CHẠY VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT

Một phần của tài liệu Luật Điền kinh phần 2 (Trang 34 - 37)

Nếu một vận động viên hoặc là:

CHẠY VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT

1. Cự ly Chuẩn: 2000m và 3000m

2. Trong thi đấu ở cự ly 3000M vượt chướng ngại sẽ có 28 lần nhảy qua rào và 7 lần nhảy qua rào cùng hố nước.

Trong thi đấu ở cự ly 2000m vượt chướng ngại sẽ có 18 lần nhảy qua rào và 5 lần nhảy qua rào cùng hố nước.

3. Đối với cự ly thi 3000m vượt chướng ngại vật, khi hoàn thành mỗi vòng sân sẽ có 4 lần nhảy qua rào cạn và một lần nhảy qua rào cùng hố nước (ở lần nhảy thứ tư). Các lần nhảy sẽ được phân phối đều đặn để cự ly giữa các lần nhảy vào khoảng 1/5 độ dài ấn định của vòng sân.

4. Trong thi đấu 3000m vượt chướng ngại vật khoảng cách từ chỗ xuất phát tới chỗ bắt đầu của vòng đầu tiên sẽ không có bất kỳ rào nào. Các rào được rời chuyển đi cho tới khi các vận động viên chạy vào vòng đầu tiên.

5. Đối với các cuộc thi của nam các rào cao 0,914m còn đối với các cuộc thi của nữ các rào cao 0,762m (+-3mm) và rộng tối thiểu là 3,96m. Tiết diện (mặt cắt) của thanh ngang trên rào sẽ là một hình vuông có cạnh 12,7cm.

`Rào đặt tại đầu hố nước phải có chiều rộng là 3,66m (±2cm) và phải được cố định chắc chắn vào mặt nền để rào không bị xê dịch theo phương nằm ngang.

Thanh ngang phía trên phải được sơn các sọc trắng và đen hoặc những màu tương phản dễ phân biệt khác, hai phía đầu rào là hai sọc trắng (hoặc sáng màu) có độ rộng tối thiểu bằng 22,5cm.

Trọng lượng của mỗi rào khoảng từ 80kg đến 100kg. Mỗi rào đều có đế ở cả hai bên và chân đế đài từ 1,20m đến 1,40m (xem hình 3).

Hai đầu phải được bố trí trên đường chạy sao cho 30cm của một đầu thanh ngang trên chờm vào bên trong cạnh trong của vòng sân.

Ghi chú: Rào đầu tiên được đưa vào cuộc đua nên có độ rộng tối thiểu 5m.

6. Rào cùng hố nước dài 3,66m (±2cm) và hố nước phải rộng 3,66m (±2cm) .Phần đáy hố nước phải có cấu tạo bằng một bề mặt nhựa tổng hợp hoặc thảm đệm để đảm bảo an toàn khi vận động viên rơi xuống và cho phép các đinh giày găm xuống một cách thoải mái. Vào lúc bắt đầu cuộc đua, mực nước phải ngang mức với bề mặt đường chạy, bên trong một đường gờ 2cm. Độ sâu của hố nước ở đoạn 30 cm gần với rào nhất phải là 70 cm. Từ đây đáy của hố nước phải dốc đều lêndddeens mặt đường chạy ở đầu xa của hố nước.

7. Mỗi vận động viên phải đi qua hoặc nhảy vượt qua hố nước và bất cứ ai bước sang phía này hoặc phía khác của hố hoặc đưa bàn chân hoặc chân khi vượt qua thấp hơn mặt phẳng

ngang của đỉnh thanh ngang rào của bất kỳ rào nào sẽ bị tước quyền thi đấu. Với điều kiện tuân thủ điều luật này, vận động viên có thể vượt qua rào bằng bất kỳ cách nào.

Điều 170 THI CHẠY TIẾP SỨC

1. Các vạch rộng 5cm được vẽ ngang qua đường đua để đánh dấu cự ly của các đoạn và để biểu thị vạch xuấi phát.

2. Mỗi khu vực trao tín gậy có chiều dài 20m và ở giữa khu vực trao này là vạch đánh dấu cự ly các đoạn. Các khu vực này phải bắt đầu và kết thúc ở mép gần với vạch xuất phát theo hướng chạy của 2 vạch phân chia khu vực.

3. Các vạch ở giữa khu vực trao tín gậy đầu tiên đối với nội dung thi 4x400m (hoặc các khu vực thứ 2 đối với môn thi 4x200m) cũng chính là các vạch xuất phát cho nội dung thi chạy 800m.

4. Các khu vực trao tín gậy dành cho lần trao thứ 2 và lần trao cuốicùng (4x400m) sẽ được giới hạn bởi những vạch cách 10m về phía bên này và bên kia vạch xuất phát / vạch đích.

5. Vạch hình vòng cung cắt ngang đường chạy tại nơi bắt đầu vào đường thẳng tiếp sau chỉ vị trí mà tại đó những người chạy ở chặng thứ 2 (4x400m) và những người chạy ở chặng thứ 3 (4x200m) được phép rời khỏi ô chạy riêng của mình, phải trùng với vạch hình vòng cung cho môn thi chạy 800m bhư đã được mô tả trong điều luật 163.5. 6. Các cuộc thi tiếp sức 4x100m và nếu có thể cả 4x200m sẽ phải chạy hoàn toàn theo ô chạy riêng.

Trong các cuộc thi tiếp sức 4x200m (nếu môn này không chạy hoàn toàn theo từng ô chạy riêng) và tiếp sức 4x400m, ở vòng chạy đầu tiên cũng như phần đường vòng đầu tiên của vòng chạy thứ hai để bắt vào đường thẳng sẽ phải chạy hoàn toàn theo ô chạy riêng.

Ghi chú : Trong thi tiếp sức 4x200m và 4x400m mà chỉ có từ 4 đội trở xuống thì nên bố trí cho các vận động viên chạy theo ô riêng của mình trong đường vòng đầu tiên của vòng chạy đầu.

7. Trong các cuộc thi 4x100m và 4x200m, các thành viên của đội, trừ người chạy đầu tiên, có thể bắt đầu chạy từ bên ngoài vùng trao gậy tiếp sức song tối đa không quá 10m (xem mục 2 ở trên). Dấu phân biệt phải được đánh trong mỗi ô chạy để chỉ rõ giới hạn kéo dài.

8. Trong thi chạy tiếp sức 4x400m, tại khu vực trao tín gậy đầu tiên các vận động viên vẫn phải ở trong các ô riêng của họ, người chạy thứ 2 không được phép bắt đầu chạy ở

ngoài vùng trao gậy của anh ta và phải xuất phát trong vùng trao gậy này. Tương tự người chạy thứ 3 và thứ 4 phải bắt đầu chạy từ phía trong của họ.

Người chạy thứ hai của mỗi đội có thể chạy tách ra khỏi ô chạy của mình ngay khi họ đã vượt qua vạch cho phép chạy vào đường chung sau đường vòng đầu tiên, vạch cho phép này sẽ được đánh dấu bằng một vạch hình vòng cung rộng 5cm ngang qua đường đua và hai đầu có cắm cờ với độ cao tối thiểu là 1,5m.

Ghi chú 1: Để giúp cho các vận động viên nhận rõ vạch cho phép chạy vào đường chung này, những vật mốc nhỏ hình nón hoặc hình lăng trụ (5cmx5cm) và không được cao quá 15cm, trùng màu với vạch cho phép chạy tạt vào này sẽ được đặt tại giao điểm của mỗi ô chạy và vạch cho phép từ ô chạy riêng vào đường chạy chung.

9. Những vận động viên ở chặng chạy thứ 3 và thứ 4 của cuộc thi chạy tiếp sức 4x400m, dưới sự hướng dẫn của trọng tài, phải đứng ở vị trí đợi của họ theo thứ tự (từ trong ra ngoài) giống như thứ tự của các thành viên tương ứng trong đội của họ khi hoàn thành 200m trong chặng đua của họ. Khi đồng đội chạy qua điểm này, các vận động viên đợi gậy phải duy thứ tự của họ và không được đổi vị trí tại chỗ bắt đầu của vùng trao tín gậy. Nếu có một vận động viên nào đó không tuân thủ đúng điều luật này thì cả đội của anh ta sẽ bị truất quyền thi đấu.

10. Trong các cuộc thi chạy tiếp sức khác khi không sử dụng ô chạy riêng, các vận động viên đợi tín gậy có thể đứng ở vị trí phía trong trên đường đua trong lúc đồng đội của mình đang chạy tới, miễn là họ không chen lấn hoặc cản trở các vận động viên đợi tín gậy khác.

11. Các dấu kiểm tra. Khi tất cả hoặc phần đầu tiên của cuộc thi tiếp sức đang chạy theo các ô riêng, một vận động viên có thể để một dấu kiểm tra trên đường, ở trong ô chạy riêng của anh ta bằng cách sử dụng băng dính có kích thước tối đa 5cmx40cm. Băng dính này phải có màu sắc dễ phân biệt để không bị lẫn với các vật đánh dấu cố định khác. Đối với đường đua rải than xỉ hoặc thảm cỏ,vận động viên có thể đánh dấu trong ô chạy riêng của mình bằng cách cào xước trên mặt đường chạy. Ngoài 1 trong 2 cách này không được phép sử dụng bất kỳ cách đánh đấu nào khác.

12. Gậy tiếp sức phải là một ống rỗng và nhẵn, có tiết diện ngang hình tròn, làm bằng gỗ, kim loại hoặc bất kỳ một vận liệu nào cứng khác. Độ dài của gậy tiếp sức không được quá 30cm và cũng không ngắn hơn 28cm. Chu vi của vòng gậy phải từ 12cm đến 13cm và trọng lượng của gậy không được dưới 50gam. Gậy phải có màu sao cho dễ nhận thấy trong lúc thi đấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Gậy tiếp sức phải được vận động viên cầm bằng tay vượt qua hết cự ly. Nếu bị rơi gậy,vận động viên đánh rơi phải tự mìnhnhặt lại. Nếu bị rơi gậy, vận động viên đánh rơi phải tự mình nhặt lại. Vận động viên này có thể rời khỏi ô chạy riêng của mình để nhặt gậy tiếp sức với điều kiện khi làm việc này, vận động viên không làm giảm bớt cự ly chạy mà mình phải vượt qua. Nếu thực hiện đúng quy định này và không có vận động viên nào khác bị cản trở thì việc đánh rơi gậy sẽ không bị coi là phạm quy.

14. Trong tất cả các cuộc thi chạy tiếp sức, gậy tiếp sức phải được chuyển giao trong khu vực trao gậy. Việc chuyển giao gậy được tính từ khi người nhận bắt đầu chạm vào gậy và kết thúc vào lúc gậy chỉ còn ở trong tay người nhận. Vận động viên không được phép đeo găng hoặc bôi các chất liệu lên 2 bàn tay mình để có thể bắt được gậy dễ dàng hơn. Bên trong vùng trao gậy tiếp sức chỉ có vị trí của gậy là có tính chất quyết định chứ không phải là vị trí của thân mình hay chân, tay của vận động viên. chuyển giao gậy tiếp sức bên ngoài khu vực trao gậy sẽ bị mất quyền thi đấu (phạm quy).

15. Các vận động viên trước khi nhận và cả sau khi đã chuyển giao được gậy tiếp sức phải tiếp tục di chuyển trong ô chạy haytrong khu vực trao gậy của mình cho tới khi các vận động viên đội khác đã chạy qua để tránh gây cản trởtới các vận động viên khác. Nếu bất kỳ vận động viên nào cố tình gây cản trở một thành viên của đội khác bằng cách chạy ra

ngoài vị trí hoặc ô chạy lúc kết thúc chặng của mình thì đội của người đó sẽ bị mất quyền thi đấu.

16. Việc hỗ trợ bằng cách đẩy lên hoặc bằng bất kỳ phương thức nào khác sẽ bị mất quyền thi đấu.

17. Khi một đội thi tiếp sức đã bước vào thi đấu, chỉ có 2 vận động viên ở ngoài có thể được dùng như những người dự bị (thay thế) trong thành phần của đội ở các vòng sau.

Việc thay người trong một đội thi chạy tiếp sức chỉ có thể được lấy từ danh sách các vận động viên đã được đăng ký trước cuộc thi dù là môn đó hay bất kỳ môn nào khác.

18. Thành phần của đội và trình tự chạy trong một cuộc thi chạy tiếp sức phải được tuyên bố chính thúckhông chậm hơn một giờ trước lúc gọi công khai lần thứ nhất để vào đợt chạy đầu tiên của mỗi vòng trong cuộc thi. Những thay đổi muộn hơn chỉ có thể được thực hiện vì những lý do về y tế (phải do một cán bộ y tế đã được Ban tổ chức bổ nhiệm xác nhận) cho tới trước lần gọi cuối cùng, để vào đợt chạy riêng biệt mà ở đó đội đang thi đấu. Khi một vận động viên đã xuất phát trong vòng trước đã được thay bằng một vận động viên dự bị thì vận động viên đó không thể trở lại đội (để thi các vòng sau).

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu Luật Điền kinh phần 2 (Trang 34 - 37)