Đánh giá về thực trạng Phân tích kỹ thuật tại CTCK Sacombank-SBS

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Phân tích kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS) (Trang 48 - 51)

2.4.1.Kết quả:

Từ tháng 4/2010, Khối Phân tích và Tư vấn đầu tư (PT&TVĐT) của công ty chứng khoán Sacombank-SBS đã xây dựng định hướng chiến lược mới với mục đích tạo uy tín trên thị trường bằng cách phát triển những chuyên gia có kiến thức sâu rộng về ngành. Khối PT&TVĐT đã không ngừng tìm kiếm các chuyên viên phân tích, nhằm đáp ứng đầy đủ các lĩnh vực về báo cáo cho thị trường tài chính, đem lại cho Sacombank-SBS một đội ngũ chuyên viên phân tích có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm, cụ thể như: Chuyên viên phân tích kỹ thuật,chuyên viên phân tích ngành – phân tích doanh nghiệp, chuyên viên phân tích trái phiếu.

Sau gần một năm thay đổi chiến lược, Khối PT&TVĐT đã gây được ấn tượng mạnh với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức.Các Báo cáo phân tích của Sacombank-SBS luôn được đánh giá cao về độ kịp thời và tính chính xác trong việc dự báo thị trường và đưa ra khuyến nghị cho nhà đầu tư.

Khối cũng tham gia các talk show chứng khoán ngành - cộng tác độc quyền với VITV, trên kênh SCTV8, VTC8 trưa và tối Chủ Nhật cuối tháng, tổ chức các buổi thuyết trình cho khách hàng về ngành, doanh nghiệp tiềm năng.

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho mục đích phân tích, xây dựng website của công ty www.sbsc.com.vn là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy cho nhà đầu tư. . Tại đây, các nhà đầu tư có thể cập nhật thông tin doanh nghiệp mà mình quan tâm đầy đủ và nhanh chóng cũng như sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật trực tuyến để hỗ trợ việc ra quyết định.

2.4.2. Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, Sacombank-SBS vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động Phân tích và Tư vấn đầu tư. Một số báo cáo ngày và tuần hiện nay của công ty khi đưa ra nhận định và khuyến nghị vẫn còn mang tính chất chung chung,tính dự báo chưa cao và chưa thực sự hiệu quả đối với việc ra quyết định đầu tư của Nhà đầu tư.Vẫn có những trường hợp mà khi công ty đưa ra nhận định một đằng thì…kịch bản của thị trường lại diễn ra một nẻo. Điều này cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

• Nguyên nhân khách quan

Phân tích kỹ thuật còn nhiều hạn chế khi áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam. PTKT dựa trên nghiên cứu các biến động của giá chứng khoán,thế nhưng với thị trường Việt Nam việc áp dụng biên độ là nguyên nhân ngăn cản sự thể hiện giá. Khi cầu hoặc cung áp đảo, áp lực tăng giá hoặc giảm giá là rất lớn. Do giới hạn giá trần, các nhà đầu tư không thể tăng giá mua để đáp ứng kỳ vọng mong đợi của bên bán, xuất hiện tình trạng dư cầu và giá không đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu.Khi cung áp đảo cầu, áp lực giảm giá lớn. Do giới hạn giá sàn, các nhà đầu tư không thể giảm giá mua để đáp ứng kỳ vọng mong đợi của bên mua, xuất hiện tình trạng dư cung và giá không đạt được sự cân bằng giữa cung và

Hiện tượng thao túng và làm giá tại Việt Nam. PTKT là công cụ để "đo lường mức cung cầu, tâm lý nhà đầu tư, đến mức nào thì sẽ bán mạnh, mức nào sẽ mua

mạnh ,..." tuy nhiên việc này có thể hoàn toàn mất tác dụng nếu cổ phiếu bị ... làm giá (việc bình thường ở thị trường chứng khoán có quy mô nho nhỏ như Việt Nam ). Khi đó, mọi phân tích, nhận định sẽ bị đảo lộn. Năm 2010 chính là thời gian thị trường bị nạn thao túng giá chứng khoán hoành hành dữ dội nhất Không ít các cổ phiếu bị nghi ngờ “làm giá” như AAA (Công ty nhựa và môi trường An Phát), MKV (Công ty Dược thú y Cai Lậy)… đã khiến giới đầu tư hoang mang và phần nào mất đi niềm tin vào thị trường.

•Nguyên nhân chủ quan

Do Phân tích kỹ thuật mới được phổ biến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, nên tài liệu hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Ngoài ra các công cụ, phần mềm Phân tích kỹ thuật hiện hay ở Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu so với Thế giới. Mặc dù đội ngũ phân tích của công ty đều là những chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, tuy nhiên trong quá trình phân tích và nhận định xu hướng vẫn còn có những sai sót. Điều này gây nên ảnh hưởng trực tiếp đến những khuyến nghị đầu tư cho khách hàng,

Phân tích kỹ thuật cũng phụ thuộc khá nhiều về nhận định chủ quan của người phân tích, nên nhiều chuyên gia phân tích sẽ đưa ra những nhận định khác nhau, và điều này sẽ gây khó khăn cho việc đưa ra nhận định chung về thị trường.

Đối với các công ty chứng khoán trong đó có Sacombank-SBS, thì bộ phận Phân tích luôn phải chịu áp lực bởi cấp trên muốn khách hàng mua nên nhận định thì trường lên. Do đó các báo cáo chưa thực sự phản ánh đúng thị trường. Điều này khiến Nhà đầu tư luôn có lý do để hoài nghi về các dự báo của công ty chứng khoán.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Phân tích kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w