Tổ chức và quản lý công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết kế và tạo dáng công nghiệp Việt Nam (Trang 63 - 74)

1. 3.7.2.Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo nói chung:

2.2.7.Tổ chức và quản lý công tác đào tạo

Công tác này được công ty quy định rõ trong trách nhiệm của các phòng trong công ty. Đặc biệt đối với Phòng Hành chính của Công ty có những trách nhiệm sau:

Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí đào tạo; dự kiến phân bổ chỉ tiêu đào tạo. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các kế hoạch đã được phê duyệt.

Tập hợp các đề nghị của các đơn vị, đề xuất trình lãnh đạo Công ty duyệt các đối tượng thuộc diện đào tạo hàng năm. Thực hiện các thủ tục cử cán bộ, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường trong và ngoài Công ty.

Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng định kỳ tháng, quý, năm với lãnh đạo Công ty quy định .

Phối hợp cùng các phòng để thực hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ luật và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị.

Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên kiêm chức về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, giảng dạy tay nghề tại Công ty, đơn vị.

Tập hợp đề xuất báo cáo Giám đốc Công ty xem xét quyết định thu tiền bồi dưỡng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công nhân viên bỏ việc, chuyển khỏi Công ty vì lý do cá nhân krhi chưa đủ thời gian phục vụ trong Công ty quy định.

2.2.8 Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Các căn cứ đánh giá.

- Đối với cán bộ công nhân viên được cử đi học tại các trường chính quy thì Công ty căn cứ vào bảng điểm kết quả đào tạo sau khóa học của họ để đánh giá trình độ năng lực của họ.

- Đối với công nhân được đào tạo theo kiểu kèm cặp tại Công ty thì Công ty đánh giá kết quả đào tạo thông qua việc thi sát hạch cả về lý thuyết, thực hành và tác phong công nghiệp sau mỗi khóa học.

Qua đây ta thấy việc đánh giá hiệu quả đào tạo của Công ty được thực hiện khá tốt.

- Ngoài ra việc đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn được thực hiện thông qua phiếu đánh giá hiệu quả đào tạo:

Bảng câu hỏi đánh giá kết quả đào tạo và tìm hiểu nhu cầu đào tạo.

Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên Công ty, xin đồng chí vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây:

Đồng chí hãy đánh dấu (x) vào trong ô vuông ( ) mà đồng chí cho rằng nội dung bên cạnh ô đó là đúng với quan điểm của đồng chí. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí.

I. Xin đồng chí cho biết một số thông tin cá nhân:

- Chức danh công việc: - Giới tính: - Ngành ngề được đào tạo: - Tuổi: - Trình độ chuyên môn - Thâm niên - Ngoại ngữ

II. Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo: Câu 1: Tên khoá học:

Thời gian học: Địa điểm:

Câu 2: Theo đồng chí khoá học vừa qua đối với đồng chí là:

Rất cần thiết không cần thiết

cần thiết

Câu 3: Theo đồng chí khoá học vừa qua là bổ ích đối với đồng chí

tương đối bổ ích không bổ ích

Câu 4: Khoá học vừa qua là phù hợp với công việc đang làm của đồng chí ?

Rất phù hợp ít phù hợp

tương đối phù hợp Không phù hợp

Câu 5: Theo đồng chí khoá học có phù hợp với khối lượng kiến thức được truyền đạt không?

thời gian quá nhiều thời gian phù hợp thời gian quá ít

Câu 6: Thời gian khoá học có thuận tiện cho công việc học tập của đồng chí không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rất thuận tiện ít thuận tiện

tương đối thuận tiện Không thuận tiện Câu 7: Chế độ của đồng chí khi đang đi học:

học phí và các chi phí học tập khác khi đi học do Công ty trả. học phí do Công ty trả, các chi phí khác do đồng chí trả. học phí và các chi phí khác do đồng chí trả.

Khác (xin cho biết cụ thể).

Câu 8: Đồng chí tham gia khoá học vừa qua là do:

Công ty cử đi nhu cầu cá nhân cả hai lý do Câu 9: Điều kiện cơ sở vật chất cho đào tạo, theo đồng chí là:

Rất tốt bình thường

tốt còn thiếu

2.2 KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY 2008-2010

Hiệu quả cụ thể của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

2.3.1. Số lượng đào tạo:

Bảng 2.6 Hiệu quả đào tạo nhân lực của công ty trong 3 năm gần đây

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Số lượng người được đào tạo Người 55 70 85

2. Tỷ lệ đạt yêu cầu % 100 100 100

3. Tỷ lệ khá giỏi % 45,2 57,4 70,5

4. Tổng chi phí cho đào tạo Trđ 107.5 132 178 5. Chi phí đào tạo bình quân/người Trđ 1,954 1,885 2.094

( Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Công ty TNHH 1Thành viên thiết kế và tạo dáng công nghiệp Việt Nam )

Nhìn vào bảng ta thấy số lượng người được đào tạo qua các năm liên tục tăng, điều này cho thấy Công ty ngày càng chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển cho cán bộ công nhân viên.

Cũng qua bảng trên ta thấy chất lượng đào tạo của Công ty ngày càng tăng, thể hiện: Tỷ lệ đạt yêu cầu luôn ở mức 100%, tỷ lệ khá giỏi tăng hàng năm, cụ thể: năm 2008 là 45,2%, năm 2009 là 57,4%, và năm 2010 là 70,5%.

Hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty còn được biểu hiện qua sự tăng lên của năng suất lao động. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:

Bang2.7 : Kết quả tăng năng suất lao động qua các năm

( Nguồn: Phòng hành chính )

Nhìn vào bảng ta thấy nhờ có công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà trình độ năng lực tay nghề chuyên môn của người lao động được nâng lên đáng kể góp phần làm tăng NSLĐ bình quân của 1 lao động qua các năm. Đặc biệt so với năm 2009 thì NSLĐ bình quân 1 lao động trong năm 2010 tăng lên một cách đáng kể, cụ thể tăng từ 135.06 (triệu đồng / người) lên 201.45 ( triệu đồng / người ), tương ứng tăng 48.85%. Kết quả tăng lên đáng kể này là do trong năm 2010 Công ty đã tiến hành phương thức sản xuất kinh doanh mới; máy móc thiết bị được trang bị mới, hiện đại; lực lượng lao động được đào tạo mới và đào tạo lại một cách bài bản đã làm cho trình độ tay nghề của lực lượng lao động được nâng lên đáng kể. Điều này tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất hiệu quả hơn, doanh thu của Công ty cũng tăng lên đáng kể. Do đó TNBQ đầu người trong năm 2010 tăng lên 16.21% so với năm 2009.

2.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN THIẾT KẾ VÀ TẠO DÁNG CÔNG NGHỆIP VIỆT NAM:

2.4.1 Ưu điểm :

Trong 3 năm qua, tuy kết quả đào tạo và phát triển nhân lực còn chưa được tốt nhưng công ty đã có được sự quan tâm và coi trong việc thực hiện công tác này .Trong qua trình thực tập và tìm hiểu tại công ty em thẩy công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty có được những ưu điểm nổi bật sau :

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. NSLĐ bình quân của 1 lao động Tr.đ/ngườ

i (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

124.23 135.06 201.05

2. TNBQ đầu người - 1.70 1.85 2.15

3. Tỷ lệ tăng NSLĐ % + 8.71 + 48.85

- Công ty đã biết sử dụng tối đa nội lực của mình trong công tác đào tạo nhân sự để từ đó đề bạt,phát triển nhân sự giúp họ làm tốt công việc hiên tại của công ty. Cụ thể: Đối với nhân viên công ty áp dụng chủ yếu phương pháp dạy kèm tại chỗ.Phương pháp này được công ty áp dụng khá hợp lý và đã phát triển được kĩ năng công nghệ của công nhân. Đối với nhà quản trị Công ty áp dụng nghiên cứu tình huống kinh doanh ,giúp cho người học làm quen và xử lý.Dẫn đến việc thăng tiến, bổ nhiệm và cấp quản trị được chính xác và có hiệu quả. Đồng thời nó đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty liên tục , tránh gián đoạn trong quá trình đào tạo .Hơn nữa hạn chế đến mức tối đa sự suy giảm về năng suất lao động bình quân chung của toàn Công ty, giảm được sự lãng phí về chi phí chung và chi phí phát triển nhân lực.

- Sau nhiều năm thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân lưc, hiện nay Công ty đã xây dựng được đội ngũ lao động trẻ,trình độ chuyên môn cao vầ cơ bản đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của Công ty, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

- Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên tự nâng cao trình độ học vấn cũng như tay nghề của bản thân bằng các cách như : giới thiệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian để nhân viên có thể tham dự các hội nghị , hội thảo chuyên sâu , các bài nói chuyện chuyên đê, cáclớp học tại chức ………

2.4.2 Nhược điểm :

Công tác đào tạo và phát triển nhân sự của Công ty trong thời gian qua , bên cạnh những mặt tích cực đã nêu thì còn tồn tại những hạn chế :

- Công ty chưa đa dạng hóa các hình thức , phương pháp phát triển nhân sự. Điều này khiến cho việc học tập của cán bộ công nhân viên gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến quy mô cũng như chất lượng của công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty

- Công ty chưa có các chính sách hợp lý nhằm kết hợp một cách hài hòa giữa lợi ích của người lao động với lợi ích của công ty trong việc thực hiện công tác dào tạo phát triển nhân lực.Từ đó chưa thực sự khuyến khích được người lao động tự nguyện tích cực tham gia vào quá trình đào tạo để phát triển nhân lực công ty

- Nội dung đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty còn nhiều hạn chế chưa thực sự giúp ích đắc lực cho thực tế công tác của cán bộ công nhân viên .Khả năng ngoại ngữ của nhân viên thiết kế và kĩ thuật còn nhiều han chế trong viêc nghiên cứu các tài liệu nước ngoài,hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị nhập khẩu.

Trên đây là một số hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty, hy vọng trong thòi gian tới công ty sẽ nhanh chóng có những biện pháp

hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế này đề công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty đạt dược những kết quả tốt hơn

CHƯƠNG III : MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN THIẾT KẾ VÀ TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM :

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011 -2013 :

3.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013:

Năm 2011 có những thuận lợi sau đối với các doanh nghiệp: khủng hoảng tài chính của Mỹ đang trong giai đoạn phục hồi tốt, tổng GDP cả thế giới được dự báo tăng 4,4%. Bên cạnh đó, năm 2011 quyết sách của chính phủ thể hiện quyết tâm cao, như về quản trị giá, về cơ chế phối kết hợp nhiều ngành lần này đã quy trách nhiệm cho từng ngành, thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng nhẹ nhàng như bắt đầu thắt chặt chi tiêu công, giảm nợ công, giảm bội chi ngân sách bằng cách giảm chi thường xuyên, thanh lọc các dự án… về chính sách tiền tệ, thực hiện biện pháp thắt chặt bằng cách nâng lãi suất, giảm tăng trưởng tín dụng sẽ dẫn đến thuận lợi là làm giảm lạm phát.

Tuy nhiên năm 2011 được dự báo còn nhiều khó khăn do nền kinh tế Việt Nam vẫn trong quá trình hồi phục tuy có tăng trưởng nhưng với chất lượng chưa cao, thiếu ổn định và bền vững; nhiều tác động bất ổn, khó lường từ bên ngoài, các yếu kém nội tại chậm được khắc phục; hậu quả của việc chống lạm phát là lãi suất cao cho doanh nghiệp và vấn đề này sẽ còn kéo dài. Bên cạnh đó, đầu 2011 nhiều cam kết lớn với WTO bắt đầu có hiệu lực ở Việt Nam như doanh nghiệp bán lẻ và ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp trong nước, như vậy sự cạnh tranh sẽ tăng đột ngột trong năm 2011. Bên cạnh đó, một vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp nữa là rủi ro chính sách, các biến động về tỷ giá, lãi suất sẽ rất khó lường.

Chính vì thế các doanh nghiệp cần phải đưa ra các lựa chọn chiến lược phù hợp hoặc đưa ra những sản phẩm mới; ưu tiên đối với vấn đề đầu tư công nghệ, đổi mới sản phẩm; xây dựng chiến lược phát triển; ổn định và kiện toàn lại bộ máy; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn; quan tâm tích cực đến nâng cao năng suất lao động, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân để có thể nắm bắt các cơ hội phát triển.

Không nằm ngoài dòng chảy của thị trường, Công ty cổ TNHH 1 thành viên thiết kế và tạo dáng công nghiệp Việt Nam trong năm sẽ nổ lực phát huy những thế mạnh dựa trên nền tảng giá trị vững chắc của Công ty thông qua các định hướng như: khai thác tốt nguồn lực hiện có, tăng năng suất, giảm tỷ lệ phi hao, nâng cao ý

thức của người lao động, nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý và giám sát và nhất là chú trọng vào việc tự động hoá các quy trình sản xuất.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế hiện có Công ty vẫn còn một số khó khăn và thách thức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011:

- Nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của Công ty vẫn phải phụ thuộc, chi phí nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm, giá nguyên vật liệu phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất nên Công ty vẫn bị động về giá mua khi có biến động về nguồn cung cấp.

- Giá của nguyên vật liệu sản xuất biến động tỷ lệ với biến động của giá dầu thô trên thế giới, bên cạnh đó còn có tỷ lệ lạm phát trong nước cao dẫn đến tình trạng biến động của tỷ giá ngoại tệ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh, làm biến động giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh, lợi nhuận của Công ty.

- Hiện nay quá trình tuyển dụng và đào tạo thợ trong ngành sản xuất,xây dựng có trình độ là một quá trình rất khó khăn, để có được một người thợ lành nghề Công ty phải đầu tư rất nhiều thời gian và chi phí trong khi đó các đối thủ cạnh tranh sử dụng chính sách về thu nhập và chế độ đãi ngộ khác để thu hút chất xám vì thế công ty phải chú trọng về thu nhập, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ đối với người lao động để họ có thể an tâm làm việc đồng thời Công ty sẽ giữ được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao gắn kết với Công ty.

- Tình hình cạnh tranh trong ngành thiết kế nội thất ngày càng tăng cao, nhiều Công ty đã và đang có kế hoạch phát triển và đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngoài ra yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm chất lượng, mẫu mã nghệ thuật ngày càng cao cũng là một trong những tác động không nhỏ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của Công ty.

Với những thuận lợi và khó khăn trên, năm 2011 được xác định là năm có nhiều cơ hội cũng như thách thức mà Công ty cần vượt qua để duy trì tốc độ phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết kế và tạo dáng công nghiệp Việt Nam (Trang 63 - 74)