- 63
2.2.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
tranh của doanh nghiệp:
Nhìn chung những năm trở lại đây, doanh thu của Công ty tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước.
Tình hình tiêu thụ của Công ty:
Tình hình doanh thu của Công ty qua các năm gần đây
(Đơn vị tính: triệu đồng VND)
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1 Giá trị sản lượng đã thực hiện (triệu trang
in)
2.400 2.700 2.700 3.100
-Trong đó DT cung cấp cho Vietnam
Airlines
38.425 43.452
3 Lợi nhuận trước thuế 531,554 593,489 2.773,166 3.142,490 4 Lợi nhuận sau thuế 1.380,82
2
1.426,260 2.773,166 3.142,490 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Công ty tăng đều đặn qua các năm, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, đó là do có sự đầu tư của Công ty vào mở rộng sản xuất.
Cùng với tăng doanh thu, lợi nhuạn qua các năm cũng có sự tăng lên đáng kể, nếu như năm 2005 lợi nhuận của công ty mới chỉ đạt 1,38 tỷ thì đến năm 2008 đã đạt được hơn 3,1 tỷ đồng.
Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm:
Tỷ suất lợi nhuận của các sản phẩm khác nhau
(đơn vị: VND/ sản phẩm)
Sản phẩm Giá thành Giá bán Lãi gộp %lãi gộp/ giá bán
Khăn ướt 385,68 450 63,13 14,25
Giấy hộp 3803,1 4200 396,9 9,45
Giấy vệ sinh 1773,6 2000 226,4 11,32
Túi đựng rác 3324,31 3650 307,7 8,43
Bao đũa 226,45 250 23,55 9,42
Khăn tay thơm 2191,25 2500 308,75 12,35
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Bảng cho ta biết về tác động tỷ suất lợi nhuận tới sự tăng giảm khác nhau về sản lượng tiêu thụ giữa các sản phẩm, theo đó các sản phẩm khăn ướt có vai trò quan trọng trong chiến lược sản phẩm của Công ty do sản phẩm này có tỷ lệ lãi gộp trên giá bán là cao nhất so với các sản phẩm khác.
Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận cũng chỉ thể hiện định hướng phát triển sản phẩm của Công ty. Thực tế cho thấy hai sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận khá cao như khăn tay thơm và giấy vệ sinh cũng chỉ có mức thay đổi sản lượng bán không khả quan (giảm 62% đối với mặt hàng khăn tay thơm và tăng trung bình 30% đối với mặt hàng giấy vệ sinh). Điều này cho thấy sản lượng bán phải chịu sự tác động lớn hơn từ áp lực cạnh tranh cũng như những yêu cầu từ phía khách hàng đối với sản phẩm, qua đó cũng thể hiện một thực tế là hai sản phẩm này chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường cũng như không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.
Tình hình tiêu thụ theo khu vực địa lý:
Thị trường hiện tại của Công ty gồm có hai thị trường lớn là thị trường ngoài và Tổng Công ty Hàng không, trong đó phần thị trường ngoài ngành chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc và một phần nhỏ ở thị trường khu vực miền Nam, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh. Bảng dưới đây cho thấy tình hình tiêu thụ của hai thị trường này trong hai năm gần đây.
Tổng hợp kết quả tiêu thụ theo thị trường
Năm 2005 2008
Thị trường Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đ)
Tổng công ty 79,49 19,44 62,4 27,37 Khu vực miền Bắc 15,5 3,79 26,6 11,67 Hà Nội 11,38 2,21 15 6,58 Ngoại tỉnh 4,12 1,58 11,6 5,09 TP. Hồ Chí Minh 5,01 1,23 11,01 6,9
Qua bảng trên ta thấy rằng doanh thu cũng như tỷ trọng sản lượng bán của Công ty trên thị trường ngoài Tổng Công ty có tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt là đối với thị trường khu vực thành phố Hồ Chí Minh, một thị trường đầy tiềm năng và sẽ trở thành thị trường mục tiêu của Công ty trong tương lai. Riêng khu vực thị trường phía Bắc, trong khi thị trường ngoại tỉnh có sự tăng trưởng khá (từ 4,12% năm 2005 lên 11,6% năm 2008) thì thị trường Hà Nội do việc cạnh tranh gay gắt giữa Công ty với một số lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cùng loại nên có sự tăng trưởng chậm (từ 11,38% năm 2005 lên 15% năm 2008). Hiện tượng này là tất yếu và là một yếu tố khách quan mà Công ty phải chấp nhận khi tham gia vào thị trường nóng bỏng như thị trường Hà Nội. Tuy nhiên nó cũng hé mở một hướng đi chiến lược khác cho Công ty bằng việc đẩy mạnh sản lượng bán trên thị trường các tỉnh phía Bắc, nơi mà sự cạnh tranh cũng như yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm còn chưa cao. Một vấn đề nữa cần phải được nhắc đến đó là sự mất cân đối rõ ràng giữa hai khu vực thị trường trong và ngoài ngàng đang có nguy cơ đe dọa tới những phần thị trường còn rất mỏng manh của Tổng Công ty trên thị trường ngoài ngành do việc Công ty phải tập trung quá nhiều nguồn lực cho thị trường Tổng Công ty.