Nguồn trả nợ, kế hoạch trả nợ:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (Trang 70 - 75)

C) Phân tích dự án:

c. Nguồn trả nợ, kế hoạch trả nợ:

Nguồn trả nợ hàng năm: được lấy từ 55% thu nhập sau thuế bình quân và khấu hao cơ bản của dự án để trả nợ.

Dự kiến kế hoạch trả nợ:

– Thời gian cho vay: 03 năm, trong thời gian đó có cả thời gian xây

dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị khoảng 03 tháng. Dự kiến bắt đầu từ 08/2005.

– Thời gian trả nợ: 33 tháng.

– Số kỳ trả nợ: 12 kỳ, mỗi kỳ 3 tháng, trả cuối kỳ.(dự kiến bắt đầu trả nợ từ tháng 11/2005)

– Nợ gốc cần trả mỗi kỳ: 182.000.000đ, kỳ cuối 186.000.000đ.

– Lãi suất vay trung hạn: 0.96%/tháng.

– Trả lãi vay: lãi trả hàng tháng trong suốt thời gian vay.

D) Rủi ro tiềm ẩn: Đây là dự án đầu tư chuyên sâu, phục vụ trong lĩnh vực

xây dựng cơ bản, hạ tầng cơ sở…Vì vậy rủi ro tiềm ẩn của dự án xảy ra khi: nhu cầu đầu tư của lĩnh vực này bị co hẹp.

2.3.2.3. Kết luận và đề xuất của Phòng Tín dụng 4 sau khi thẩm định.

– Qua xem xét sự cần thiết, hiệu quả của dự án và tình hình tài chính của Công ty Chi phí Đầu tư xây dựng HUD1, Phòng tín dụng số 4 đánh giá dự án đầu tư Dự án Dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép đúc

sẵn là có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu trước mắt của dự án trước mắt là

Dự án cấp thoát nước và VSMT Hải Phòng và các dự án trong Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, các công trình công ty thi công khác. Sau đó là

đáp ứng nhu cầu của thị trường, đặc biệt là nhu cầu của thị trường phía Bắc. Do vậy, phòng tín dụng 4 kính trình Ông Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội duyệt cho công ty CP Đầu tư xây dựng HUD1 vay vốn đầu tư thiết bị cho Dự án Dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép đúc sẵn

– Hình thức bảo đảm tiền vay: * Bên vay cam kết:

+ Thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.

+ Vốn tự có tham gia vào dự án.

+ Thế chấp trụ sở làm việc tại số 168 đường Giải Phóng – Thanh

Xuân – Hà Nội nằm trên diện tích 628 m2 đất.

+ Thế chấp 100% số dư trên tài khoản của đơn vị tại Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Hà Nội và các tổ chức tín dụng khác.

+ Thế chấp 100% các khoản phải thu theo hợp đồng kinh tế.

+ Đảm bảo bằng toàn bộ doanh thu từ các nguồn hợp pháp khác của

doanh nghiệp chuyển về tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

+ Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác theo yêu cầu của ngân hàng, nếu bên sử dụng vốn vay không đúng mục đích theo đề nghị vay vốn của đơn vị và hợp đồng này. Cam kết trả nợ trước thời hạn nếu không thực hiện được biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng.

2.3.3. Quá trình quả lý rủi ro dự án sau khi cho vay.

2.3.3.1. Tài sản đảm bảo.

Dự án đã thực hiện đúng cam kết thế chấp các tài sản làm tài sản đảm bảo theo hợp đồng và thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của Nhà nước.

Ngày 24/5/2006, bên vay đã bổ sung tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay cho Ngân hàng.

Giá trị tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay tính đến thời điểm 31/03/2006 được xác định là 1.997.134.485đ.

2.3.3.2. Kiểm tra thực tế khách hàng.

Cán bộ tín dụng thực hiện định kỳ kiểm tra thực tế dự án cứ 6 tháng một lần. Kết quả kiểm tra đều được ghi nhận bằng biên bản và lưu giữ trong hồ sơ dự án một cách cẩn thận.

Dưới đây là nội dung kiểm tra mà Cán bộ tín dụng ghi nhận lại vào ngày 25/07/2006:

 Tình hình sản xuất kinh doanh:

– Sản lượng thực hiện: 151 triệu đồng.

– Tổng doanh thu: 100 triệu đồng.

– Thực tế lãi: 1,6 tỷ đồng.

– Các khoản phải thu: 19 tỷ đồng

– Các khoản phải trả: 187 triệu đồng.

 Tình hình thực hiện dự án:

Tên thiết bị đầu tư: Dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép đúc sẵn gồm:

– 02 dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép đúc sẵn công

suất 16.500m/năm.

– Trạm trộn bê tông thương phẩm 20m3/giờ.

– Máy xúc gầu lật 3m3.

Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án: Không gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

 Kiểm tra thực trạng nợ vay, dư nợ còn tới kỳ kiểm tra.

– Thực trạng tài sản: Dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép

nhận. Sau khi kiểm tra, ngân hàng xác nhận dây chuyền sản xuất trên phù hợp với hồ sơ dự án.

– Toàn bộ tài sản được công ty hạch toán tăng tài sản vào thời điểm

31/12/2005.

– Dư nợ tại thời điểm hiện tại là 1.241 triệu đồng.

 Đánh giá và kiến nghị của cán bộ kiểm tra.

Dây truyền sản xuất ống cống bê tông hiện đang hoạt động hết công suất, sản phẩm sản xuất ra phục vụ cho công trình.

2.3.3.3. Theo dõi việc sử dụng vốn vay.

Việc sử dụng vốn vay của dự án được thực hiện cẩn thận sát sao. Mỗi khi dự án muôn rút vốn vay đều phải giải trình vốn vay đó được dùng để mua thiết bị nào, có nằm trong danh mục các thiết bị xin được vay vốn trong hợp đồng tín dụng không? Việc mua bán các thiết bị này đều phải có hóa đơn bán hàng trình Ngân hàng. Công ty không được trực tiếp rút tiền mặt để thanh toán các hóa đơn mà phải thanh toán qua tài khoản tại Ngân hàng. Các biện pháp trên nhằm đảm bảo cho dự án sử dụng vốn vay đúng mục đích.

2.3.3.4. Tình hình dự án đến thời điểm hiện tại.

Theo đúng hợp đồng thì đến ngày 24/08/2008 dự án mới phải hoàn trả toàn bộ cả gốc và lãi vay cho Ngân hàng. Nhưng do dự án làm ăn hiệu quả, nên hiện tại dự án đã thanh toán toàn bộ hợp đồng với ngân hàng, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay.

2.3.4. Nhận xét về việc quản lý rủi ro dự án xây dựng công trình.

Qua việc xem xét công tác quản lý rủi ro dự án xây dựng công trình trên của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Ngay từ đầu trong quá trình thẩm định hồ sơ dự án, Cán bộ tín dụng đã thẩm định rất kỹ lướng, chi tiết và đầy đủ các khía cạnh của dự án cũng như

của chủ đầu tư. Kết quả thẩm định chính xác, phản ánh đúng tiềm năng của dự án.

Trong quá trình cho vay vốn, ngân hàng đã luôn theo dõi chặt chẽ việc sử dụng vốn vay và tình hình hoạt động của dự án cũng như tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay của dự án.

Các quy trình nghiệp vụ thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, đối với dự án này chưa thể hiện được vai trò hỗ trợ dự án của ngân hàng. Có lẽ một phần bởi đây là một dự án khả thi, có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án nên dự án không gặp khó khăn hay vướng mắc gì cần đến sự giúp đỡ của ngân hàng.

Hiệu quả của việc quản lý rủi ro đối với dự án trên thể hiện thông qua việc dự án đã hoạt động thực sự có hiệu quả và đã hoàn trả vốn vay trước hạn.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Hà Nội.2.4.1. Những kết quả đạt được. 2.4.1. Những kết quả đạt được.

Từng biện pháp thực hiện tại Chi nhánh để hạn chế rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư mà Chi nhánh cho vay đã phần nào phát huy được kết quả. Các báo cáo đánh giá dự án, thẩm định xét duyệt vay vốn được triển khai hoàn thành, các dự án được đưa vào khuôn khổ đánh giá rủi ro định kỳ và xếp loại, đồng thời chú trọng thường xuyên kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn, hỗ trợ khách hàng các biện pháp thu hồi khoản phải thu để thu nợ cho Chi nhánh. Với những biện pháp triển khai thực hiện như vậy, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đạt được kết quả đáng kể trong việc hạn chế rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư cũng như đối với ngân hàng. Cụ thể là:

Một là, Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định số

xếp loại dựa trên các chỉ tiêu định tính cả về tài chính và phi tài chính, qua đó, chất lượng các dự án được đánh giá một cách xác thực hơn, phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng đúng thực chất hơn.

Bảng 3: Phân loại nợ các dự án dầu tư qua các năm.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Nợ đủ tiêu chuẩn 60,01% 62,12% 65,03%

Nợ cần chú ý 30,26% 28,87% 27,65%

Nợ dưới tiêu chuẩn 7,05% 7,11% 6,21%

Nợ nghi ngờ 1,35% 0,90% 0,60%

Nợ có khả năng mất vốn 1,33% 1,00% 0,51%

Tổng 100,00% 100,00% 100,00%

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của Ngân hàng 3 năm gần đây luôn cao và đều tăng tỷ trọng. Các dự án được xếp vào nhóm nợ có dấu hiệu rủi ro (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) có xu hướng giảm dần và luôn dưới 10% (Năm 2007 là 7,23%).

Hai là, việc thực hiện kiểm soát chặt chẽ các dự án vay vốn nên đã hạn

chế nợ xấu mới phát sinh. Do vậy, các dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng đều thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong hợp đồng tín dụng ban đầu, rút vốn vay đúng thời hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Hồ sơ vay vốn và các hợp đồng kinh tế của dự án đều đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Các Cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp tại cơ sở, nhờ vậy mà khả năng nắm bắt tình hình doanh nghiệp được chính xác hơn.

Ba là, trong những năm gần đây, ngân hàng đã nỗ lực thực hiện xử lý

nợ xấu bằng biện pháp tích cực trong công tác quản lý tín dụng đã góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của các dự án đầu tư giảm xuống nhiều. Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong những năm gần đây liên tục giảm.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w