loại thì phải có một lần rút thăm mới cho vòng chung kết (xem mục 5 phía dưới).

5. Trong tất cả các nội dung nhảy và ném đẩy, Ngoại trừ nhảy cao và nhảy sào, mà có nhiều hơn 8 vận động viên thì mỗi vận động viên được phép thực hiện 3 lần và 8 vận động viên có thành tích tốt nhất sẽ được phép thực hiện thêm 3 lần nữa. Trong trường hợp có thành tích bằng nhau ở vị trí thứ 8 thì sẽ được giải quyết theo mục 20 dưới đây. Trong trường hợp chỉ có 8 vận động viên hoặc ít hơn thì mỗi vận động viên sẽ được phép thực hiện 6 lần.

Trong cả hai trường hợp, trình tự thi đấu của các vận động viên ở 3 vòng cuối cùng sẽ được sắp xếp ngược lại với thứ hạng của họ sau 3 lần đầu (người có thành tích tốt nhất sẽ nhảy sau cùng).

Ghi chú: Đối với các môn nhảy theo hướng thẳng đứng (xem điều 181.2).

6. Ngoại trừ nhảy cao và nhảy sào, không vận động viên nào được phép có nhiều hơn một lần nhảy được ghi thành tích trong bất cứ một vòng nào của cuộc thi.

7. Trong các cuộc thi đấu quốc tế, trừ giải vô địch thế giới (ngoài trời, trẻ, trong nhà và thiếu niên) và các đại hội Olympic, số lượng các lần thực hiện trong các môn nhảy và ném đẩy theo phương nằm ngang có thể bị giảm đi. Điều này sẽ do cơ quan giốc gia hoặc quốc tế kiểm soát cuộc thi đấu quyết định.

CUỘC THI SƠ LOẠI

8. Trong trường hợp số lượng các vận động viên là qua đông một vòng thi sơ loại sẽ được tiến hành trong các môn nhảy và ném đẩy để trong vòng chung kết cuộc thi được tiến hành thoả đáng. Khi một vòng sơ loại được tổ chức tất cả các vận động viên phải thi đấu và vượt qua vòng này. Thành tích được tạo ra trong vòng sơ loại sẽ không được coi là thành tích thi đấu.

9. Các vận động viên phải được chia thành 2 hoặc nhiều nhóm. trừ trường hợp không có điều kiện để nhóm thi đấu đồng thời và dưới cùng một điều kiện như nhau, mỗi nhóm phải bắt đầu thi đấu ngay khi nhóm trước vừa thi xong.

10. Trong các cuộc thi đấu mà thời gian kéo dài hơn 3 ngày thì nên có một ngày nghỉ giữa các cuộc thi sơ loại và thi chung kết ở các môn nhảy theo hướng thẳng đứng. 11. Các điều kiện thi sơ loại, tiêu chuẩn sơ loại và số lượng vận động viên vào thi chung

kết sẽ do đại diện kỹ thuật quyết định. Nếu không có đại diện kỹ thuật nào được chỉ định thì uỷ ban tổ chức sẽ quyết định. Trong các cuộc thi áp dụng Điều 12.1 (a), (b) và (c) thì phải có ít nhất 12 vận động viên trong thi chung kết.

12. Trong cuộc thi sơ loại, trừ nhảy cao và nhảy sào, mỗi vận động viên sẽ được phép thực hiện tới 3 lần. Khi một vận động viên đã đạt được tiêu chuẩn sơ loại thì anh ta có quyền tham dự cuộc thi chính mà không phải tiếp tục cuộc thi sơ loại.

13. Trong cuộc thi sơ loại ở môn nhảy cao và nhảy sào, các vận động viên không bị loại sau 3 lần hỏng liên tiếp, mà sẽ tiếp tục thi theo Điều 181.2 cho tới kết thúc lần thực hiện cuối cùng, tại độ cao đạt cho tiêu chuẩn sơ loại.

14. Nếu như không có vận động viên nào hoặc có ít vận động viên đạt được tiêu chuẩn sơ loại hơn so với số lượng yêu cầu thì nhóm những vận động viên được vào thi chung kết sẽ được nới rộng ra tới số lượng yêu cầu bằng cách lấy thêm vận động viên dựa theo thành tích của họ trong thi đấu sơ loại. trường hợp bằng nhau ở thứ hạng cuối cùng được chọn trong vòng sơ loại của toàn bộ cuộc thi sẽ được quyết định như mô tả ở mục 20 phía dưới hoặc Điều 181.8 khi thích hợp.

15. Khi cuộc thi sơ loại cho các nhóm ở nhảy cao và nhảy sào được tiến hành đông thời thì xà ngang nên được nâng lên ở mỗi độ cao bằng nhau cho các nhóm. Cũng nên bố trí 2 nhóm có trình độ tương đương nhau.

16. Nếu vì bất cứ lý do khách quan nào mà, một vận động viên bị cản trở trong lần thực hiện, thì trọng tài giám sát có quyền cho phép anh ta thực hiện lại lần đó.

CHẬM TRỄ, TRÌ HOÃN VIỆC THỰC HIỆN LƯỢT THI

17. Một vận động viên nhảy hoặc ném đẩy nếu trì hoãn việc thực hiện mà không có lý do, thì sẽ rơi vào tình trạng bị mất quyền thực hiện lần đó và được ghi như một lần phạm quy. Đối với trọng tài giám sát, việc quyết định xem xét tất cả các tình huống được coi là trì hoãn không có lý do là một vấn đề cần thận trọng

Người có trách nhiệm phải củi cho vận động viên biết là mọi thứ đã sẵn sàng để bắt đầu lần thực hiện và thời gian được phép cho lần thực hiện này phải bắt đầu từ thời điểm đó. Nếu một vân động viên sau đó quyết định không cố gắng thực hiện lần của mình thì sẽ bị coi là phạm lỗi một khi thời gian được phép cho lần thực hiện đã trôi qua.

Đối với nhảy sào, thời gian sẽ bắt đầu khi 2 cột đã được điều chỉnh theo yêu cầu trước đó của vân động viên. Không có thêm thời gian cho việc điều chỉnh tiếp theo.

Nếu thời gian cho phép về điểm 0 khi một vận động viên đã bắt đầu thực hiện của mình, thì lần thực hiện đó sẽ không phạm lỗi.

THỜI GIAN DƯỚI ĐÂY SẼ KHÔNG BỊ COI LÀ VƯỢT QUÁ

Số lượng vận động viên còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thi đấu

Thời gian thực hiện môn cá nhân Thời gian thực hiện môn phối hợp Nhảy cao Nhảy sào Các môn

khác Nhảy cao Nhảy sào Các mônkhác Nhiều hơn3 1' 1' 1' 1' 1' 1' 2 hoặc 3 1,5' 2' 1' 1,5' 2' 1' 1 3' 5' - 2' * 3' * - Các lần thực hiện liên tiếp 2' 3' 2' 2' 3' 2'

• Khi chỉ còn lại một vận động viên, các thời gian đã nêu sẽ chỉ được áp dụng ở lần nhảy thứ nhất khi lần trước đó do chính vận động viên ấy thực hiện.

Ghi chú: Vận động viên phải được nhìn thấy một đồng hồ chỉ thời gian được phép còn lại. Một quan chức phải nâng và giữ một lá cờ vàng, hoặc bằng chỉ dẫn khác cho 15 giây còn lại cuối cùng của thời gian được phép.

VẮNG MẶT TRONG KHI THI

18. Trong các môn nhảy và ném đẩy, một vận động viên có thể lập tức rời khỏi khu vực môn thi trong quá trình thi đấu với sự cho phép và đi theo của trọng tài giám định. THAY ĐỔI KHU VỰC THI ĐẤU

19. Trọng tài giám sát tương ứng sẽ có thẩm quyền thay đổi vị trí thi đấu nếu theo ý kiến của ông ta hoàn cảnh đúng là phải như vậy. Sự thay đổi vị trí thi đấu như vậy chỉ được làm sau khi một vòng thi đã được hoàn thành.

Ghi chú: Độ mạnh của gió hoặc sự đổi hướng gió không phải là điều kiện đủ để thay đổi vị trí thi đấu.

20. Trong những môn nhảy và ném đẩy, ngoại trừ nhảy cao và nhảy sào, thành tích tốt nhất thứ 2 của các vận động viên bằng nhau sẽ được dùng để phân định trên dưới. Sau đó, nếu cần thiết, thành tích tốt nhất thứ 3 và dưới nữa sẽ được dùng để phân định thứ hạng.

Nếu vẫn bằng nhau và có liên quan đến vị trí thứ nhất thì các vận động viên có cùng thành tích sẽ thi đấu lại theo cùng thứ tự trong một lần thực hiện mới cho đến khi phân định được thứ hạng.

Ghi chú: Đối với các môn nhảy theo hướng thẳng đứng (nhảy cao và nhảy sào), xem Điều 181.8.

Kết quả:

21. Mỗi vận động viên sẽ được công nhận thành tích tốt nhất trong các lần thực hiện của mình, bao gồm cả những thành tích đạt được khi thực hiện thi phân định để giành thứ hạng cao nhất.

Một phần của tài liệu Luật Điền kinh phần 2 (Trang 37 - 40)