II. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lự c:
Sự thành công hay thất bại trong mọi hoạt động phụ thuộc nhiều vào yếu tố này. Quản lý và đảm bảo nguồn nhân lực tốt sẽ đảm bảo được sự thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh tạo nên hiệu quả cho hoạt động kinh doanh Do đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức cần thiết
Dưới đây là một số phương thức có thể tiến hành nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ Thứ nhất là chính sách thu hút nhân tài
Để sử dụng có hiệu quả và duy trì nguồn nhân lực, các nhà quản trị đều biết rằng cần phải xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách hướng đến
động viên, khích lệ cán bộ công nhân viên làm việc hiệu quả, duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. Cụ thể là thiết lập và áp dụng các chính sách phù hợp về lương bổng, bổ nhiệm khen thưởng, điều kiện làm việc…Tuy nhiên trước bối cảnh hiện nay, lãnh đạo công ty cũng cần quan tâm làm thế nào để có thể giữ được nhân viên giỏi, ồn định nguồn nhân lực trước sức hút ngày càng mãnh mẽ từ bên ngoài thị trường. Để làm được điều này thì công ty cần thay thế công tác quản lý, điều hành của nhà quản lý dựa trên phương thức giám sát và chỉ huy nghiêm ngặt bằng một phương thức có khả năng kích thích sự sáng tạo tính t ự chủ. Để giữ nhân viên giỏi, về lâu dài xét trên mặt bằng chung thì công ty phải thường có mức lương cao hơn mức lương trung bình của thị trường cùng lĩnh vực kinh doanh
+ Thứ 2 là nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng
Vấn đề cần quan tâm là lựa chọn được đúng đối tượng và số lượng phù hợp cho vị trí cần tuyển dụng. Trong việc nâng cao chất lượng tuyển dụng công ty cũng cần quan tâm đến việc tuyển dụng các kỹ sư có chuyên môn nghiệp vụ, đóng vai trò chủ chốt trong việc sản xuất cũng như thi công sơn cho các công trình sơn. Có như thế thì mới tránh được những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra
Công ty cần hoạch định, dự báo nhu cầu nhân lực một cách bài bản và khoa học trên cơ sở đánh giá toàn diện tình trạng nguồn nhân lực của mình. Công ty có thể sử dụng phương pháp định lượng, định tính khác nhau để có thể dự báo nhu cầu nhân sự cho công ty như phương pháp phân tích xu hướng, phân tích tương quan, phương pháp qui hồi …
+ Thứ 3 là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Việc đào tạo, giáo dục toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên là nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Đây là yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của công ty. Chất lượng nhân viên trở thành một
lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của công ty. Do vậy lãnh đạo cần chú trọng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Có thể thấy hình thức đào tạo mà các công ty đang áp dụng phổ biến hiện nay là đào tạo tại chỗ qua sự hướng dẫn, kèm cặp và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên. Do tốc độ đổi mới tri thức ngày càng nhanh để đáp ứng và theo kịp hoàn toàn với nhu cầu và sự thay đổi của nghề nghiệp thì công việc đào tạo và phát triển cho lao động trong công ty l ại càng phải được chú trọng. Nhìn chung vấn đề áp dụng phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong những điểm mấu chốt của cải cách quản lý để đáp ứng với những yêu cầu cạnh tranh trong giai đoạn mới mà chắc chắn sẽ có nhiều sự thay đổi căn bản theo hướng ngày càng gay gắt và khốc liệt
4. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và phát
triển thị trường
Với mục tiêu đề ra thì công tác này phải đảm bảo đem lại những thông tin chính xác kịp thời về sự phát triển thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, xem xét những triển vọng, đánh giá về những nhà phân phối, các bạn hàng lớn và đối thủ cạnh tranh Do vậy công ty cần thiết lập ra một bộ phận Marketing chuyên trách công tác nghiên cứu và phân tích dự báo thị trường. Các nỗ lực Marketing sẽ giúp công ty mở rộng thị trường, xâm nhập vào các thị trường mới tiềm năng chưa được khai thác. Vì vậy công ty cần có sơ đồ tổ chức phòng marketing như sau:
Sơ đồ 03: Tổ chức phòng Marketing
Trong kinh doanh việc tìm kiếm thị trường là một công việc hết sức khó khăn. Nhất là khi tìm được thị trường mới mà vẫn đồng thời giữ vững và mở rộng được thị trường cũ đã chiếm lĩnh thì cần phải nghiên cứu kỹ và xác định rõ những thông tin về thị trường đó. Đây là một công việc hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư một cách nghiêm túc.
Để làm được điều này thì trước hết công tác nghiên cứu và phát triển thị trường phải đảm bảo được phản ánh thường xuyên thông tin về thị trường, khách hàng và bạn hàng? Sự tăng lên trong doanh số bán hàng của đối thủ cạnh tranh trong những năm gần đây? Những thông tin về tâm lý người tiêu dùng, sở thích của khách hàng… Trưởng phòng Phó phòng Nhân viên nghiên cứu thị trường Nhân viên thu thập thông tin Nhân viên xử lý thông tin Nhân viên quảng cáo
Trong hoạt động công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường cần được coi là hoạt động ưu tiên trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường không thể chỉ được coi là công việc của ban lãnh đạo hay các bộ phận chuyên trách khác. Do không xác định được đúng đắn vai trò của công tác này nên công ty đã rất bị động trước những thay đổi của thị trường và từ phía nhà cung cấp dẫn tới là giảm sút hiệu quả kinh doanh
Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả thì hoạt động nghiên cứu thị trường đặc biệt là quan trọng. Công ty có thể tiến hành quy trình nghiên cứu theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 04: Quá trình nghiên cứu Marketing
Thông qua quá trình nghiên cứu khảo sát thị trường, phòng Marketing của công ty cần trả lời chính xác câu hỏi
+ Đâu là thị trường trọng điểm của công ty, khách hàng chủ yếu của công ty là ai, sức tiêu thụ là bao nhiêu. Đối thủ cạnh tranh của công ty là ai, công ty có những điểm mạnh, điểm yếu nào
+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên từng đoạn thị trường + Công ty cần phải giải quyết những vấn để gì và có thể sử dụng biện pháp gì để tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm
Khi cần nghiên cứu một đoạn thị trường nào đó công ty có thể cử cán bộ trực tiếp sang thị trường đó để tìm hiểu thông tin một cách chính xác đặc biệt là những đoạn thị trường ở xa công ty. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình sang các nước khác, Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu Xây dựng kế hoạch nghiên cứu Thu thập thông tin Phân tích thông tin thu thập Thu thập thông tin
quan hệ với các tổ chức nước ngoài để khuyến khích hoạt động kinh doanh của công ty