2.1.Thực trạng phát triển NN-NT:
2.1.1.Thực trạng phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam:
2.1.1.1.Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp tại khu vực NN- NT:
a.Phát triển các ngành nghề:
Cơ cấu ngành nghề nông thôn có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực:
Giảm số lượng và tỷ trọng và nhóm hộ nông,lâm nghiệp,thuỷ sản tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp và dịch vụ.Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến 1/10/2008, so với năm 2001 , tỷ trọng hộ nông-lâm nghiêp và thuỷ sản khu vực nông thôn giảm từ 81% xuống còn 61,19 %( -19,74%), tỷ trọng hộ công nghiêp, xây dựng tăng từ 5,8% lên 18,96%, tỷ trọng các hộ dịch vụ tăng từ 10,6% lên 16.05%.Tỷ trọng cả hai nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng 8,8%, nhóm họ khác (hộ không hoạt động kinh tế) tăng lên 1,05%.Sự chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn thời kì 2001-2008 diễn ra nhanh và rõ nét hơn các thời kì trước đây;Trong đó vùng đồng bằng sông hồng chuyển dịch nhanh nhất, tiếp đến là Vùng Đông Nam bộ.
Bảng 2.1:Cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn (%) qua các năm Năm 2001 Năm 2006 Năm 2008
Hộ Nông,lâm nghiệp 80,93% 71,06% 61,19%
Hộ công nghiêp, xây dựng 5,76% 10,18% 18,96%
Hộ dịch vụ 10,57% 14,92% 16,05%
Hộ khác 2,75% 3,84% 3,8%
Nguồn:Điều tra của tổng cục thống kê về khu vực nông- lâm -thuỷ sản
Mặc dù đã có những chuyển biến nhanh theo hướng tích cực về cơ cấu hộ trong thời gian qua, nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn rất chênh lệch giữa các vùng.Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng chuyển dịch rất chậm trong các năm qua.Tỷ trọng các hộ CN,XD,DV chỉ tăng từ 5,9% lên 8,3% ở Tây Bắc và vùng Tây nguyên tỷ lệ này tăng từ 7% lên 11,57%.Điểm đáng lưu ý là tỷ trọng hộ công nghiệp hầu như không thay đổi ở hai vùng miền núi này.Đây cũng là những vùng mà hầu hết các hộ kinh tế là các hộ nông-lâm nghiệp và thuỷ sản (chiếm 88,8% trở lên).
Cơ cấu hộ theo nguồn thu nhập chính phản ánh xu hướng phát triển đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn.Phát triển ngành nghề ngày càng đa dạng dần phá thế thuần nông ở nông thôn và hiệu quả của sản xuất của các hoạt động phi nông-lâm-thuỷ sản là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu hộ theo ngành nghề và theo nguồn thu nhập chính.Đến năm 2008, tỷ lệ hộ nông-lâm-thuỷ sản chiếm 61,19% số hộ ở khu vực nông thôn nhưng chỉ có 63,4% số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ hoạt động sản xuất nông-lâm- thuỷ sản.Trong đó có sự khác biệt nhiều là vùng ĐBSH, vùng Đông Bắc, và vùng Bắc Trung Bộ.Trong khi đó tỷ trọng hộ CN,XD chiếm 18,96% nhưng lại có 14,2% số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ các hoạt động công nghiệp và xây dựng.Hai tỷ lệ tương ứng của hộ dịch vụ là 16,05% và 18%.
Cơ cấu ngành nghề của lao động chuyển dịch nhanh hơn so với cơ cấu ngành nghề của hộ và trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động nông thôn được nâng lên.
Sự chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn nhanh hơn so với cơ cấu ngành nghề của hộ.Tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động phân theo hoạt động chính trong 12 tháng năm 2006 là lao động nông nghiệp chiếm 65,5%( giảm 10,4% so với năm 2001),lao động công nghiệp,xây dựng chiếm 12,5%( tăng 5,1%),lao động dịch vụ chiếm 15,9% (tăng 4,4%).Ước tính năm 2008 lao động khu vực nông- lâm- thuỷ sản là 61,05%,lao động khu vực CN & XD là 17,6%,lao động trong khu vực dịch vụ là 20,32%, lao động không làm việc là 1,03%.Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động phân theo độ tuổi:từ 15-29 tuổi chiếm 37,4%, từ 30-39 tuổi chiếm 27,9%, từ 40 tuổi trở lên chiếm 34,7%.Qua cơ cấu trên cho thấy lao động ở khu vực nông thôn thuộc loại lao động trẻ.Xu hướng hoạt động đa dạng nghành nghề của lao động khu vực ở khu vực nông thôn ngày càng tăng lên.Số người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông nghiệp trong năm 2006:lao động chuyên môn nông nghiệp chiếm 58,2%, lao động nông nghiệp kiêm các ngành nghề khác chiếm 27,6% và lao động phi nông nghiệp có hoạt động phụ nông nghiệp chiếm 14,2%.Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chuyên hoạt động nông nghiệp cao nhất là ở các xã vùng đồng bằng,lao động nông nghiệp kiêm các ngành nghề khác cao nhất là ở các vùng cao.Ngoài lực lượng trong độ tuổi, khu vực nông thôn còn có 1,9 triệu người trên độ tuổi thực tế có tham gia lao động
Bảng 2.2: Cơ cấu ngành nghề những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động tại khu vực nông thôn năm 2001,2006,2008
2001 2006 ước 2008
Lao động N-L-TS 79,6% 70,4% 61,05%
Lao động DV 11,51% 15,95% 20,32% Lao động không làm việc 1,53% 1,2% 1,03%
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo nghề miễn phí, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động nông thôn đã đựoc nâng lên.Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuất từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ 8,2%( năm 2001 là 6,2%).Vùng có tỷ lệ cao nhất là ĐBSH (11,8%),tiếp theo là đến vùng Đông Nam Bộ (10%), thấp nhất là vùng Tây Bắc(5%).
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện cả nước có 2.795 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho hơn 10 triệu lao động. Hiện nay, 5 triệu lao động trong số đó đã mất việc làm.Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cả nước đã có 9 làng nghề phá sản, 124 làng nghề sản xuất cầm chừng; khoảng 2.166 hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh phá sản.... Theo nhiều chuyên gia, nếu không sớm có các giải pháp hỗ trợ kịp thời thì có thể nhiều làng nghề nữa bị phá sản và số lao động làng nghề bị thất nghiệp sẽ còn đông hơn.
b.Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp ở khu vực NN-NT
Trong báo cáo mới đây của Tổng cục thống kê cho biết, số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã tăng liên tục trong hơn 10 năm gần đây.Nếu năm 1995 có 1,87 triệu cơ sở, đến năm 2005 là 3.05, và đến năm 2008 đã tăng lên 3,6 triệu cơ sở.Con số này đã lớn hơn rất nhiều lần số doanh nghiệp đăng kí tại cùng thời điểm.Cụ thể năm năm 1995 tăng gấp 79 lần, năm 2002 tăng 42 lần, năm 2005 tăng gấp 26,5 lần và gấp 24 lần vào năm 2008.
Khảo sát của Tổng cục thống kê cho thấy, điểm yếu lớn nhất của các cơ sở này là quy mô nhỏ bé và sản xuất manh mún.Mặc dù số lượng khá đông nhưng quy mô sản xuất bình quân của mỗi cơ sở khá nhỏ, sử dụng khoảng 1,7 lao động/ cơ sở, bình quân mỗi cơ sở chỉ có 43,7 triệu đồng vốn và 31,1 triệu đồng tài sản cố định.
Bên cạnh đó, trình độ lao động thấp, với hơn 92% tổng số lao động chưa được qua đào tạo.Đây là tỷ lệ cao nhất trong các cơ sở kinh tế hành chính và sự nghiệp và tỷ lệ này gần như không thay đổi trong suốt thời gian dài.Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở.
Tuy quy mô nhỏ và còn nhiều hạn chế nhưng với số lượng đông nên sự đóng góp của các cơ sở cho nền kinh tế là rất đáng kể.Hiện nay các cơ sở đang sử dụng một lực lượng lao động lớn, tính đến cuối năm 2008 là khoảng 6,85 triệu lao động.Trung bình mỗi năm khu vực này tạo thêm khoảng hơn 250 ngàn chỗ mới..Bên cạnh đó, các cơ sở là nơi tiếp nhận một phần lao
động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại DNNN cũng như chuyển đổi sản xuất nông nghiệp.
Đáng chú ý, tính đến 31/9/2007, tổng tài sản của các cơ sở đã chiếm khoảng 22%GDP với giá trị cụ thể khoảng 127.395,4 tỷ đồng.Con số thống kê năm 2004, tổng doanh thu của các cơ sở trên cả nước là 349.596 tỷ đồng, năm 2005 là 349.606 tỷ đồng, bình quân doanh thu đạt 120 triệu đồng / cơ sở và 70 triệu đồng / một lao động.Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh bán lẻ các cơ sở chiếm đến 60% doanh thu hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuả toàn xã hội.Đóng góp vào ngân sách của các cơ sở cũng liên tục tăng, năm 2005 nguồn thu của các cơ sở đã chiếm khoảng 55% nguồn thu từ khu vực dân doanh.
Tính đến 1/1/2007, tổng số doanh nghiệp hoạt động tại khu vực nông thôn chiếm 30% doanh nghiệp toàn quốc (tương đương với 39.414 doanh nghiệp ) trong đó DNNVV chiếm 96,9%.Vào thời điểm đó,khu vực NN,NT thu hút 2,1 triệu lao động ,tăng 16,5% so với năm 2006 và 29% so với năm 2005,bình quân tăng 236.000 người/năm.
Theo nhận định của Tổng cục thống kê, các cơ sở tham gia hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân . Các cơ sở có mặt trên mọi vùng kinh tế, các khu vực nông thôn và thành thị... Điều này có ý nghĩa lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển nhiều mặt xã hội khác.
Vì vậy, điều cần thiết lúc này là chính thức hoá hơn nữa về mặt pháp lý cho các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, để từ đó xây dựng các chính sách phát triển thành phần kinh tế.Hơn thế, các cơ sở được xem là tiền đề, bước đệm cho khu vực DN hiện nay cũng như trong tương lai
Hiện nay, nước ta đang đặt mục tiêu có 500 ngàn DN có chất lượng vào 2010. Và một trong những cách đi nhanh và hiệu quả nhất là tạo điều kiện để các cơ sở phát triển trở thành doanh nghiệp.
2.1.1.2.Đóng góp về giá trị sản xuất và tổng thu nhập quốc dân của khu vực NN-NT:
a.Đóng góp về giá trị sản xuất:
Bảng 2.3:Gía trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh năm 1994 phân theo ngành hoạt động
Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ tỷ đồng % Tỷ đồng % đồngTỷ % đồngTỷ % 1990 61817.5 101.6 49604 101.4 10283.2 102.4 1930.3 102.4 1995 82307.1 106.9 66183.4 107.3 13629.2 104.8 2494.5 106.6 2000 112112 105.4 90858.2 105.2 18505.4 106.7 2748.1 103.7 2005 137112 103.2 107897.6 101.4 26107.6 111.4 3106.8 102.6
2006 142711 104.1 111613 103.4 27907.3 106.9 3190.6 102.7
2007 146811 102.9 114333.2 102.4 29201 104.6 3276.8 102.7
Nguồn: Bộ NN & PTNT
Theo bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng đã liên tục tăng về giá trị tuyệt đối trong cơ cấu giá trị sản xuất.Cụ thể:Về giá trị tuyệt đối, giá trị ngành nông nghiệp tăng từ 61817,5 tỷ đồng( năm 2000),112112 tỷ đồng( năm 2000) và lên 146.811 tỷ đồng( năm 2007).Trong đó các ngành chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp đều có xu hướng tăng giá trị sản xuất nhưng trồng trọt đang tạo ra giá trị sản xuất lớn hơn trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất nông nghiệp,chăn nuôi Công nghệ- kĩ thuật chưa hiện đại nên vẫn còn tạo ra giá trị sản xuất khiêm tốn, các dịch vụ trong nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé và tăng chậm về giá trị sản xuất.Đòi hỏi nhà nước phải có chính sách hỗ trợ về công nghệ kĩ thuât cây trồng, vật nuôi, các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy dịch vụ ở khu vực NN- NT phát triển một cách tương xứng và đồng đều với sự phát triển cả nước.
b.Đóng góp về thu nhập:
Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng GDP của cả nước từ 2003-2008
Đơn vị: %
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tốc độ tăng GDP 7.26 7.66 8.43 8.17 8.48 9.01 - Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản 3.62 4.36 4.02 3.30 3.00 3.12 - Công nghiệp và xây dựng 10.48 10.22 10.69 10.37 10.40 11.03 - Dịch vụ 6.45 7.26 8.48 8.29 8.50 9.11
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2003 - 2007 là 8,04%. Năm 2007, tổng sản phẩm trong nước tăng 8,48%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), là mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm gần đây, đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP của các nước Châu Á, sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá cao.Khu vực nông nghiệp đã đóng góp một phần vào tốc độ tăng thu nhập của cả nước tuy còn hạn chế, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế và kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng như hiện nay nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá ổn định.
* Cơ cấu kinh tế
Biểu đồ 2.1: Đóng góp của khu vực Nông –lâm –ngư nghiệp vào GDP
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 22.54% năm 2003 xuống 20.08% năm 2007, và có tăng lên một chút vào năm 2008 (21.99%); tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 39.47% năm 2003 lên 41.48% năm 2007 và có giảm xuống còn 39.91 năm 2008 ;và tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 37.99% lên 38.44% và giảm xuống 38.1% năm 2008.Có sự thay đổi khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ do sự thắt chặt tiêu dùng của người dân, nhưng nông nghiệp lại có cơ hội để tăng trưởng, ở đây là sự tăng trưởng có đựoc nhờ sự tăng giá cả lương thực, thực phẩm do sự khan hiếm của thị trường. hơi khác so với quá trình chuyển dịch kinh tế vào năm 2008 là do cuộc
c.Đóng góp về lao động:
Với nguồn lao động dồi dào và tiếp tục được bổ sung, giá nhân công thấp. Theo Tổng cục thống kê, lao động nông nghiệp hiện có 30 triệu người (chiếm trên 70% lao động chung) và hàng năm khu vực nông
Bảng 2.5:Lao động nước ta giai đoạn 2000-2007 phân theo thành phần kinh tế Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TỔNG SỐ 37609. 6 38562,7 39507,7 40573,8 41586,3 42526,9 43338,9 44171,9 N-L nghiệp 23491,7 23386,6 23173,7 23117,1 23026,1 22800,0 22439,3 22176,4 Thuỷ sản 988,9 1083,0 1282,1 1326,3 1404,6 1482,4 1555,5 1634,4 Công nghiệp 3888,8 4263 4558,4 4982,4 5293,6 5741,1 6199,2 6557,6 Xây dựng 1040,4 1291,8 1526,3 1688,1 1922,9 1998,8 2136,6 2267,7
Dịch vụ 8199,8 8538,3 8967,2 9459,9 9939,1 10504,6 11008,3 11535,8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo bảng số liệu trên ta thấy lao động làm việc trong khu vực Nông – lâm nghiêp- thuỷ sản đang có xu hướng giảm từ 26.480,6 nghìn người( chiếm 70,41% tổng số lao động cả nước) năm 2000 xuống còn 23.810,8 nghìn người ( chiếm 53,90% tổng số lao động cả nước) năm 2007.Tuy có xu hướng giảm đi trong tổng số lao động cả nước nhưng lao động khu vực Nông nghiệp nói chung luôn chiếm đa số và đã đóng góp đáng kể về lao động cho cả nước.
Bảng 2.6: Phần trăm thành thị, nông thôn và tỷ số dân số thành thị - nông thôn chia theo vùng năm 2007
Tỷ trọng dân số
Chung Thành thị Nông thôn
Toàn quốc 100,0 27,1 72,9 37,2
Đồng bằng sông Hồng 100,0 24,9 75,1 33,2
Đông Bắc 100,0 18,9 81,1 23,3
Tây Bắc 100,0 13,9 86,1 16,2
Bắc Trung bộ 100,0 13,7 86,3 15,9
Duyên hải Nam Trung bộ 100,0 30,1 69,9 43,1
Tây Nguyên 100,0 28,1 71,9 39,1
Đông Nam bộ 100,0 54,7 45,3 120,5
Đồng bằng sông Cửu
Long 100,0 20,7 79,3 26,0
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo trên ta thấy lao động khu vực nông thôn luôn chiếm một tỷ lệ ưu thế ở các vùng trên đất nước vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để khai thác được nguồn nhân lực này một cách hiệu quả nhất để góp phần thúc đẩy tăng trưởng khu vực kinh tế NN-NT nói chung và tăng trưởng GDP và giá trị sản xuất cả nước nói chung.Vì vậy vấn đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm.Năm 2007, lực lượng