Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường Marketing thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thiết bị Alpha (Trang 34 - 40)

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, bản thân nó đều tồn tại những mặt mạnh cũng như tồn tại trong nó những mặt yếu. Kinh doanh trên thương trường thì luôn song song tồn tại cơ hội và thách thức. Mặt mạnh cũng như mặt yếu, cơ hội cũng như thách thức luôn tồn tại xen kẽ nhau. Chính vì thế

nhận ra dâu là mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội cũng như thách thức sẽ giúp cho doanh nghiệp có những chính sách đúng đắn trong kinh doanh nói chung cũng như trong Marketing nói riêng. Việc phân tích SWOT (ma trận kết hợp: điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức) giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác hơn về các chính sách của mình.

Đối với Công ty Alpha cũng không là ngoại lệ. Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty, tôi nhận thấy một số điểm sau:

Thứ nhất, điểm mạnh của Công ty Alpha:

Là nhà sản xuất vừa là đại lý độc quyền nên Alpha có được sự ưu đãi nhất định từ phía các nhà cung cấp trong vấn đề giá cả, nguồn hàng.

Công ty có một đội ngũ lao động có trình độ. Tuy còn có những hạn chế, nhưng lực lượng lao động của Công ty có những điểm mạnh của riêng mình. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao. Lực lượng lao động có tuổi đời trẻ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Ban giám đốc có trình độ và tầm nhìn rộng. Hơn thế họ là một lớp người trẻ nên rất năng động. Công ty luôn giữ chữ tín với bạn hàng. Hàng hoá và sản phẩm của Công ty cung cấp luôn đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn. Với các nhà cung cấp, Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt.

Thứ hai, điểm yếu của Công ty Alpha:

- Hệ thống phân phối của Công ty còn nhỏ và có nhiều hạn chế.

- Đội ngũ bán hàng chưa có nghiệp vụ vững vàng về Marketing, thái độ phục vụ còn chưa chuyên nghiệp.

- Công ty chưa có phòng Marketing riêng.

- Hệ thống thông tin về khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh còn yếu.

Thứ ba, cơ hội của Công ty Alpha:

Nhu cầu xây dựng hiện nay đang trên đà tăng cao, do đó nhu cầu về những mặt hàng mà Alpha cung cấp cũng tăng theo.

Thị trường ngày được mở rộng do dân số tại địa bàn Hà Nội ngày một tăng và địa bàn thành phố đang được mở rộng.

Thị trường còn đang thiếu nhà cung cấp mang tính chuyên nghiệp cao. Thứ tư, thách thức của Công ty Alpha:

Các đối thủ cạnh tranh của Công ty ngày một nhiều. Do nhu cầu về thiết kế và xây dựng trong các nhà máy cũng như trong dân dụng tăng lên đồng nghĩa với việc nhiều công ty như Alpha cũng xuất hiện nhiều hơn. Cùng với nó yêu cầu đối với sản phẩm cũng ngày một tăng cao đồi hỏi công ty Alpha phải liên tục đổi mới sản xuất, nâng cao công nghệ để tăng chất lượng hàng của mình.

Bên cạnh đó chính sách của nhà nước về thuế khoá, tài chính hỗ trợ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Tổng hợp những yếu tố trên ta có được bảng ma trận SWOT sau:

Biểu 9: Phân tích ma trận SWOT.

Cơ hội (O):

 Nhu cầu xây dựng trong các khu

Thách thức (T):

 Đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều.  Hành lang pháp lý

công nghiệp và nhà dân tăng cao.  Thị trường ngày một mở rộng.  Còn thiếu nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. còn nhiều bất cập.  Chính sách hỗ trợ

kinh doanh chưa hợp lý. Điểm mạnh (S):  Có sự ưu đãi về giá, nguồn hàng.  Đội ngũ lao động trẻ có trình độ.  Luôn giữ chữ tín với khách hàng. Chất lượng hàng hoá được đảm bảo.  Có quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Phối hợp S/O:  Chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo.  Thị trường được mở rộng. Còn thiếu nhà cung cấp chuyên nghiệp.  Đội ngũ lao động trẻ và có trình độ.  Giá cả hợp lý và phong phú. Phối hợp S/T:  Mối quan hệ tốt.  Giữ chữ tín.  Đối thủ cạnh tranh.  Hành lang pháp lý chưa được tốt. Điểm yếu (W):  Hệ thống phân phối còn nhỏ và hạn chế.  Đội ngũ bán hàng còn yếu về nghiệp vụ Phối hợp W/O:  Ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm và tầm nhìn xa.  Đội ngũ bán hàng trực tiếp còn thiếu Phối hợp W/T:  Đội ngũ bán hàng trực tiếp còn thiều trình độ về Marketing.

 Thiếu thông tin về đối thủ và khách

Marketing.

 Chưa có phòng Marketing.

 Thông tin trong kinh doanh còn yếu.  Nguồn vốn bị hạn chế. trình độ về marketing.  Thiếu thông tin.

hàng.

 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5. Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động Marketing trong công ty và nguyên nhân dẫn tới ưu và nhược điểm đó nguyên nhân dẫn tới ưu và nhược điểm đó

+ Ưu điểm của hoạt động Marketing trong công ty Alpha

Trong lĩnh vực Marketing công ty Alpha nếu đi vòa thực hiện sẽ có nhiều điểm mạnh đó là việc phát triển hoạt động Marketing sẽ thuận lợi hơn. Đó chính là do các nguyên nhân:

Nắm được chủ động về giá nên sản phẩm sẽ có giá thành giảm đi so với các công ty cạnh tranh, điều này rất thuận lợi cho hoạt động Marketing của công ty.

Đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ dẫn đến sự năng động sáng tạo trong công việc. Đây là một điểm vô cùng có lợi cho hoạt động Marketing của công ty Alpha.

Việc nhu cầu của thị trường hiện nay về các vật liệu phục vụ cho xây dựng và nội thất đang ngày một tăng lên dẽ làm cho việc đảy mạnh hoạt động Marketing của cong ty trở lên có hiệu quả tuy cũng đồng nghĩa với việc có thếm nhiều đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó việc giữ được quan hệ tốt với khách hàng sẽ giúp công ty quảng bá sản phẩm tới khách hàng cũ cũng như khách hàng mới được dễ dàng hơn do vậy hoạt động Marketing nếu được đẩy mạnh sẽ đạt được hiệu quả cao.

+ Nhược điểm của hoạt động Marketing trong công ty Alpha

Do từ trước tới nay hoạt động Marketing trong công ty Alpha vẫn còn sơ sài và chưa được đẩy mạnh và đầu tư đúng mực nên kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đã không được như ý muốn.

Tuy có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nhưng lại phân bố chưa hợp lý. Mặt khác đội ngũ bán hàng của công ty lại chưa được đào tạo đúng về nghiệp vụ Marketing.

Nguyên nhân khác là do nguồn vốn hiện nay còn hạn chế lại tập trung phần lớn cho việc sản xuất và phân phối nên việc đầu tư cho hoạt động Marketing đang gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường Marketing thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thiết bị Alpha (Trang 34 - 40)