Giai đoạn trước khi Luật chứng khoán ra đời

Một phần của tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM pptx (Trang 29 - 31)

1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN

2.2.1. Giai đoạn trước khi Luật chứng khoán ra đời

Nghị định 144/2004/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong

giai đoạn này Nghị định 144 là văn bản pháp lý cao nhất của TTCKVN. Nội

dung của Nghị định về công bố thông tin tập trung vào việc quy định những

nội dung, cách thức, thời gian công bố thông tin của các tổ chức phát hành, các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và TTGDCK, SGDCK.

Nghị định 161/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định này thay thế Nghị định 22/2000/NĐ-CP và đưa ra những chế tài đối với các hành vi vi phạm trên

TTCK và có một phần liên quan đến việc vi phạm chế độ báo cáo, công bố

thông tin.

Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK về việc ban hành quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán. Nội dung của quyết định này cũng đưa ra những quy định về việc công bố thông tin định kỳ, bất thường,

thông tin theo yêu cầu của công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ.

Thông tư 57/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 hướng dẫn về việc công bố thông

tin trên thị trường chứng khoán.Đây là thông tư của Bộ tài chính ban hành ra

để hướng dẫn việc thực hiện công bố thông tin theo Nghị định 144/NĐ-CP của

Chính phủ. Theo đó, Thông tư nêu rõ những nội dung, cách thực công bố thông

tin cho các công ty niêm yết, các CTCK, công ty quản lý quỹ, TTGDCK,

SGDCK.

Như vậy, trong giai đoạn này TTCK VN đã trải qua được 5 năm, song hệ thống văn bản pháp luật về công bố thông tin nói riêng và chứng khoán nói chung còn rất nhiều

hạn chế, chưa đầy đủ và đồng bộ. Về vấn đề giám sát và xử lý vi phạm, các văn bản pháp

lý lúc này chưa bao hàm hết các hành vi vi phạm và chưa xác định rõ nguyên tắc xử phạt

cũng như thẩm quyền xử phạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng

khoán. Hạn chế này có ảnh hưởng đến sự công khai, minh bạch của khuôn khổ pháp lý trên phương diện quản lý nhà nước cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Trong điều

kiện kinh tế phát triển cao, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển lớn, đòi hỏi phải phát triển

thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu phát triển quy mô thị trường chứng khoán đồng thời tạo ra khuôn khổ

pháp luật nhằm quản lý thị trường hoạt động có hiệu quả và lành mạnh, đáp ứng với điều

kiện hội nhập đòi hỏi cần phải hoàn chỉnh thể chế về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó quan trọng nhất là ban hành Luật Chứng khoán. Từ thực trạng hoạt động

của thị trường chứng khoán Việt Nam nói trên, có thể thấy rằng việc ban hành Luật

Một phần của tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM pptx (Trang 29 - 31)