Một số cổ phiếu xuất hiện đảo chiều tăng giá Bullish Enguifing như cổ phiếu HAG ( ngày 24/4/2009 ), cổ phiếu NTL ( ngày 12/11/2008 ), cổ phiếu SJS ( ngày 7/3/2009 ).
Cổ phiếu HAG
Cổ phiếu SJS
(1) Xu hướng giảm giá (2) Nến giảm
(3) Khoảng trống giảm (4) Nến tăng
Nhìn vào biểu đồ nến của các cổ phiếu trên ta thấy: từ ngày 15/4/2009 đến ngày 22/4/2009 (cổ phiếu HAG),ngày 28/11/2008 đến ngày 9/12/2008 (cổ phiếu NTL), ngày 22/6/2009 đến ngày 1/7/2009 (cổ phiếu SJS) xuất hiện xu hướng giảm giá mạnh, nến giảm, khoảng trống giảm lần lượt vào cuối ngày 22/4/2009, 9/12/2008, 1/7/2009 sau đó nến đảo chiều tăng lần lượt vào ngày 24/4/2009, 11/12/2008, 3/7/2009 do giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
Khi xuất hiện tín hiệu này ở thị trường thì NĐT nên mua cổ phiếu, sẽ kiếm được lời khi thị trường đảo chiều tăng. NĐT có thể sử dụng một số cách sau để vào thị trường:
Cách thứ nhất NĐT có thể mua cổ phiếu tại giá đóng cửa của ngày thứ nhất, sau khi giá được củng cố theo hướng tăng lên từ khoảng trống giảm ở đợt mở cửa. Đây là tín hiệu đáng chú ý và được ngụ ý rằng thị trường đã thực sự đảo chiều ngắn hạn, khối lượng giao dịch tăng, đây là bước đệm lớn để đường giá đảo chiều thật sự.
Cách thứ hai là mua cổ phiếu ngay sau khi mẫu Bullish Engulfing xảy ra, có nghĩa là chờ cho đến khi mẫu Bullish Engulfing hình thành hoàn toàn thì NĐT mới ra quyết định mua, nhưng phải chắc chắn sự đảo chiều tăng giá này vẫn tăng giá trong những phiên tiếp theo. Thực tế nếu một NĐT cẩn thận thì không nên tham gia vào thị trường ngay sau ngày xảy ra mẫu Bullish Engulfing. Bởi vì thị trường đã xảy ra khoảng trống giảm đáng kể và tâm lý NĐT vẫn chưa thật sự bình tĩnh trở lại. Nếu NĐT sử dụng cách này, cần đợi thêm những tín hiệu mua khác cụ thể hơn.
Cách thứ ba là sau khi NĐT thấy mẫu Bullish Engulfing đã hoàn chỉnh, ra quyết định mua khi những tín hiệu khác đã xác nhận tín hiệu mua của Bullish Engulfing là chắc chắn, đường giá vượt qua đường kháng cự thì lúc này mới ra quyết định lệnh mua.