Đánh giá NLCT của công ty cổ phần liên doanh GALATEX Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần liên doanh GALATEX Việt Nam (Trang 47 - 52)

Việt Nam

1. Điểm mạnh:

- Năng lực sản xuất tương đối lớn

- Chất lượng sản phẩm cao ra đời phù hợp với vùng khí hậu ẩm uớt và đặc thù với khí hậu Việt Nam

- Công ty có mạng lưới phân phối khá rộng, cứng sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh

- Tình hình tài chính của công ty có dấu hiệu tích cực

- Công ty chưa có phòng marketing, hoạt động nghiên cứu thị trường không được diễn ra một cách thường xuyên, các hoạt động đó chưa được chú trọng mà chỉ do phòng kinh doanh đảm nhận nhưng chủ yếu là làm công tác bán hàng

- Hoạt động quảng cáo chưa được chú trọng, phần nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty

- Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm có tính năng vượt trội chưa được chú trọng, sản phẩm có mẫu mã chủng loại kém ưu thế trong cạnh tranh

- Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu chưa hiệu quả. Chi phí nguyên vật liệu của công ty tương đối lớn do sản phẩm phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu nhập khẩu

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định, lưu động còn ở mức thấp

- Các chính sách lương thưởng chưa thực sự thu hút khuyến khích được lao động có trình độ cao

- Hệ thống phân phối của công ty còn mang tính trọng điểm thể hiện qua việc các đại lý cấp 1 của công ty thiết lập có sự chọn lọc, các đại lý phân bố chủ yếu là các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, chưa xuất hiện ở khu vực miền Nam và khu vực ngoài nước. Các đại lý còn mang tính nhỏ lẻ hiệu quả kinh doanh thấp. Điều này là một vấn đề hết sức đáng lo ngại cho công ty trong việc giới thiệu hình ảnh của mình tới rộng rãi người tiêu dùng. Hơn nữa trong khi xu thế quốc tế hoá hội nhập đang diễn ra sôi động trong các doanh nghiệp thì điều này nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty không cao, không đáp ứng với nhu cầu công việc, thiếu trình độ chuyên môn. Phần lớn số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tốt nghiệp ở các trường trung

cấp và cao đẳng chỉ có một tỷ lệ ít là tốt nghiệp đại học. Điều này hạn chế rất nhiều quá trình kinh doanh của công ty

3. Nguyên nhân:

3.1. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế thị trường cùng xu thế hội nhập quốc tế đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt cho mọi ngành và cho mọi lĩnh vực. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay khi mà Việt Nam phải chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì sự gay gắt đó lại càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Việt Nam đang trong quá trình CNH - HĐH, nền kinh tế đổi mới và phát triển nhanh chóng đời sống cao hơn rất nhiều so với trước, cùng với nó là nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở sản phẩm có chất lượng dịch vụ hoàn hảo mà còn phải đòi hỏi là đẹp và bắt mắt. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều hãng sơn nước ngoài nhập khẩu. Tâm lý của không ít khách hàng có xu hướng sính hàng ngoại. Đây thực sự là rào cản đối với công ty trong việc gia nhập vào thị trường hàng hoá nước ngoài

Nguyên vật liệu chủ yếu của các công ty phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong những năm gần đây tình hình giá cả chung có nhiều biến động dẫn đến gia tăng nhiều khoản chi phí đầu vào và thời gian. Điều này nó làm tăng giá cả sản phẩm Đây cũng là một trong nhũng yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Sở dĩ còn nhiều vấn đề tồn tại như thế là do nguyên nhân chủ yếu sau đây Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa thực hiện tốt. Chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo kinh nghiệm và theo cảm tính là chủ yếu, trong thực tế phản ứng chậm hơn so với yêu cầu của thị trường Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm thích đáng, chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể. Bộ phận nghiên cứu thị trường đôi cho kết quả còn thiếu tính chính xác không theo kịp với sự thay đổi của thị trường, trong khi đó kết quả tiêu thụ lại phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu này. Vì vậy mà còn hạn chế trong khâu tiêu thụ sản phẩm

Mặc dù công ty đã cố gắng khai thác thị trường mở rộng các đại lý phân phối cấp 1 ra các tỉnh nhưng chỉ là tập trung ỏ những tỉnh đông dân cư, mật độ phân bố các đại lý đó là không đều. Nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân phối của công ty còn hạn chế. Công ty không xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước ngoài

Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) hầu như rất hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có điều kiện để nâng cao chất lượng mặt hàng sơn, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh.

.Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản của công ty. Vấn đề về bảo hộ thương hiệu cũng chưa được quan tâm.

Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành còn yếu,. Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của công ty còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới,

.Năng suất lao động còn thấp, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp và cơ cấu lao động chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Do đó, trong quá trình hội nhập và lại nhất là khi nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng như hiện nay thì công ty cần cải thiện nhiều hơn nữa những mặt hạn chế trên. Có như vậy, sức cạnh tranh mới được nâng cao, đáp ứng đòi hỏi và yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NLCT CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN LIÊN DOANH GALATEX VIỆT NAM TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH GALATEX VIỆT NAM I. Mục tiêu định hướng của công ty trong những giai đoạn tiếp theo 1. Định hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần liên doanh GALATEX Việt Nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w