MỚI THEO CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN
1.Chuyên môn hoá công việc:
So với cơ cấu tổ chức cũ, thì cơ cấu tổ chức mới có sự chuyên môn hoá ở mức cao hơn. Có thể thấy, điểm mới và cốt lõi trong mô hình tổ chức theo cơ chế “một cửa” là: Giao cho phòng Tiếp nhận - quản lý hồ sơ làm đầu mối tiếp nhận và trả kết quả đối với tất cả các mảng hoạt động nghiệp vụ; Các phòng chuyên môn khác chỉ chuyên sâu vào thực thi tác nghiệp (chuyên môn hoá) theo chức năng, nhiệm vụ mà không trực tiếp làm việc với cơ quan, đơn vị và cá nhân có nhu cầu giải quyết công việc. Điều này làm cho năng suất lao động tăng lên, công việc được giải quyết nhiều hơn.
Về chức năng và nhiệm vụ của các phòng cũng được quy định một cách rõ ràng, không còn chồng chéo lên nhau. Các chức năng, nhiệm vụ đã bao hàm được toàn bộ công việc mà mỗi phòng phải làm, và công việc chung của cơ quan. Mỗi phòng đều có nhiệm vụ riêng của mình nhưng bên cạnh đó các phòng đều có các nhiệm vụ chung đó là:
o Phối hợp thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật.
o Giải quyết đơn thư khiếu lại tố cáo.
o Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
o Quản lý công chức theo phân cấp của BHXH tỉnh.
Tuy nhiên nhiệm vụ 1 một số phòng còn nặng nề, 1 số phòng không cần thiết phải phân chia làm cho cơ cấu tổ chức cồng kềnh như Phòng Tổ chức – Hành chính kiêm cả 2 việc:
o Công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, biên chế
o Công tác tổng hợp, hành chính, quản trị, tuyên truyền.
Đây là 2 nhiệm vụ rất rộng. Với số lượng nhân viên ít điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực có gắng của các cán bộ trong phòng mới hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó Phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ, phòng Công nghệ thông tin ta có thể chuyển thành một bộ phận nào đó của một phòng ban.
2.Phân chia BHXH tỉnh thành các bộ phận và mô hình tổ chức bộ phận.
Mô hình tổ chức bộ phận của BHXH tỉnh Bắc Ninh trước và sau đổi mới là giống nhau – đó là mô hình tổ chức bộ phận hỗn hợp trong đó có sự kết hợp giữa mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng và mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư. Tuy nhiên, sau khi đổi mới BHXH tỉnh Bắc Ninh đã phân chia lại thành các bộ phận khác nhau, cơ cấu BHXH tỉnh Bắc Ninh đã có sự thay đổi tăng từ 8 phòng lên 9 phòng: Bỏ phòng BH tự nguyện; Thành lập
phòng Cấp sổ thẻ và phòng Quản lý hồ sơ. Trong đó, có sự điều động, luân chuyển cán bộ giữa các phòng, và từ phòng cũ sang phòng mới:
Phòng cấp sổ thẻ có 7 biên chế trong đó có:
o Trưởng phòng Kiểm tra sang làm trưởng phòng Cấp sổ, thẻ
o Điều động 03 cán bộ từ phòng BH tự nguyện sang phòng Cấp sổ, thẻ
o Điều động 02 cán bộ từ phòng Thu sang phòng cấp sổ, thẻ
o Điều động 01 cán bộ từ phòng Công nghệ thông tin sang phòng Cấp sổ, thẻ.
Phòng tiếp nhận - Quản lý hồ sơ có 7 biên chế trong đó có:
o Trưởng phòng BH tự nguyện sang làm trưởng phòng Tiếp
nhận - Quản lý hồ sơ.
o Điều động 01 cán bộ phòng Chế độ - Chính sách BHXH, 01
cán bộ từ phòng Thu, 01 cán bộ từ phòng Giám định chi sang làm ở bộ phận 1 cửa của phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ.
o Điều động 03 cán bộ phòng Công nghệ thông tin sang phòng
Tiếp nhận – Quản lý hồ sơ: Trong đó có 1 người làm cán sự, 1 người làm kho hồ sơ.
Việc thực hiện mô hình tổ chức bộ phận hỗn hợp (mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng và mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư) đã làm phát huy được những ưu điểm của 2 mô hình và giảm được những hạn chế của chúng:
1. Ưu điểm.
o Hiệu quả tác nghiệp ở các bộ phận sẽ cao hơn
o Phát huy đầy đủ những ưu thế của việc chuyên môn hoá
o Giữ được sức mạnh và uy tín của chức năng chủ yếu
o Đơn giản hoá việc đào tạo
o Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên.
o Tạo điều kiện kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.
1. Ưu điểm
o Chú ý đến vấn đề của địa phương
o Có thể phối hợp các bộ phận chức năng và hướng các hoạt động này vào các thị trường cụ thể.
o Tận dụng được tính hiệu quả của các nguồn lực và hoạt động tại địa phương.
o Có được thông tin tốt hơn về thị trường.
o Tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo các cán bộ quản lý chung.
2. Nhược điểm
o Thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra chỉ tiêu chiến lược
o Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng.
o Chuyên môn hoá quá mức tạo cái nhìn hạn hẹp ở các cán bộ quản lý.
o Hạn chế sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý chung
o Đổ trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung của tổ chức cho cấp lãnh đạo cao nhất.
2. Nhược điểm
o Khó duy trì hoạt động thực tế trên diện rộng của tổ chức một cách đơn thuần.
o Đòi hỏi phải có nhiều cán bộ quản lý.
o Công việc có thể trùng lặp.
o Khó duy trì việc ra quyết định và kiểm tra một các tập trung
Tuy nhiên còn có hạn chế còn chưa khắc phục được đó là: Thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra chỉ tiêu chiến lược. Tuy nhiên
hiện nay chỉ tiêu chiến lược không phải do BHXH tỉnh Bắc Ninh mà là do BHXH Việt Nam. Hằng năm BHXH Việt Nam đều đưa ra nhiệm vụ giao cho BHXH tỉnh Bắc Ninh. Như trong năm 2009, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam giao cho BHXH tỉnh Bắc Ninh như sau10:
Biểu số 2.1: Dự toán ngân sách năm 2009 của BHXH tỉnh Bắc Ninh.
Thứ tự Nội dung Số tiền
I Các chỉ tiêu thu
1 Thu BHXH, BHYT bắt buộc
1.1 Số đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (người)
a Tổng số đối tượng 247.200
b Trong đó cùng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc 83.200
1.2 Số tiền (triệu đồng) 286.500
a Thu BHXH bắt buộc 217.800
b Thu BHYT bắt buộc 68.200
2 Thu BHYT tự nguyện
2.1 Số đối tượng tham gia 127.200
a Học sinh, sinh viên 90.000
b Tự nguyện khác 37.200
2.2 Số tiền (triệu đồng) 17.460
a Học sinh, sinh viên 9.460
b Các đối tượng khác 8.060
3 Thu BH thất nghiệp
3.1 Số đối tượng tham gia 120.000
3.2 Số tiền 22.600