Một trong những điểm cần xem xét trong mạng GPRS, đó là khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về tốc độ dữ liệu. GPRS có chức năng cho phép làm tăng hoặc giảm phần tài nguyên của mạng ấn định cho GPRS dựa trên khả năng phân bổ động và được điều khiển bởi nhà khai thác.
GPRS có một vài chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ QoS. Nó có thể cung cấp cho khách hàng các loại QoS khác nhau.
•Mức độ ưu tiên của loại dịch vụ: Cao/trung bình/thấp.
•Mức độ tin cậy: định nghĩa thành ba lớp.
•Độ trễ: có bốn lớp trễ.
•Độ thông tải: tốc độ bit tối đa và tốc độ bit trung bình.
5.2.1. Mức độ ưu tiên dịch vụ
Thể hiện quyền ưu tiên của một dịch vụ so với dịch vụ khác.
Có ba mức độ ưu tiên dịch vụ:
•Ưu tiên mức cao: dịch vụ được đảm bảo ở trên tất cả các mức khác.
•Ưu tiên mức trung bình: đảm bảo sẽ được duy trì trên cấp ưu tiên của các user có quyền ưu tiên thấp.
•Ưu tiên mức thấp: sẽ được đảm bảo sau khi quyền ưu tiên ở mức trung bình và mức cao đã được thực hiện.
5.2.2. Độ tin cậy (Reliability)
Chỉ ra các đặc tính truyền tải mà một ứng dụng nào đó yêu cầu. Bảng dưới đây thể hiện ba cấp độ tin cậy khác nhau của mạng GPRS, nó chỉ ra giá trị cực đại cụ thể cần phải đảm bảo cho tương ứng với các cấp độ tin cậy về xác suất tổn thất, mất tuần tự và xác suất sai lệch của các gói tin.
Bảng 5.1. Bảng phân loại độ tin cậy. Độ tin cậy được phân loại theo khả năng:
•Bị mất các khối dữ liệu dịch vụ.
•Bị trùng lặp các khối số liệu dịch vụ.
•Bị sai lệch các khối số liệu dịch vụ.
•Bị gián đoạn các khối số liệu dịch vụ.
5.2.3. Trễ
Mặc dù GPRS không được xem như hệ thống “ lưu và chuyển ”, nhưng nó vẫn có trễ trong bản thân thiết bị và các giao thức hỗ trợ của nó.
Trễ được định nghĩa là giá trị cực đại thời gian trễ trung bình và trễ 95% (là thời gian trễ tối đa mà 95% SDU sẽ được giải phóng qua giao diện) (bảng 5.2). Giá trị trễ được xác định là khoảng thời gian truyền gói tin từ đầu cuối đến đầu cuối giữa hai MS hoặc giữa MS với một giao diện Gi của một mạng dữ liệu chuyển mạch gói PDN nào đó. Giá trị trễ này bao gồm toàn bộ giá trị trễ phát sinh bởi các quá trình trễ bên trong mạng GPRS mà không tính tới giá trị trễ phát sinh ngoài mạng GPRS.
Trễ của GPRS có thể được phân loại như trong bảng 5.2. Mức tin cậy Xác suất Ví dụ về các ứmg dụng đặc trưng Mất gói (SDU) Truyền lại
gói (SDU) Mất tuần tựgói (SDU)
Sai lệch gói (SDU)
1 10-9 10-9 10-9 10-9 Dễ bị lỗi, không có khả năng sửa lỗi, khả năng chịu lỗi kém.
2 10-4 10-5 10-5 10-6 Dễ bị lỗi, khả năng sửa lỗi hạn chế, khả năng chịu lỗi tốt.
3 10-2 10-5 10-5 10-2 Không bị lỗi, khả năng sửa lỗi và khả năng sửa lỗi tốt
Các trễ này bao gồm:
•Trễ truy nhập kênh vô tuyến (đường lên hoặc đường xuống).
•Trễ chuyển tiếp kênh vô tuyến (đường lên/đường xuống).
•Trễ mạng GPRS.
Mức
Trễ (các giá trị tối đa)
Gói (SDU) 128 byte Gói (SDU)1024 byte Trễ truyền dẫn
trung bình (sec) Trễ 95% (ssec) Trễ truyền dẫntrung bình Trễ 95% (sec) 1 <0.5 <1.5 <2 <7
2 <5 <25 <15 <75 3 <50 <250 <75 <375 4 Phương thức Best Effort
Bảng 5.2. Bảng phân loại độ trễ.
5.2.4.Thông lượng
Thông lượng (Throughput) được xác định bởi hai yếu tố:
•Tốc độ bit cực đại: tốc độ bit cực đại có thể đạt tới giá trị của tốc độ truyền tải tin tức, được phân chia thành 9 giá trị trong khoảng từ 8 Kbps đến 2 Mbps.
•Tốc độ bit trung bình: tốc độ bit trung bình được tính cho cả các chu kỳ mà ở đó có thể không có dữ liệu truyền tải (ví dụ kiểu cụm lưu lượng). Mạng có thể thoả thuận thông số dung lượng ở mọi thời gian trong suốt một phiên. Có nhiều loại thông lượng trung bình thay đổi trong khoảng 19 giá trị (từ 0.22 bps đến 111 Kbps)
5.2.5.Giám sát (Monitor)
Như một đặc tính tuỳ chọn, MS có thể giám sát các thông số QoS và thông báo chúng cho người dùng. Sự ứng dụng được cung cấp ở các điểm tham khảo R và S của nó, các thông số đang được kiểm soát là:
•Thông lượng.
•Trễ truy nhập kênh vô tuyến.
•Trễ vòng MS-PLMN.
•Độ tin cậy.