II. Xác định yêu cầu
6. Tạo bản mẫu Giao diện người dùng
Bây giờ ta cần phác thảo các giao diện người dùng để giúp cho người thực hiện các ca sử dụng một cách hiệu quả. Với mỗi ca sử dụng, ta cố gắng để nhận biết xem cái gì là cần đối với các giao diện người dùng để tạo ra khả năng cho mỗi tác nhân dùng các ca sử dụng. Công việc này gọi là thiết kế giao diện người dùng logic. Sau đó ta tạo thiết kế giao diện người dùng thực và phát triển các bản mẫu để minh họa cách thức mà các người dùng có thể dùng hệ thống để thực hiện các ca sử dụng
6.1. Tạo một thiết kế Giao diện người dùng Logic
Khi các tác nhân tương tác với hệ thống, tác nhân sẽ dùng và thao tác qua yếu tố giao diện người dùng thể hiện cho các thuộc tính của các ca sử dụng. Ta sẽ xác định và đặc tả các yếu tố này cho một tác nhân tại một thời điểm xác định bằng cách duyệt qua mọi ca sử dụng mà tác nhân có thể truy nhập và xác định các yếu tố giao diện người dùng tương ứng cho mỗi ca sử dụng
Để nhận được các yếu tố giao diện cho mỗi tác nhân cần xác định:
§ Yếu tố nào của giao diện người dùng cần có để dùng được các ca sử dụng?
§ Các yêu tố này sẽ quan hệ với nhau như thế nào?
§ Chúng sẽ được sử dụng như thế nào trong các ca sử dụng khác nhau? § Dáng dấp của chúng là ra sao?
Để xác định những yếu tố giao diện – người dùng nào là cần có trong mỗi ca sử dụng, chúng ta có thể trả lời các câu hỏi sau:
§ Cái nào trong số các lớp lĩnh vực, các thực thể nghiệp vụ, hoặc các đơn vị công việc là thích hợp để làm các yếu tố giao diện – người dùng cho ca sử dụng này?
§ Những yếu tố giao diện – người dùng nào mà tác nhân phải làm việc với chúng
§ Những hành động nào mà tác nhân có thể gọi đến và những quyết định nào mà tác nhân có thể tạo ra?
§ Hướng dẫn nào và thông tin nào mà tác nhân cần có trước khi gọi đến mỗi hành động trong ca sử dụng
§ Thông tin gì mà tác nhân cần cung cấp cho hệ thống? § Thông tin gì mà hệ thống cần cung cấp cho tác nhận?
§ Các giá trị trung bình đối với mọi tham số đầu vào/ đầu ra là gì?
6.2. Tạo một thiết kế giao diện người dùng thực và làm bản mẫu
Trước tiên, ta chuẩn bị các phác thảo thô của chùm các yếu tố giao diện - người dùng hình thành các giao diện người dùng có ích cho các tác nhân. Sau đó bổ sung các yếu tố cần thiết để tổ hợp hàng yếu tố của giao diện – người dùng thành các giao diện người dùng đầy đủ. Các yếu tố bổ sung này có thể bao gồm các bộ chứa(container) các yếu tố giao diện – người dùng, các cửa sổ, các công cụ và các điều khiển
Ta chuẩn bị xây dựng các bản mẫu có khả năng thi hành các chùm các yếu tố giao diện – người dùng quan trọng nhất. Các bản mẫu này có thể được xây dựng bằng một công cụ lập bản mẫu nhanh nào đó
Cuối cùng cần phải thẩm định giao diện người dùng thông qua các lần xét duyệt các bản mẫu, các phác thảo và thực hiện càng sớm càng tốt để có thể tránh được những sai sót