Tóm lại:Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã khẳng định
XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ TDĐTPT CHO KHU VỰC NN-NT VIỆT NAM
CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ TDĐTPT CHO KHU VỰC NN-NT VIỆT NAM
3.1.Định hướng chung về công tác tín dụng của nhà nước trong thời gian tới:
Trong thời gian tới ,công tác tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước sẽ được sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ,lộ trình gia nhập theo hướng:
Về chính sách :chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước về cơ bản được hoạch định theo nguyên tắc thị trường ;mở rộng hỗ trợ gián tiếp;bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế,chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,doanh nghiệp vừa và nhỏ ;tập trung hỗ trợ các ngành,các sản phẩm,dự án trọng điểm ,các mặt hàng xuất khẩu truyền thống,có lợi thế,các vùng,miền có diều kiện kinh tế -xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn,vừa phù hợp với các cam kết hội nhập vừa hỗ trợ có hiệu quả để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng,CNH-HĐH đất nước;chuyển dần từ ưu đãi về lãi suất sang ưu đãi về điều kiện được hỗ trợ,mức hỗ trợ và thời hạn được hỗ trợ.
Để vượt qua những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối kinh tế của Đảng về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoạt động tín dụng nông thôn cần phải có những thay đổi theo định hướng sau :
1. Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực tài chính (tăng vốn điều lệ ), quản trị rủi ro của các định chế tài chính cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; có các chính sách hỗ trợ nhất định để tạo điều kiện cho các định chế tài chính này có thể mở rộng hơn nữa mạng lưới cho vay nhằm tăng cường tính bền vững trong họat động của các định chế tài chính nông thôn.
2. Tiếp tục đổi mới trong hoạt động cho vay của các định chế tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và đặc điểm của nông thôn Việt Nam:
Xác định mức lãi suất phù hợp để tín dụng có thể đến đúng đối tượng cần vay và không quá thấp vì sẽ gây ra tâm lí thiếu trách nhiệm với việc hoàn trả vốn.
Đa dạng hoá các đối tượng phục vụ của hệ thống ngân hàng,đảm bảo tính công bằng trong công tác tín dụng nông thôn nhằm góp phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở nông thôn.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư tín dụng nông thôn một cách hợp lý về thời hạn, cơ cấu vốn đầu tư cũng như hạn mức vốn vay.
Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, bảo đảm hộ dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, hạn chế việc phải đi vay ngoài với lãi suất cao.
3. Có chính sách thu hút và mở rộng qui mô hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trong nước và quốc tế mở rộng cho vay hộ sản xuất, hộ nghèo; tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức
4. Xác định hợp lý mức độ can thiệp của chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông thôn nhằm thực hiện các cam kết quốc tế.
5. Các giải pháp hỗ trợ khác, như : Tăng cừơng sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn. Các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người dân cách sử dụng đồng vốn hợp lý, vốn cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp người dân xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro tránh việc sử dụng vốn vay sai mục đích.
Kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vốn cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm, và người dân ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiệp cận nguồn vốn ngân hàng và tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi, đảm bảo tính ổn định kinh tế vĩ mô, bãi bỏ (hoặc chí ít là hạn chế) những chính sách quá thiên vị cho thành thị, tiến hành những cải cách tổng quát hơn đối với khu vực tài chính. Hoàn thiện các thể chế luật pháp, nhất là luật đất đai, các chính sách về các giao dịch tài chính.
3.2.Kế hoạch và phương hướng triển khai TDĐT của Nhà nước năm 2009:
Kế hoạch TDĐT và TDXK năm 2009 được xác định gần 45.780 tỷ đồng, trong đó vốn ODA cho vay lại 9.500 tỷ đồng, vốn trong nước 36.180 tỷ đồng, trong đó cho vay đầu tư 25.870 tỷ đồng.
Thực hiện các giải pháp của Chính Phủ trên cơ sở kế hoạch năm 2009 được giao, định hướng hoạt động của NHPT trong năm 2009 tập trung vào các giải pháp sau:
_Tăng cường nghiên cứu và dự báo để có những giải pháp phù hợp với thực tế phục vụ cho hoạt động và tham mưu cho Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành.Điều hành phải hết sức linh hoạt, bám sát chủ trương của Chính Phủ trong việc phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu, phù hợp với một đặc thù của một tổ chức tài trợ phát triển của Chính Phủ.
_Về cơ chế chính sách:Ban hành Quy chế và sổ tay nghiệp vụ về bảo lãnh tín dụng DNNVV ngay sau khi có quyết định cuat Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ liên quan về cơ chế này.Tiếp tục hoàn thiện các quy chế về nghiệp vụ TDĐT và TDXK của Nhà nước theo hướng đơn giản hoá, cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi nhiều hơn cho khách hàng.
Xây dựng, báo cáo các Bộ, ngành để trình hủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách cần thiết để triển khai một sô bảo hiểm TDXK, Chương trình đầu tư nhà máy xử lí rác thải...Xây dựng các quy chế để thực hiện các nghiệp vụ này.
_Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn ( nội tệ và ngoại tệ )để đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các dự án/ khoản vay, đặc biệt là các dự án trọng điểm của ngành.Công tác điều hành nguồn vốn tiếp tục thực hiện linh hoạt và có hiệu quả.Triển khai đề án phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ trong nước đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư nhập khẩu thiết bị; nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
_Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch TDĐT được Thủ tướng Chính phủ giao.Tiếp tục triển khai thật tốt hoạt động cho vay thí điểm để hỗ trợ các DNNVV, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả TDĐT và TDXK của Nhà nước.
_Tín dụng đầu tư:(i)Tập trung vốn và phối hợp với chủ đầu tư để hoàn thành kế hoạch năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ giao 25.870 tỷ đồng vốn trong nước cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành vào năm 2009;các dự án trọng điểm; các dự án điện; các dự án an sinh xã hội và các chương trình kiên cố hoá kênh mương, tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long.(ii)Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh Taay Nguyên, miền núi phía Bắc, Tây Nam Bộ và các tỉnh nằm trong vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn ưu tiên tập trung vốn để khai thácngay các dự án đầu tư hạ tầng KT-XH, các dự án sản xuất. (iii)Phối hợp chặt chẽ với các địa phương và chủ đầu tư triển khai ngay từ năm 2009 các dự án xử lí rác theo quy hoạch và cơ chế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Dành một lhoản vốn TDĐT từ năm 2009 trở đi, mỗi năm khoảng 2.000 tỷ đồng cho mục tiêu này.(iv)Đảm bảo nhu cầu vốn sản xuất đầu tư ban đầu cho các dự án đầu tư hoàn thành đưa vào vận hành ngay, phát huy sơm hiệu uqả vốn TDĐT.(v) Phối hợp với các NHTM và cụm cảng hàng không miền Bắc đảm bảo đủ vốn triển khai ngay dự án Nhà ga sân bay quốc tế T2 Nội Bài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.Phối hợp với tập đoàn điện lực Việt Nam và các tỉnh Tây Bắc tổ chức tốt công tác đền bù di dân tái định cư và xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tiến độ.
_Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt hơn công tác giám sát tín dụng và thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng, phân loại và xử lí nợ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm năm 2009.Tăng cướng quản lí , giám sát bảo đảm tiền vay.
_Tăng cường đoà tạo cán bộ, rà soát sắp xếp lại bộ máy theo hướng gọn nhẹ, nâng cao hiệu quả hoạt động.Từng bước sắp xếp lại một số chi nhánh trong toàn ngành theo hướng lập lại một số chi nhánh khu vực theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không nhất thiết tỉnh, thành phố nào cũng có chi nhánh.
_Đẩy mạnh việc trang bị cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, phục vụ hoạt động chuyên nghiệp.Tiếp tục thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.
_Tăng cường quảng bá với cộng đồng các doanh nghiệp để thực hiện ngay các chính sách mới từ đầu năm 2009, đặc biệt là chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
3.3.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện cơ chế chính sách về TDĐTPT của nhà nước cho khu vực Nn0-NT thông qua NHPT:
3.3.1.Một số kiến nghị:
3.3.1.1.Về hoàn thiện cơ chế chính sách:
a.Kiến nghị về hoàn thiện cơ chế chính sách về TDĐT phát triển:
_Công tác kế hoạch:Công tác kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cần đổi mới theo hướng sau:Trên cơ sở nhiệm vụ hàng năm được Chính phủ giao,NHPT thông báo tổng mức vốn cho vay,hỗ trợ lãi suất sau đầu tư,bảo lãnh tín dụng đầu tư cho các Bộ,các tổng công ty,các địa phương ,đồng thời thông báo đến chi nhánh các Quỹ HTPT tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương.Trên cơ sở đó các Bộ,các tổng công ty, các địa phương chỉ cần đưa ra các mục tiêu đầu tư chủ yếu (Danh mục dự án đầu tư ) không nhất thiêt phải ghi rõ vốn đầu tư trong năm.Các chi nhánh Quỹ HTPT căn cứ tổng mức vốn đầu tư dự án,tiến độ thực hiện dự án đầu tư được duyệt, tổng mức vốn cho vay được giao,các mục tiêu chủ yếu có trách nhiệm xem xét cho vay, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc:
_Đối với các dự án cho vay trực tiếp:không được kéo dài thời gian thực hiện dự án được duyệt, ưu tiên vốn cho các dự án được duyệt,ưu tiên vốn cho các dự án chuyển tiếp.
_Đối với các dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư ,bảo lãnh tín dụng đầu tư phải thực hiện trên cơ sở tiến độ cho vay,thu nợ của tổ chức tín dụng thông qua hợp đồng tín dụng.
Tổng mức vốn cho vay,hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư cho năm kế hoạch phải được NHPT thông báo ngay từ quý IV năm trước.Khắc phục tình trạng thông báo kế hoạch chậm dẫn đến các doanh
nghiệp,các cơ quan quản lí, cho vay vốn bị động trong quá trình triển khai thực hiện.
_Cho vay đầu tư: +Đối tượng cho vay:
Cần ban hành một danh mục mới để làm căn cứ thực hiện cho vay thay cho danh mục của Nghị định 106 đã hết hạn.Việc xây dựng danh mục này cần phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan trên cơ sở bám sát vào kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2006-2010 theo hướng tập trung vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật phát triển NN-NT và một số dự án của một số dự án của các ngành kinh tế mũi nhọn,đồng thời tính đến các quy định về đối tượng nhận trợ cấp từ nhà nước của WTO.Đối tượng cho vay cần ổn định trong thời gian tương đối dài ( 5 năm –phù hợp với kế hoạch dài hạn ), có như vậy chủ đầu tư mới chủ động trong việc chuẩn bị dự án đầu tư
+Cơ chế cho vay:
*Lãi suất cho vay vốn TDĐTPT:cần đổi mới theo hướng giảm dần bao cấp ,nâng lãi suất cho vay gần sát với lãi suất thị trường theo một lộ trình khoa học,Lãi suất cho vay cũng nên có phân biệt giữa các nhóm đối tượng và thời hạn vay vốn của các dự án trên cơ sở lãi suất Trái phiếu Chính phủ kì hạn 5 năm.Lãi suất ưu đãi chỉ dành cho nhóm đối tượng kết cấu hạ tầng và phát triển NN-NT
*Thời hạn vay vốn:Thời hạn vay vốn nên đựoc xây dựng phù hợp với thời hạn hoàn vốn của từng loại hình dự án, nhưng theo xu hướng thời hạn vay vốn sẽ được chấp thuận dài hơn.
*Mức vốn vay:Mức cho vay tối đa từ 50-70% tổng số vốn đầu tư dự án tuỳ theo từng ngành,sản phẩm,vùng miền trong đó yêu cầu về vốn tự có tối thiểu từ 15-20%.
Ngoài ra,cơ chế nên được xây dựng phù hợp về bảo đảm tiềm vay,xử lí rủi ro;dự phòng rủi ro đủ bù đắp các khoản tổn thất,chủ động trong quá trình xử lí rủi ro.