1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN
2.4.5. Các nguyên nhân khác
Hành động của nhiều NĐT VN cũng góp phần tạo ra một môi trường cho phép sự
thiếu minh bạch tồn tại. Phần lớn các NĐT cá nhân thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, nhưng lại muốn kiếm tiền nhanh chóng, họ không quan tâm đến việc phân tích cẩn
thận tình hình kinh tế và tài chính của công ty. Thay vào đó, họ hành động theo tâm lý, theo xu hướng của đám đông, theo những tin đồn… Chính điều đó đã cho phép nhiều
công ty chuẩn bị BCTC và công bố thông tin thiếu sót.
Nhà đầu tư cá nhân, những cổ đông nhỏ lẻ thường không quan tâm đến việc tham gia Đại hội cổ đông, thêm vào đó họ có xu hướng tìm thông tin trên báo chí nhiều hơn là
những nguồn tin chính thức khác trước khi ra quyết định đầu tư, nơi mà thông tin có thể
không chính xác về nội dung và từ ngữ, hoặc bị sai lệch do để phục vụ cho lợi ích một tổ
chức hoặc một cá nhân nào đó.
Một số công ty chứng khoán, nhà môi giới chứng khoán vẫn còn lợi dụng những
kẽ hở của pháp luật để tự doanh trên tài khoản của khách hàng, tranh mua tranh bán với
khách hàng, sẵn sàng chèn lệnh khi cần thiết. Nhân viên một số công ty chứng khoán sẵn
sàng tiếp sức cho những tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi thao túng, làm giá trên thị trường
3. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Thị trường chứng khoán muốn hiệu quả thì giá chứng khoán phải biến động một
cách ngẫu nhiên, không bị chi phối bởi các chủ thể tham gia trên thị trường. Để làm được điều này, trước tiên thị trường phải hiệu quả về mặt thông tin, một trong vấn đề quan
trọng hàng đầu giúp thị trường hoạt động một cách trôi chảy và lành mạnh. Và vấn đề này thường được các nhà nghiên cứu xem xét thông qua mối quan hệ nhân quả giữa các
chỉ số chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu này rất có ý nghĩa, nếu kết
quả cho thấy thị trường không hiệu quả về mặt thông tin, những chủ thể tham gia có thể
lợi dụng nhữg thất bại của thị trường để đầu cơ sinh lợi. Và bản thân thị trường không thể
thực hiện tốt vai trò huy động vốn cho nền kinh tế.
Humpe (2005) dựa vào mô hình định giá chứng khoán Gordon để đi đến kêt luận
rằng giá chứng khoán phụ thuộc vào cổ tức nhận được trong hiện tại, tương lai và suất
chiết khấu. Mà các biến kinh tế vĩ mô tác động đến cổ tức hiện tại, tương lai và suất chiết
khấu nên sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán và chỉ số giá chứng khoán. Ta biết rằng
chứng khoán được định giá dựa trên cổ tức được chia hàng năm. Cổ tức phụ thuộc nhiều
vào thu nhập doanh nghiệp, và thu nhập doanh nghiệp chịu tác động nhiều của các yếu tố
kinh tế vĩ mô: cung tiền, tăng trưởng, lạm phát, lãi suất…Vì thế, giá chứng khoán sẽ phụ
thuộc nhiều vào các biến kinh tế vĩ mô.
Như một “hàn biểu thư” của nền kinh tế, khi nhìn vào sự tăng- giảm chỉ số giá cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán ta có thể rút ra những kết luận xác thực về mức độ suy thoái hay tăng trưởng của nền kinh tế. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển, giá cả chứng khoán tăng cao, nguồn cung chứng khoán cũng rất nhiều do các doanh nghiệp cần vốn
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng khi nền kinh tế suy thoái,
các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, gặp nhiều khó khăn về tài chính, lợi tức cổ
phiếu giảm đi và chứng khoán bị mất giá nghiêm trọng. Điều này là do mọi sự thay đổi
trong nền kinh tế.Vì sự nhạy cảm của mình, giá chứng khoán là một hình ảnh phản chiếu
thuộc tầm vĩ mô của một nền kinh tế. Đặc biệt, đây là chỉ số giá, đại diện cho toàn thị trường chứng khoán.
Tóm lại, thị trường hiệu quả về mặt thông tin là thị trường trong đó giá cả của các
chứng khoán đã phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả các thông tin sẵn có trên thị trường.
Trong một thị trường hiệu quả, tại bất kỳ thời điểm nào, giá thị trường của một chứng
khoán sẽ là một ước lượng có ý nghĩa cho giá trị thực của chứng khoán đó. Theo
UBCKNN, muốn hiệu quả về mặt thông tin thì thị trường phải tạo tính thanh khoản cao
cho các loại chứng khoán giao dịch.
Để xem xét một thị trường chứng khoán là hiệu quả về mặt thông tin hay không, chúng tôi sử dụng kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra có tồn tại mối quan hệ nhân
quả giữa các biến kinh tế vĩ mô với biến chỉ số giá chứng khoán.