Một số hạn chế trong công tác đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1998-

Một phần của tài liệu KHẮC PHỤC CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

Việt Nam giai đoạn 1998-2007

Như chúng ta đã biết đầu tư là nhân tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng để đáp ứng nhu cầu của sự ngiệp CNH- HĐH thì tác động của đầu tư tới tăng trưởng ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế:

+ Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn thấp nhiều so với các nước đang thời kì phát triển như Việt Nam, bình quân trong vòng 9 năm tỷ lệ tiết kiệm nội địa mới chỉ đạt khoảng 31.4% GDP.Tiềm lực trong nhân dân còn lớn nhưng huy động cho đầu tư không được nhiều(hàng năm mới chỉ đạt khoảng 65% nguồn vốn huy động trong nhân dân)

So với một số nước đã và đang tiến hành CNH- HĐH như Việt Nam thì tỷ lệ đầu tư trên GDP của nước ta tuy tăng dần nhưng chưa cao. Một số nước ,như Hàn Quốc, Trung Quốc… tuy đã hoàn thành công cuộc CNH- HĐH song vẫn duy trì tyr lệ đầu tư trên GDP tương đối cao. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, mặc dù đã hoàn thành quá trình CNH-HĐH kha lâu song vẫn duy trì tỷ lệ vốn đầu tư khá cao như năm 2003 là 44.4% và đến năm 2007 khoảng 46.8%. Ở nước ta tỷ lệ này chỉ đạt 35.1% vào năm 2003 và năm 2007 là khoảng 47.5%. Bên cạnh đó việc bố trí đầu tư lại thiếu tập trung, không đồng bộ, bị dàn trải nhiều nhu cầu bức bách nên hiệu quả sử vốn đầu tư không được cao làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm hơn so với khả năng có thể.

+Cơ cấu đầu tư theo ngành chưa thực sự hợp lý, chưa có khả năng khai thác hết các thế mạnh trong từng ngành

Mặc dù tỷ trọng đầu tư cho khu vực nông lâm ngư nghiệp đã tăng đáng kể song tỷ trọng đầu tư cho nội bộ ngành chưa thực sự hợp lý. Trong nông nghiệp còn nặng vào các công trình thuỷ lợi, chủ yếu là phục vụ cây lúa (chiếm khoảng 68% vốn đầu tư nghành), việc xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cho các cây công nghiệp còn ít , còn coi nhẹ đầu tư cho thuỷ lợi cho công nghiệp và dân sinh. Do vậy hàng năm vào vụ mùa khô tình trạng thiếu nước trầm trọng thường diễn ra ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của các loại cây công nghiệp.Vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học , chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển giống, khuyến nông , khuyến ngư chưa được quan tâm thoả đáng, chỉ chiếm khoảng 9% vốn đầu tư cho toàn bộ ngành nông lâm ngư nghiệp. Bên cạnh đó, trong toàn ngành chỉ chủ trọng quan tâm cho việc đầu tư làm tăng năng suất sản xuất mà không quan tâm tới đầu ra của sản phẩm, cho công tác lưu thông hàng hoá, công tác bảo quản, chế biến sau thu hoạch,…Chính vì vậy một số hàng hoá nông sản làm ra nhưng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường do chất lượng không cao, mẫu mã kém, gía thành còn cao, các loại hàng nông sản sau khi thu hoạch thường vẫn để ở dạng thô tỷ qua chế biến là không cao

Trong công nghiệp, vốn đầu tư mới chỉ tập trung để tăng năng suất mà vẫn chưa chú ý năng lực cạnh tranh của sản phẩm khi tiêu thụ, tuy có quy hoạch nhưng còn rất lúng túmg trong việc tạo ra một hệ thống chính sách phù hợp để thực hiện quy hoạch gắn với thị trường. Một số ngành công nghiệp trọng điểm vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức đặc biệt là một số ngành như sản xuất điện, khí đốt và nước. Do đó vẫn chưa đảm bảo sản xuất nước và điện cho công nghiệp và sinh hoạt làm ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của các ngành công nghiệp từ đó dẫn tới tình trạng giá trị gia tăng trong công nghiệp còn thấp và tốc độ tăng trưởng chậm.

Tương tự như trong ngành công nghiệp, ngành dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng vốn đầu tư khá lớn nhưng việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ chưa hợp lý. Các hoạt động du lịch là hoạt động mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhưng chưa được đầu tư hợp lý cho công tác tuyên tryền quảng cáo hình ảnh du lịch, cải thiện môi trường…nên vẫn chưa tạo được ấn tượng tốt cho khách du lịch, chưa khai thác hết tiềm lực du lịch của đất nước.

+ Công tác quản lý đầu tư còn yếu kém.

Công tác quy hoạch chưa cao, chưa theca sự làm cơ sở cho việc hình thành cơ cấu kinh tế, quy hoạch các kế hoạch phát triển các vùng kinh tế. Bên cạnh công tác quy hoạch của các vùng còn yếu kém chưa khai thác tốt các thế mạnh của vùng cho đầu tư phát triển. Trước tình hình trên Nhà nước lại thiếu các công cụ quản lý hữu hiệu nên hiệu quả của các kế hoạch đầu tư chưa theca sự cao, một số dự án còn đem lại hậu quả không tốt cho môi trường,

Công tác thanh tra, kiểm tra về đầu tư chưa theca hiện thường xuyên trong tất cả các ngành, các cấp gây ra hiện tượng đầu tư kéo dài, hiệu quả không cao.

+ Còn nhiều công trình đầu tư dàn trải , kéo dài, lãng phí vẫn chưa khắc phục một cách triệt để.

Tình trạng này còn tồn tại đã từ nhiều năm gây lãng phí lớn dẫn tới hiệu quả đâu tư thấp. Số lượng các dự án tồn đọng lớn, vượt quá khẳ năng cân đối của ngân sách của nhà nước và nền kinh tế. Tổng số dự án năm 2003 là 10.596 dự án, tăng 2.982 dự án so với năm 2002. Trong năm 2004 là 12.355 dự án tăng 1.756 so với năm 2003. Việc bố trí quy mô vốn bình quân cho một dự án giảm dần: năm 2002 là 5,03 tỷ đồng/1 dự án, năm 2003 là 4,43 tỷ đồng/ 1dự án và năm 2004 là 4,33 tỷ đồng/1 dự án và đến năm 2006 là 4.28 tỷ đồng.

Bên cạnh còn nhiều dự án bị kéo dài thời gian thực hiện, làm chậm tiến độ đưa các dự án vào hoạt động khiến khả năng phát huy tác dụng đối với nền kinh tế còn thấp.

+ Nguồn vốn đầu tư có hiệu quả đầu tư chưa cao, đặc biệt là vốn từ ngân sách Nhà nước.

Hiện tượng sử dụng vốn ngân sách tràn lan, cấp phát vốn không đúng mục đích, quy hoạch và những tiêu cực trong trong công tác quản lý, phân cấp vốn khá phổ biến gây thất thoát vốn ngân sách Nhà nước.

Thêm vào đó, vốn ngân sách cồn dàn trải nhiều công trình chưa tập trung vào những công trình trọng điểm, các mục tiêu lớn làm hiệu quả đầu tư không cao. Việc thẩm định các dự án đầu tư là khá quan trọng song ở nhiều dự án chưa được coi trọng làm thất thoát một lượng vốn lớn gây ra hiệu quả đầu tư không cao.

+ Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.

Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, chưa hướng mạnh vào đầu tư chiều sâu, vào các ngành có giá trị tăng thêm cao và tạo nhiều việc làm. Đầu tư từ ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước còn dàn trải, thất thoát, hiệu quả thấp. Một số công trình lớn, quan trọng cấp quốc gia không hoàn thành theo kế hoạch. Năng lực sản xuất của một số ngành và sản phẩm quan trọng, thiết yếu tăng chậm.

Công tác qui hoạch chất lượng thấp, quản lý còn kém và chưa phù hợp với cơ chế thị trường.

Mục tiêu:

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD.

Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.

Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 - 22%. Vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP.

Mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân.

Một phần của tài liệu KHẮC PHỤC CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w