CHƯƠNG III SM TI VI TNAM ẠỆ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM TẠI VIỆT NAM (Trang 48 - 64)

CẢNH BÁO SỚM TẠI VIỆT NAM

I. Quan điểm định hướng của Chính phủ về xây dựng hệ thống cảnh báo sớm

Để xây dựng được một hệ thống cảnh báo sớm kinh tế hoàn chỉnh là một quá trình khó khăn và không dơn giản. Kinh nghiệm của các nước về việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc... cho thấy để xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm kinh tế cần có các bước đi phù hợp, cụ thể. Trong điều kiện của Việt Nam như hiện nay, Công tác cảnh báo sớm nên đi theo các bước sau:

Thứ nhất: Học hỏi kinh nghiệm về xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ở các quốc gia đi trước và đã thành công trong việc việc vận hành có hiệu quả hệ thống này (cả những nước phát triển và đang phát triển).

Thứ hai: Từ những kinh nghiệm học hỏi được, tiến hành xây dựng thí điểm cảnh báo ở một vài lĩnh vực cụ thể như tài chính, ngân hàng (là những lĩnh vực nhạy cảm với sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội).

Cuối cùng mới tiến hành xây dựng đồng bộ hệ thống cảnh báo sớm ở các lĩnh vực khác nhau do các cơ quan chuyên ngành ở lĩnh vực đó thực hiện. Cùng với việc tiến hành xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ở các cơ quan chuyên môn riêng lẻ như vậy, một vấn đề rất quan trọng là phải hình thành lên một cơ quan đầu mối để điều phối và tập hợp các kết quả cảnh báo trình Chính phủ.

Tóm lại, trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hoạt động giao thương hàng hoá và dịch vụ, tài chính và ngân hàng ngày càng đa dạng, phức tạp, đòi hỏi trình độ và năng lực cao trong việc giám sát, quản lý rủi ro, dự báo và cảnh báo sớm cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo kinh tế, việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, rất cần nhận được sự quan tâm và nguồn lực thích hợp từ phía Chính phủ và các nhà hoạch

II. Giải pháp về phía Chính phủ

1. Hoạt động cảnh báo sớm được tiến hành với sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành

Quy định cụ thể, rõ ràng vị trí, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức trong công tác phối hợp cảnh báo sớm và xử lý hậu quả của khủng hoảng

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tế của các kết quả dự báo, cảnh báo kinh tế nói riêng, quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa đơn vị làm công tác dự báo, cảnh báo với nhau cũng như với các đơn vị quản lý nhà nước khác trong thực tiễn điều hành kinh tế, nhất là giữa các cơ quan liên quan trong việc dự báo, đề xuất và thực thi phương án, các chính sách và giải pháp thích ứng. Dự báo, cảnh báo tốt giúp các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả điều hành thực tiễn.

- Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong công tác cảnh báo sớm, như phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia), Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành ngành khác, đặc biệt là trong cảnh báo lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

- Cần xây dựng cơ chế, quy định rõ trách nhiệm cho từng cơ quan trong hoạt động giám sát, dự báo và xử lý những rủi ro xảy ra trong nền kinh tế. Kinh nghiệm của Inđônêxia trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 cho thấy rằng các cơ quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi cần có sự phối hợp chặt chẽ trong xử lý khủng hoảng.

2. Hình thành một cơ quan đầu mối về công tác cảnh báo sớm

Thị trường tài chính càng phát triển thì sự đan xen trong hoạt động giữa hệ thống ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm càng sâu, rộng. Để giám sát có hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính - tiền tệ nói riêng thì sự tách bạch, phân tán hoạt động thanh tra, giám sát đối với từng lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm không còn phù hợp nữa. Theo kinh nghiệm quốc tế, cần có một cơ quan giám sát chung toàn bộ nền kinh tế.

Như đã phân tích ở trên, hiện đã có một số các đơn vị, tổ chức đang tiến hành công tác cảnh báo sớm ở Việt Nam trên một số lĩnh vực cụ thể như Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia, CIEM, NCEIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)... Tuy nhiên các đơn vị này thường tiến hành công tác cảnh báo sớm một cách độc lập và đệ trình những kết quả cảnh báo sớm riêng rẽ lên Chính phủ, do đó rất khó cho Chính phủ trong việc lựa chọn một kết quả tốt nhất để phục vụ cho công tác quản lý điều hành. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ nên thành lập một cơ quan đầu mối về công tác cảnh báo. Cơ quan này sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc tập hợp các kết quả cảnh báo của các đơn vị. Trên cơ sở các kết quả cảnh báo trong các lĩnh vực cụ thể đó, cơ quan đầu mối tổng hợp và đưa ra các cảnh báo trình Chính phủ.

Theo quan điểm của tôi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được trao quyền giám sát công tác quản lý kinh tế vĩ mô của cả nước, vì thế đây là cơ quan tốt nhất chịu trách nhiệm quản lý hệ thống giám sát và cảnh báo sớm kinh tế vì hệ thống này bao quát toàn bộ nền kinh tế, không chỉ trong một lĩnh vực nhất định. Trong Bộ, NCEIF với hai chức năng quan trọng là thông tin và dự báo kinh tế vĩ mô đã có những nền tảng quan trọng trong công tác cảnh báo sớm (hệ thống các cơ sở dữ liệu, các mô hình kinh tế, nhóm cảnh báo sớm,...), đang tiến hành những bước đi đầu tiên hướng tới xây dựng EWS kinh tế vĩ mô với mục tiêu nhằm giám sát những bất ổn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung, phát hiện những nguyên nhân có thể dẫn tới những tổn thương nền kinh tế và từ đó đề xuất giải pháp xử lý tránh những nguy cơ này. Đây là những những điều kiện cần thiết, thuận lợi để hình thành một cơ quan đầu mối về cảnh báo tại Trung tâm.

3. Hình thành nguồn thông tin có chất lượng

Muốn cảnh báo hay dự báo đúng phải có nguồn thông tin, dữ liệu chính xác và phải lường định đúng các yếu tố tác động. Để thực hiện được yêu cầu này, cần lưu ý những vấn đề sau:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng số liệu thống kê phục vụ công tác phân tích, dự báo và cảnh báo kinh tế. Trong đó, rất cần có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành và đặc biệt là của Tổng cục thống kê, cụ thể:

+ Rà soát lại hệ thống chỉ tiêu thống kê, trên cơ sở đó bổ sung những chỉ tiêu thống kê mới (các chỉ tiêu liên quan tới chất lượng tăng trưởng kinh tế thực, chỉ tiêu tài chính - tiền tệ, xã hội, môi trường...). Đồng thời, cần có những quy định và biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự chênh lệch giữa các con số thống kê được công bố của các bộ ngành khác nhau, hay giữa con số thống kê của các tỉnh và con số thống kê của trung ương.

+ Nâng cao tần suất công bố thông tin đối với một số chỉ tiêu. Một số chỉ tiêu chỉ được công bố thường kỳ hàng năm có thể cần nghiên cứu rút ngắn thời gian công bố xuống

Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (NCEIF)

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Ngân hàng

Trung ương

Bộ Tài chính Các bộ ngành, cơ quan,

6 tháng/lần hoặc công bố theo quý để phản ánh đúng hơn hiện trạng nền kinh tế, tránh tình trạng thông tin "lỗi thời", gây khó khăn cho công tác chạy mô hình (chỉ tiêu ngân sách, cung tiền M2, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nước, nợ nước ngoài...).

+ Đảm bảo công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời trong việc công bố các chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhằm đánh giá mức độ an toàn của nền kinh tế như: (1) Tăng trưởng kinh tế; (2) Các luồng vốn vào - ra; (3) Cán cân vãng lai, cán cân thanh toán; (4) Thu - chi ngân sách; (5) Cung tiền… Thông qua các chỉ số này, các nhà kinh tế mới có khả năng đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế, đặc biệt là nền tài chính quốc gia.

- Hình thành được một nguồn thông tin có chất lượng dùng chung thống nhất cho cả nước (hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung). Lý do là các nhân tố rủi ro của nền kinh tế luôn có mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Việc lập ra một cơ sở dữ liệu dùng chung còn là biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng “cát cứ thông tin”, “độc quyền về thông tin” vốn đang là vấn đề nổi cộm tại Việt Nam hiện nay. Cơ sở dữ liệu dùng chung còn cho phép quản lý có hiệu quả công tác báo cáo, cung cấp đầy đủ số liệu phục vụ phân tích, dự báo và cảnh báo sớm kinh tế.

+ Trong việc hình thành nên hệ thống, Chính phủ phải là người đảm nhận vai trò điều hành chung, tạo khuôn khổ hành lang pháp lý. Cơ sở dữ liệu tốt nhất do Tổng cục thống kê vận hành, các bộ, ngành liên quan phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về lĩnh vực mình phụ trách.

+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thống kê và thu thập số liệu. Cơ sở dữ liệu khi hình thành cần được công bố rộng rãi qua website để mọi người có thể dễ đàng truy cập và truy xuất dữ liệu cần thiết

4. Đào tạo nguồn nhân lực

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ trông công tác cảnh báo sớm cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Theo kinh nghiệm tại nhiều nước đi trước, bộ phận cảnh báo sớm kinh tế là một bộ phận rất tinh gọn nhưng lại có khả năng xử lý một lượng lớn thông tin, thu thập và nắm bắt tình hình kinh tế cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy,

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cảnh báo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

- Để có thể hình thành nên đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này, cần phải nhanh chóng có chính sách đào tạo, đặc biệt là việc gửi người đến các nước đã có hệ thống cảnh báo tương đối hoàn chỉnh để học và thực hành ngay tại nước sở tại (Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc...).

- Có những cơ chế đãi ngộ xứng đáng để khuyến khích các cán bộ và thu hút các chuyên gia đầu ngành tham gia vào công tác này. Công tác cảnh báo sớm nếu được thực hiện hiệu quả thì lợi ích đem lại cho nền kinh tế sẽ vượt xa những chi phí bỏ ra.

- Trong điều kiện còn nhiều hạn chế cho việc áp dụng các phương pháp định lượng nhằm cảnh báo sớm kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng của cảnh báo sớm kinh tế sử dụng phương pháp định tính (ý kiến chuyên gia). Như đã biết, bản thân công tác xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nền kinh tế ở nước ta còn chưa thực sự được tiến hành, trong khi đã có hệ thống này thì các chuyên gia kinh tế cũng sẽ phải mất một thời gian tương đối để có thể hiểu và vận dụng được. Việt Nam muốn đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm nền kinh tế cần phải đi tắt đón đầu trong bước đi này. Song song với việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế, từng bước xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nền kinh tế vĩ mô, cần nhanh chóng đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ chuyên gia kinh tế phục vụ cho công tác phân tích cảnh báo sớm. Ý kiến chuyên gia chỉ thực sự đóng góp hiệu quả trong việc đưa ra kết quả cảnh báo sớm khi bản thân các chuyên gia kinh tế phải hiểu được nguyên tắc xây dựng, cơ sở vận hành mô hình. Nếu không rất dễ dẫn đến tính trạng phân tích chuyên gia mang nặng yếu tố chủ quan, cảm tính hoặc không có sự liên hệ logíc với kết quả cảnh báo...

5. Lựa chọn phương pháp và mô hình cảnh báo thích hợp

Do đặc điểm Việt Nam là nước đang phát triển, hệ thống thông tin còn yếu, các thông tin thường bị phân tán, chia cắt, rời rạc, đóng băng và thiếu chuẩn hoá thống nhất giữa các nguồn và các đơn vị quản lý. Đó là chưa kể các thông tin lại không được công

khai. Đặc biệt, hệ thống các thông tin và dữ liệu chuyên ngành phục vụ trực tiếp công tác dự báo kinh tế dường như mới hình thành bước đầu, nhiều chỉ số còn thiếu, hoặc chưa được kết nối với hệ thống các chỉ số thống kê chính thức quốc gia hàng năm. Hiện nay, hướng đi khả thi nhất là Việt Nam nâng cao chất lượng của phương pháp cảnh báo sớm định tính và kết hợp với phương pháp cảnh báo sớm phi tham số (do phương pháp này không yêu cầu cao về số liệu, dễ thu thập, cập nhật...). Phương pháp này đã được xây dựng và áp dụng thử nghiệm tại NCEIF, trên thực tế vẫn còn khá nhiều hạn chế nhưng qua nghiên cứu cho thấy đây là phương pháp dễ thực hiện, có hiệu quả và rất phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Việc tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn, đề xuất bộ chỉ tiêu toàn diện hơn, xử lý số liệu tốt hơn chắc chắn sẽ đem lại nhiều kết quả rất hứa hẹn. Để thực hiện được vấn đề này, rất cần có sự quan tâm xem xét giúp đỡ của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như các cơ quan, đơn vị trong và ngoài bộ để NCEIF (Nhóm cảnh báo sớm) phát triển hơn nữa hướng đi này. Phương pháp chỉ số chu kỳ kinh tế cũng là môt phương pháp dễ hiểu và áp dụng trong điều kiện khó khăn về thông tin và số liệu tại Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin và nâng cao chất lượng cán bộ làm cảnh báo sớm, cũng cần nghiên cứu những phương pháp và mô hình mới có thể áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam

6. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác quốc tế về công tác cảnh báo sớm

Hiện nay các nền kinh tế trên thế giới đan xen và thâm nhập vào nhau một cách sâu rộng, toàn diện dẫn đến sự suy thoái hay đổ vỡ của một quốc gia thường có tác động ngay đến các quốc gia khác. Hay nói một cách khác, khủng hoảng mang tính toàn cầu. Do vậy công tác cảnh báo sớm của mỗi quốc gia để thực sự có hiệu quả phải có sự hợp tác với công tác cảnh báo của các quốc gia khác. Trong việc hợp tác đa quốc gia về công tác cảnh báo sớm, vai trò của Chính phủ là cần thiết và không thể thay thế. Chính phủ cần phải có những cơ chế, chính sách khuyến khích sự hợp tác này như khuyến khích tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin kinh tế - xã hội; mở rộng và đẩy mạnh việc thu thập,

cung cấp thông tin về tình hình kinh tế thế giới và khu vực, về các thị trường và đối tác chiến lược. Hợp tác trong lĩnh vực dự báo và cảnh báo tình hình kinh tế thế giới và những khu vực nhạy cảm, những lĩnh vực nhạy cảm như thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường xuất nhập khẩu, thị trường công nghệ, thị trường lao động...

III. Một số giải pháp thúc đẩy công tác cảnh báo sớm kinh tế tại Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia (NCEIF)

Như đã trình bày ở trên, theo quan điểm cá nhân tôi nhận thấy NCIEF (Bộ Kế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM TẠI VIỆT NAM (Trang 48 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w