Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán những năm gần đây, nhu cầu củanhà đầu tư đối với các sản phẩm phân tích, tư vấn đầu tư chứng khoán cũng ngày càng cao cả về lượng và chất. Để đáp ứng được nhu cầu đó, Sacombank-SBS luôn nỗ lực hoàn thiện các sản phẩm của mình, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới hữu ích cho các nhà đầu tư, từng bước khẳng định thế mạnh của một công ty Chứng khoán hàng đầu Việt Nam về mảng phân tích và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Từ tháng 4/2010, Khối Phân tích và Tư vấn đầu tư (PT&TVĐT) đã xây dựng định hướng chiến lược mới với mục đích tạo uy tín trên thị trường bằng cách phát triển những chuyên gia có kiến thức sâu rộng về ngành. Sau gần một năm thay đổi chiến lược, Khối PT&TVĐT đã gây được ấn tượng mạnh với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức, với những sản phẩm nghiên cứu – phân tích về thị
trường mang mục tiêu chính xác và kịp thời nhất bao gồm:
•Báo cáo ngày – Phân tích kỹ thuật
Phân tích, cập nhật diễn biến thị trường chứng khoán trong ngày
•Báo cáo ngành
Kết hợp giữa khảo sát thực tế và sự nhận định – phân tích sâu sắc của các chuyên viên phân tích. Trong năm vừa qua, khối Phân Tích đã đưa ra hàng loạt Báo cáo về các ngành đang được quan tâm nhất tại Việt Nam, gây được sự chú ý trong giới tài chính trong và ngoài nước. Các nhận định về triển vọng ngành đã giúp khách hàng có những lựa chọn đầu tư phù hợp với sự biến đổi của thị trường tài chính.
•Báo cáo vĩ mô – Phân tích thị trường
Phân tích, cập nhật diễn biến nền kinh tế vĩ mô, các chính sách mới có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán. Các báo cáo được công bố phân tích những thông tin công bố cuối tháng của Cục Thống kê, các chính sách từ Ngân hàng nhà nước và các ban ngành trong tháng.
•Báo cáo phân tích thị trường trái phiếu
Phân tích thị trường Trái phiếu tại Việt Nam, cập nhật diễn biến thị trường trái phiếu theo mỗi tuần/quý/năm. Báo cáo này phân tích ảnh hưởng của thị trường trái phiếu, các dòng vốn có ảnh hưởng tới thị trường cổ phiếu.
•Báo cáo phân tích doanh nghiệp
Bao gồm các báo cáo phân tích lần đầu và phân tích cập nhật định kỳ theo từng sự kiện đặc biệt và công bố kết quả kinh doanh. Sản phẩm này đang được khách hàng
quan tâm nhất hiện nay.
•Thuyết trình cho khách hàng
Thực hiện thuyết trình về ngành cho các khách hàng quỹ đầu tư về tình hình vĩ mô, về các doanh nghiệp tiềm năng, ngành thủy sản, thép, bất động sản, đường, cao su, ngân hàng…
•Cơ sở dữ liệu
· Hỗ trợ xây dựng website mới của công ty
· Xây dựng kho dữ liệu quan trọng cho khối, nhằm đáp ứng nhu cầu phân tích của khối.
2.3.Ứng dụng PTKT vào việc nhận định chỉ số VN-Index của Sacombank-SBS
Hiện nay,hầu hết các công ty chứng khoán trong đó có Sacombank-SBS đều sử dụng Phân tích kỹ thuật như một công cụ để nhận định xu hướng của thị trường và đưa ra khuyến nghị cho nhà đầu tư.Trong đó việc nhận định thị trường được dựa trên việc phân tích chỉ số VN-Index.
giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát.
VN-Index được tính theo phương pháp Passcher:
Trong đó:
: chỉ số giá Passcher.
: giá thời kỳ t.
: giá thời kỳ gốc.
: khối lượng (quyền số) tại thời điểm t.
i: cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá.
n: số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số.
Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán.
Các chỉ số KOSPI (Hàn quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài loan); Hangseng (Hồng công); các chỉ số của Thuỵ Sỹ,.. và VN-Index của Việt Nam áp dụng phương pháp này.
Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khổi lượng và giá trị của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số. Ví dụ như phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của riêng giá. Các yếu tố đó là: thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền,
tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch không có cổ tức...
Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán. Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam 2010 và nhận định xu hướng của thị trường năm 2011 qua việc phân tích chỉ số VN-Index của Sacombank-SBS. Xu thế thị trường năm 2010 được chia làm 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Giảm nhẹ, đi ngang xen kẽ các đợt tăng nhẹ. Giai đoạn này kéo dài từ tháng 1 đến đầu tháng 5.
Đầu năm 2010 VN-Index bước vào giai đoạn điều chỉnh sau một quá trình tăng khá nóng, và giảm về ngưỡng Fibonacci 61.8 (của đợt tăng từ 430 lên 530). VN- Index quay đầu tăng điểm nhẹ và tiếp tục thất bại trong việc test ngưỡng kháng cự
530 (đỉnh cũ). Sau khi lập mô hình hai đỉnh nhỏ VN-Index rơi xuống ngưỡng Fibonacci 38.2 (của đợt tăng từ 434 lên 5 0) thì lại tiếp tục tăng lên ngưỡng 550. Giai đoạn 2: Giảm, đi ngang và giảm mạnh. Giai đoạn này kéo dài từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8.
Sau khi chạm kênh trên của kênh hồi quy dài hạn. VN-Index lập mô hình hai đỉnh nhỏ trước khi rơi tự do và được đỡ bởi Fibonacci 38.2 (của đợt tăng từ 235- 630). Trong đợt giảm này, hầu hết các cổ phiếu đều giảm mạnh, thị trường ghi nhận một số phiên sàn hang loạt. VN-Index có một đợt hồi phục nhẹ, trước khi giao dịch trong biên độ hẹp trong một thời gian tương đối dài ( khoảng 2 tháng). Ở thời điểm này, nhóm penny thay nhau tăng trần tạo nên lực đỡ cho VN-Index không giảm sâu. Đến cuối tháng 7 sau khi lập mô hình hai đỉnh VN-Index giảm mạnh do không còn lực đỡ từ nhóm penny và được đỡ bởi Fibonacci 50( của đợt tăng điểm từ 235-630) tại mức 420.
Giai đoạn 3: Tăng nhẹ và đi ngang rồi giảm nhẹ : Giai đoạn này kéo dài từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 11.
Kênh duới của kênh hồi quy giảm dài hạn tỏ ra là một ngưỡng hỗ trợ khá chắc, sau khi chạm kênh này tại mức 420 vào ngày 26/8/2010, VN-Index đảo chiều tăng điểm khá mạnh, tuy nhiên đợt tăng này không vượt qua được ngưỡng kháng tự 465 tạo bởi Fibonacci 50 của đợt giảm từ 13/7/2010 đến 25/8/2010.Tiếp đó là một khoảng vận động trong một biên độ khá hẹp của VN-Index trong một khoảng thời gian khá dài rồi quay trở lại test ngưỡng kháng cự 420 ( đáy cũ) vào giữa tháng 11. Giai đoạn 4 : Tăng trưởng: Bắt đầu cuối tháng 11 đến gần cuối năm
Mô hình morning star tại vùng đáy được hoàn thiện vào 23/11/2010 báo hiệu cho một đợt tăng trưởng mới bắt đầu, đồng thời, VN-Index được đỡ khá mạnh tại kênh dưới của kênh hồi quy trung hạn tại mức 421. VN-Index sau khi tạo đáy kép vào ngày 32/11/2010, với sự ủng hộ của dòng tiền VN-Index đã lần lượt xuyên thủng các đường MA14, MA20, MA50 và hoàn thiện nốt mô hình W trong trung hạn với đỉnh của đợt tăng trưởng này đạt mức 495 vào ngày 15/12/2010. Từ ngày 16/12 đến cuối năm là thời điểm hoàn bù cho quá trình tăng trước đó của VN-Index và đóng cửa năm 2010 tại mức 485.
Dự báo xu thế vận động của VN-Index trong năm 2011:
Đầu năm 2011 VN-Index đang vận động trong kênh tăng trưởng thiết lập từ ngày 22/11/2010. Sau khi lần lượt vươt qua các đường MA14, M20, M50 và MA200 VN-Index đã chính thức tạo ra một kênh tăng trưởng mới đồng thời hoàn thành nốt mô hình hai đáy. Hiện tại trong ngắn hạnVN-Index đang chịu ảnh hưởng bởi hai mô hình khá tốt hỗ trợ cho xu thế tăng trưởng của VN-Index :
cuôi tháng 7 đến tháng 12 là sự hình thành cốc thì gia đoạn từ giữa tháng 12 đên cuối tháng 1 là đang trong quá trình hinh thành tay cầm. Nếu theo mô hình này thì khả năng VN-Index tiến đến chinh phục ngưỡng 545 trong quý 1 là hoàn toàn có thể xảy ra.
(2) Bộ sóng Elliott: Giả thiết quá trình tăng từ 424 lên 495 là sóng 1 của bộ sóng Elliot thì sóng điều chỉnh hai đã kết thúc vào ngày 12/1/2011. Hiện tại VN- Index tăng trong quá trình hình thành sóng 3 của bộ sóng Elliott, theo lý thuyết sóng thì sóng 3 có thể lên tới mức 550- 580 trong quý 1. Nêu như bộ sóng Elliott đươc được thực hiện trong năm 2011 thì đỉnh của sóng 3 sẽ vào khoảng 580, và đỉnh của sóng 5 sẽ loanh quanh vùng 630-650. Kết hợp với 3 sóng giảm A,B, C thì sau khi chạm đỉnh 630-650 VN-Index sẽ quay trở lại vùng 580-600.
Kết hợp với các kênh hồi quy ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn thì VN-Index có thể đạt đỉnh trong năm 2011 vào khoảng 750 điểm.
Các mức hỗ trợ kháng cự trong năm 2011:
Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cơ bản của năm 2011 chủ yếu dựa vào Fibonacci Retracement trung và dài hạn và các kênh hồi quy ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Ngưỡng kháng cự:
Vùng kháng cự 1: Được tạo bởi hệ các đáy cũ được tạo ra trong năm 2010 kết hợp với ngưỡng kháng cự tâm lý 500 tạo nên vùng 495-500.
Vùng kháng cự 2: Gồm hệ các đỉnh tạm cũ tạo bởi năm 2010 cùng với kênh trên của kênh hồi quy trung hạn tạo nên vùng 515-520.
Vùng kháng cự 3: Fibonacci 38.2 ( của đợt giảm từ 1000 xuống 235) và đỉnh cũ tạo nên vùng 560-570.
Vùng kháng cự cơ bản của năm:
(1) Là sự kết hợp của hệ các đỉnh cũ của cùng với Fibonacci 38.2( của đợt giảm từ 1000 xuống 235) tại vùng 535-540.
(2) Ngưỡng kháng cự tâm lý 600. (3) Đỉnh cũ 635.
(4) Vùng kháng cự cơ bản: kênh trên của kênh hồi quy dài hạn và Fibonacci 50 ( của đợtgiảm từ 1000 xuống 235) tại vùng 660-670.
(5) Ngưỡng kháng cự tâm lý 700
(6) Vùng khánh cự mạnh: Kênh trên của kênh hồi quy dài hạn kéo dài từ cuối năm 2008 đến nay kết hợp với Fibonacci 61.8 cho chu kỳ giảm từ 1000 xuống 234 tạo nên vùng 750-770.
Ngưỡng hỗ trợ :
Vùng hỗ trợ 1: là sự kết hợp bởi 2 đường MA14 và MA20 tại vùng 475-477. Vùng hỗ trợ 2: Kênh giữa của kênh hồi quy trung hạn và EMA 200 tạo nên vùng 470.
Vùng hỗ trợ cơ bản của năm:
(1) MA50 và Fibonacci 38.2 ( của đợt tăng từ 421 đến 495) tạo nên vùng 465-467. (2) Vùng hỗ trợ tạo bởi Fibonacci 50 ( của đợt tăng từ 235 đến 630) và kênh dưới của kênh hồi quy trung hạn tại vùng 435-440.
(3) Hệ các đáy cũ 420-425. (4) Vùng hỗ trợ tâm lý 400.
(5) Vùng hỗ trợ mạnh: Fibonacci 61.8 ( của đợt tăng từ 235 đến 630) và kênh dưới của kênh hồi quy dài hạn tại vùng 380-390.
Kịch bản cho vận động của VN- Index cho năm 2011
Với lực kéo mạnh từ khối đầu tư ngoại VN-Index liên tiếp phá vỡ các ngưỡng kháng cự mạnh 500, 510, 520, đồng thời chính dòng tiền từ khối đầu tư nước ngoài tập trung vào một vài mã như BVH, PVF, MSN trong khi các mã khác vẫn tiếp tục giảm. Thực tế xanh vỏ đỏ lòng của VN-Index đã kiến cho dòng tiền nằm ngoài thị trường chảy vào các mã cổ phiếu giảm mạnh với kỳ vọng về giá đã đủ rẻ và kỳ họp đại hội đồng cổ đông sắp diễn ra, do đó tiếp tục đẩy VN-Index lên test vùng kháng cự 535-540, hoàn thành nốt mô hình hai đáy ( hoặc cốc và tay cầm từ tháng 8/2010 đến cuối quý 1).
Do áp lực cung cổ phiếu trước thềm 1/7/2011( luật chứng khoán mới về niêm yết mới) chính thức có hiệu lực, nên sau khi test vùng kháng cự 535- 540 không thành công VN-Index quay trở lại vùng 480-520 và bắt đầu quá trình đi ngang trong vùng 480-520 một thời gian khá dài. Hỗ trợ từ báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 có thể giúp VN-Index lên test vùng kháng cự 570-580. Tuy nhiên với chỉ tiêu về dư nợ tín
dụng từ 25% trong năm 2010 xuống còn 23% trong năm 2011, kết hợp với rủi ro lạm phát, tỷ giá, vàng và USD tăng… nên khả năng sau khi test không thành công vùng kháng cự 580 VN-Index quay trở lại kênh đi ngang và giảm nhẹ 480-520 và nếu không có sự hỗ trợ của dòng tiền thì VN-Index có thể quay về test các ngưỡng 450, 420 vào thời điểm cuối năm. Theo kịch bản này thì sau khi hoàn thành mô hình cốc và tay cầm trong quý 1, VN-Index liên tục tạo ra các mô hình hai đỉnh, hai đáy nhưng trong biên độ giao động khá hẹp. Xu thế tăng trưởng và đi ngang giảm nhẹ sẽ là xu thế chủ đạo trong năm 2011. Khoảng điểm dao động trong năm 400-750.
Đồ thị PTKT của VN-index trong 4 tháng đầu năm 2011
Vn-index đã có sự bứt phá mạnh mẽ vào đầu năm 2011, đạt đỉnh 522.59 điểm vào ngày 9/2/2011, nhưng sau đó lại quay đầu giảm mạnh xuống đáy 452.34 điểm vào ngày 3/3/2011 và lình xình đi ngang từ giữa tháng 3 đến nay trong khoảng 455-
470 điểm. Hiện nay thị trường vẫn đang nằm trong xu hướng đi ngang và giảm nhẹ mặc dù Vn-Index vẫn giữ vững mốc 460 điểm. Sự tham gia của khối ngoại vào các cổ phiếu blue-chip tiếp tục làm lực đỡ cho chỉ số VN-Index giúp chỉ số này tránh giảm sâu. Điều cần cho thị trường vào lúc này vẫn là dòng tiền nhằm cải tạo thanh khoản khá èo uột trong hơn 2 tháng qua.