Kiến2: Về các khoản công nợ phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Nghệ An thuộc Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh (Trang 79 - 80)

Đối với các khoản nợ phải thu khách hàng, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ của từng đối tượng khách hàng theo tuổi nợ. Trên cơ sở đó, có chính sách thu hồi nợ hợp lý và lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Để quán triệt nguyên tắc thận trọng - một trong những nguyên tắc cơ bản của kế toán, Nhà máy nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi (TK 139). Theo

Lê Thị Thanh Huyền

Lớp: Kế toán tổng hợp - K20

thông tư 13/2006 và thông tư 33/2005 hướng dẫn việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập:

30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án…thì Nhà máy dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trình tự xử lý khoản dự phòng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Nghệ An thuộc Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w