Giải pháp từ các doanh nghiệp, làng nghề

Một phần của tài liệu định hướng phát triển & các biện pháp thúc đẩy TTSP & tăng doanh thu tiêu thụ tại Cty Vật tư –Vận tải – Xi măng (Trang 32 - 35)

Các doanh nghiệp và các làng nghề là những nơi trực tiếp tham gia sản xuất các mặt hàng TCMN, vì vậy các giải pháp từ các doanh nghiệp, làng nghề có tác động to lớn tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Căn cứ vào những nhược điểm còn tồn tại đối với hàng TCMN của Việt Nam có thể chia ra các nhóm giải pháp:

Một là, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm:

 Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào theo đúng quy trình kiểm tra chất lượng.

 Tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất để đảm bảo tính đồng nhất và ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục những sản phẩm có khuyết điểm, hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng, xây dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình.

 Tổ chức những lớp đào tạo kiến thức tay nghề cho người lao động đồng thời có những chính sách khuyến khích họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các khâu sản xuất.

Hai là, nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm:

 Thành lập các phòng ban nghiên cứu, thiết kế các mẫu mã riêng cho doanh nghiệp và có những chế độ ưu đãi để khuyến khích việc sáng tạo kiểu dáng độc đáo.

 Nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh nhạy, chính xác thông qua các tổ chức chính phủ, hiệp hội và thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát sang thị trường Nhật Bản.

 Thuê các chuyên gia Nhật Bản để có những thiết kế chuyên nghiệp, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản.

Ba là, nhóm giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về giá:

 Đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại; bố trí lại sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm để tăng năng suất lao động, để giảm giá thành sản phẩm, và đảm bảo tiến độ giao hàng.

 Khai thác nguồn nguyên liệu có sẵn một cách hợp lý đồng thời chú trọng khôi phục nguồn nguyên liệu để hạn chế nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, góp phần giảm giá thành sản phẩm.

 Các doanh nghiệp, làng nghề liên kết với nhau chuyên môn hóa sản xuất nâng cao năng suất lao động, sản xuất với khối lượng lớn.

Bốn là, nhóm giải pháp nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm:

 Mỗi doanh nghiệp tạo thương hiệu riêng cho mình bằng cách thiết kế những logo vừa hấp dẫn vừa phù hợp với những quan niệm của văn hóa Nhật, quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và tham gia các hội chợ liên kết với Nhật Bản.

 Hoàn tất những thủ tục về sở hữu trí tuệ và bản quyền.

 Quan tâm hơn đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Để thực hiện các giải pháp nêu trên một cách hiệu quả, nhà nước, hiệp hội và các doanh nghiệp cần phải xây dựng những chiến lược, kế hoạch phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu đạt được những mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển & các biện pháp thúc đẩy TTSP & tăng doanh thu tiêu thụ tại Cty Vật tư –Vận tải – Xi măng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w