Lý luận về thuế:

Một phần của tài liệu Luận văn: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pptx (Trang 33 - 35)

IV. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA RICADO

g. Lý luận về thuế:

Ricardo cho rằn thuế là bộ phận sản phẩm của đất đai và công nghiệp dành cho chính phủ của một nước sử dụng. Bộ phận này được trả theo vốn hay theo thu nhập. Nói chung, thuế vừa làm tăng nguồn thu và chi của chính phủ, nhưng thuế cũng làm giảm khả năng tích lũy tư bản, giảm khà năng tiêu dùng và do vậy làm chậm tốc độ tăng của cải.

Ricardo chỉ ra nhiều loại thuế và tác dụng của nó, đồng thời ông cũng ủng hộ các nguyên tắc đánh thuế do A.Smith đưa ra:

Các công dân, tùy khả năng và cố gắng tối đa, phải góp phần giúp đỡ ngân sách chính phủ.

Phần thuế mỗi người phải nộp cần rõ ràng, không được áp đặt đôi đoán.

Thuế phải thu đúng hạn và với phương thức thuận lợi nhất cho người nộp. Thuế phải tính toán sao cho nhân dân đóng góp ít nhất và số tiền này chỉ nằm

33 trong công quỹ thời gian ngắn nhất.

Với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nong phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. tập trung nghiên cứu lợi thế so sánh, một khái niệm được coi là quan trọng nhất trong lý thuyết thương mại quốc tế. Trong mô hình Ricardo, các nước tập trung chuyên môn hóa sản xuất vào mặt hàng mà họ có thể sản xuất hiệu quả nhất. Không giống như các lý thuyết khác, mô hình của Ricardo dự đoán rằng các nước sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn vào một loại hàng hóa thay vì sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Thêm vào đó, mô hình Ricardo không xem xét trực tiếp đến các nguồn lực, chẳng hạn như quan hệ tương đối giữa lao động và vốn trong phạm vi một nước. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.

34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ 2006 ĐẾN 2011

Một phần của tài liệu Luận văn: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pptx (Trang 33 - 35)