Giai đoạn 1964 – 1975: Giao thông vận tải chông chiến tranh phá

Một phần của tài liệu Nâng cao quản lý Nhà nước đối với chất lượng công trình giao thông Việt Nam (Trang 26 - 28)

I. Khái quát chung về ngành xây dựng giao thông Việt Nam

1. Quá trình hình thành và phát triển

1.3. Giai đoạn 1964 – 1975: Giao thông vận tải chông chiến tranh phá

miền Bắc của đế quốc Mỹ và chi viện cho giải phóng miền Nam

Đây là thời kỳ đầu đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của ngành GTVT kể từ khi thành lập. Hai đặc điểm nổi bật của Ngành thời kỳ này là GTVT phục vụ sự nghiệp củng cố và phát triển kinh tế miền Bắc và chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam. Cũng trong giai đoạn này, Ngành GTVT đã nhận được một sự đầu tư đáng kể của Nhà nước và viện trợ giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ) và Trung Quốc.

Những sự kiện nổi bật ghi dấu ấn của Ngành trong giai đoạn này là đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử với phong trào “Tất cả vì miền Nam thân yêu” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, Ngành GTVT Việt Nam đã lập nên những kỳ tích huy hoàng, góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt. Ngành GTVT đã đi đầu trong cuộc kháng chiến với tất cả những con đường có thể mở được, từ đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ đến đường đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Những “con đường mòn” này về cơ bản vẫn dựa vào sức dân là chủ yếu song đã đóng vai trò quan trọng, nhất là trong việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí cho chiến trường miền Nam. Lịch sử sẽ còn nhắc lại những chiến công dũng cảm của cán bộ chiến sĩ, nhân viên ngành GTVT với các sáng kiến đã đi vào huyền thoại trong cả vận tải đường bộ, đường thuỷ và hàng không.

Với ngành đường sắt, trong giai đoạn 1964 – 1975 đã liên tục đảm bảo giao thông suốt trong điều kiện địch đánh phá dữ dội. Ngành đường sắt đã làm 3.915mét cầu tạm, 82km đường và 274,5km dây thông tin và vận chuyển được 4,16 triệu tấn hàng hoá. Cán bộ, nhân viên và tự vệ ngành đường sắt đã bắn rơi

hàng chục máy bay các loại và dò phá được hàng ngàn quả bom nổ chậm ở các chiến trường trọng điểm miền Nam. Với ngành vận tải ô tô đã hình thành 5 công ty vận tải hỗn hợp có tổng 1.271 xe phục vụ chủ yếu chiến trường miền Nam. Ngành vận tải đường biển với những con tàu “không số” trên đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đã lập hàng trăm kỳ tích mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa được nhiều người biết tới.

Những người đứng đầu ngành GTVT giai đoạn này là Bộ trưởng Dương Bạch Liên và Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ - các Bộ trưởng đã ghi dấu ấn đậm nét trong Ngành với các chiến công làm rạng rỡ truyền thống ngành GTVT sau này.

1.4. Giai đoạn 1975 – 1985: Giao thông vận tải trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN

Sự tàn phá của chiến tranh trong một giai đoạn dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống giao thông cả hai miền Nam, Bắc. Năm 1975 không còn một tuyến đường bộ nào ở miền Bắc đạt cấp kỹ thuật đồng bộ. Phương tiện vận tải của tất cả các ngành giao thông miền Bắc đều thiếu thốn và lạc hậu. Đường bộ có 861 xe, máy và thiết bị các loại, trong đó chỉ có hơn 50% là còn sử dụng được. Đường biển mới có khoảng 4 vạn tấn phương tiện các loại nhưng đều cũ kỹ và không phù hợp với luồng tuyến. Các ngành kinh tế công nghiệp GTVT đều suy yếu bởi thiếu nguồn tài chính đầu tư trong một giai đoạn dài ... Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ 4 của Đảng (Tháng 12.1976) đã đề ra yêu cầu phải “tích cực mở mang GTVT và thông tin liên lạc vì thực tế không cân đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và không cân đối giữa các bộ phận trong nội bộ ngành....” Thực hiện chủ trương đó, ngành GTVT đã chấn chỉnh và tổ chức lại bộ máy hoạt động và hình thành một bộ máy mới với các chức năng đầy đủ hơn, đáp ứng thực tế. Hàng loạt Sở Giao thông công chính ra đời trên toàn quốc và hàng trăm các doanh nghiệp quốc doanh của ngành đường sắt, đường bộ, hàng không, vận tải biển đã ra đời và giữ vững mô hình hoạt động đến năm 1986.

Về hoạt động vận tải đường sắt: trong giai đoạn này đã khánh thành tuyến đường sắt Bắc – Nam với sự kiện ngày 13/12/1976 chuyến hàng từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội và chuyến tàu chở Apatít phục vụ nông nghiệp đã từ Hà

Nội lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh . Vận tải đường sắt cũng đã khai thông tuy năng lực chuyên chở vẫn còn hạn chế. Trong giao thông đường bộ đã xây dựng mới hơn 2 vạn mét cầu, 520 cống, đặt mới 660km đường ray và 1.686 km dây thông tin. Các cảng quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn cũng được đầu tư nâng cấp thành 2 trung tâm giao nhận hàng hoá lớn nhất của cả nước cùng với hệ thống cảng sông, đội tàu được khôi phục và đầu tư mới tạo ra diện mạo khác hẳn thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Điều đặc biệt là hệ thống vận tải quốc doanh đã có bước phát triển mạnh với đội ngũ kỹ sư chế tạo, sửa chữa và lái xe được đào tạo trong những trường chuyên ngành Bộ GTVT.

Một phần của tài liệu Nâng cao quản lý Nhà nước đối với chất lượng công trình giao thông Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w