CHƯƠNG II HC R NG CÔNG Á CC NH BÁO SM KINH I VI NAM ẠỆ Sc n th it phi tinh nh công tác c nh báo sm kin ht Vi tNam ởệ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 48)

I. Sự cần thiết phải tiến hành công tác cảnh báo sớm kinh tế ở Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là bước đi quan trọng và là xu thế tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Việt Nam cũng đang tích cực và chủ động hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà xu thế này đem lại thì rủi ro cũng không nhỏ bởi Việt Nam là nền kinh tế nhỏ, mở, phụ thuộc nhiều vào những biến động của kinh tế thế giới. Bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo là muốn đất nước phát triển bền vững thì phải quản lý được những rủi ro có thể xảy đến, chủ động đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời, tối thiểu hoá tổn hại cho nền kinh tế, tránh những “cú sốc” của các hiện tượng kinh tế, xã hội.

Như trên đã phân tích, khủng hoảng kinh tế thường gây ra những ảnh hưởng lớn và tiêu cực đối với tổng thể nền kinh tế trong một khoảng thời gian dài, cản trở đà phát triển ổn định, kéo theo là những tác động xấu đến chính trị, xã hội. Những biện pháp mang tính đối phó nhằm hạn chế khủng hoảng, khắc phục hậu quả khi khủng hoảng đã xảy ra thường mang tính sự vụ, rất tốn kém và ít hiệu quả. Vì vậy, việc tìm hiểu phương thức nhằm phát hiện sớm khủng hoảng kinh tế và chủ động ngăn chặn nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng ở mức thấp nhất luôn được đánh giá là cách làm hiệu quả, ít tốn kém và đang được nhiều nước áp dụng. Xét về hoàn cảnh thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam, việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm kinh tế là rất cần thiết.

1. Sự cần thiết của cảnh báo sớm đối với công tác hoạch định chính sách

Sau hơn hai thập kỷ kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về tăng trưởng và phát triển kinh tế, đặc biệt là những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng nhanh, tuy

nhiên Việt Nam cần cảnh giác trước những tác động xấu có thể đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao4.

Việt Nam đã và đang có nhiều cố gắng chủ động hội nhập tài chính thế giới và từng bước thực hiện tự do hoá tài chính. Trước hết là việc thiết lập các mối quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính - tiền tệ thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia các diễn đàn kinh tế: Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á- Âu, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)... gần đây nhất là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo lộ trình hội nhập như vậy, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục mở cửa thị trường ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng, tài chính.

Những bước tiến của kinh tế Việt Nam thời gian qua là rất ấn tượng khi duy trì đà tăng trưởng ổn định, liên tục cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, theo đó, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng được tăng cường. Tuy nhiên, theo cùng với quá trình phát triển, những bất ổn tự thân của nền kinh tế cũng dần bộc lộ, cụ thể:

- Thể chế pháp luật của Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, theo đó ở một số khía cạnh chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế, công tác kiểm tra, giám sát và thực thi pháp luật cũng còn nhiều điểm yếu cần khắc phục…

- Môi trường đầu tư, kinh doanh tuy có được cải thiện đáng kể trong một số năm trở lại đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của nhiều nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng Việt Nam vẫn chưa phát huy được tiềm năng và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với luồng vốn FDI vào khu vực.

- Từ cuối năm 2007 cho đến nay, nền kinh tế vĩ mô mang nhiều dấu hiệu bất ổn, thể hiện qua sự biến động mạnh của nhiều chỉ số vĩ mô như lạm phát, thâm hụt ngân sách, cán cân thương mại …

4 Cảnh báo của các chuyên gia kinh tế thuộc Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Hội nghị quốc tế về Công tác dự báo kinh tế vĩ mô do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội

+ Lạm phát liên tục tăng cao, nếu năm 2007 chỉ số CPI tăng 12,63% thì con số lạm phát của năm 2008 lên đến 19,89%. Giá các mặt hàng đều tăng mạnh, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu ảnh hưởng tới đời sống nhân dân và quá trình sản xuất

+ Cán cân thương mại thâm hụt ngày càng trầm trọng, năm 2006, thâm hụt thương mại là 5,1 tỷ USD; năm 2007, thâm hụt thương mại đạt 14,1 tỷ USD và năm 2008 lên đến 18 tỷ USD (xuất khẩu 62,7 tỷ USD, nhập khẩu 82,7 tỷ USD).

+ Thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản thời gian gần đây có nhiều biến động khó lường trước và khó quản lý. Sự hình thành và vỡ bong bóng tài sản cũng tạo ra nhiều sự biến động lớn cả về kinh tế và xã hội không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn lan rộng sang nhiều lĩnh vực kinh tế khác.

Một số nguyên nhân của tình trạng này là do

+ Công tác hoạch định chính sách của Việt Nam chưa hoạt động hiệu quả khiến khả năng phát hiện những bất ổn của nền kinh tế kém, do vậy tác động dây chuyền khiến công tác điều hành quản lý kinh tế vĩ mô còn chậm, phản ứng đối với những biến động của nền kinh tế thiếu nhất quán.

+ Trong một thời gian dài nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng cao song chưa chú ý nhiều tới chất lượng tăng trưởng, đặc biệt chất lượng đời sống của nhân dân còn nhiều yếu kém; định hướng phát triển ngành, đặc biệt tại các tập đoàn, tổng công ty còn nhiều sai sót ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư trong ngành kinh tế và của toàn xã hội còn thấp. Ngoài ra, công tác thu thập thông tin thị trường cũng như toàn bộ nền kinh tế còn chậm, thiếu chính xác và không mang tính hệ thống.

Chính những yếu kém kể trên khiến cho nền kinh tế Việt Nam rất dễ chịu tác động từ những biến động bên ngoài.Trong thời gian gần đây, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến một loạt các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế như sản xuất kinh doanh,

lao động việc làm, thương mại xuất nhập khẩu, thu hút FDI, thị trường chứng khoán, từ đó ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.5

Thách thức lớn nhất đối với các chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách là sự hài hòa giữa mục đích ngắn hạn và trung hạn. Muốn vậy, Việt Nam yêu cầu cấp bách phải nhanh chóng xây dựng hệ thống cảnh báo sớm - một công cụ nhằm cung cấp thông tin và từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu trong việc giám sát nền kinh tế, ngăn chặn khủng hoảng từ những dấu hiệu đầu tiên.

2. Sự cần thiết của công tác cảnh báo sớm đối với doanh nghiệp

Khi nền kinh tế bị tác động nạn nhân dễ xác định nhất chính là các doanh ngiệp. Năm 2008, trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao…kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không ít và bắt đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn. Quý I năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng GDP 9% nhưng đã giảm còn 6,5%; biên độ giá của các mặt hàng dao động mạnh, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua,…tất cả những biến đổi đó tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Khủng hoảng kinh tế khiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Theo phân tích thị trường quốc tế: Tăng trưởng GDP suy giảm 1% sẽ làm mức tăng trưởng doanh nghiệp giảm 4%, đối với Việt Nam, do thị trường đang phát triển, mức độ tác động sẽ lớn hơn nhiều.

Hầu hết các doanh nghiệp “tồn tại” được trong năm 2008 là do nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán trong năm 2007.Tuy nhiên tốc độ huy động vốn ngày càng suy giảm 5 Kinh tế Việt nam trong quý I/2009 tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và đang trên đà suy giảm: Tốc độ tăng trưởng quý I/2009 ước tính khoảng 3,1%, thấp hơn rất nhiều so với quý I của các năm trước (Tốc độ tăng trưởng quý I/2008 đạt 7,4%; 2007 đạt 7,8% và 2006 đạt 7,1%). Theo nhiều chuyên gia, việc kinh tế tăng trưởng thấp trong quý I sẽ là rào cản không nhỏ đối với việc đạt kế hoạch tăng trưởng kinh tế của cả năm 2009 như mục tiêu của Quốc Hội đề ra (6,5%).

Do là nền kinh tế có độ mở lớn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu được nhận định sẽ có tác động lớn và sâu rộng tới nền kinh tế Việt Nam, không chỉ trong những tháng cuối năm 2008 và quý I/2009 mà cả những tháng tiếp theo.

và dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới. Đa số vốn huy động từ thị trường chứng khoán trong năm 2008 đều từ những tháng đầu năm. Những doanh nghiệp huy động được vốn trên thị trường chứng khoán vào năm 2008 đều là những doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ không huy động được các nguồn vốn khác sẽ gặp khó khăn. “Không nền kinh tế nào không bị tác động, chỉ nhiều hay ít, sớm hay muộn mà thôi, Việt Nam không phải là ngoại lệ; Điều đáng mừng là hệ thống tài chính Việt Nam không bị thiệt hại trực tiếp từ các vụ đổ vỡ ở các Ngân hàng trên thế giới, song lại chịu tác động qua tỷ giá; hiện nay làng nghề, doanh ngiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn lớn, không ít lao động đã nghỉ việc, doanh nghiệp tạm thời ngừng hoạt động; số vốn đầu tư của tư nhân đăng ký bắt đầu giảm xuống; năm 2008 làm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ rất mệt mỏi, hết vốn, sang năm 2009 rất khó cầm cự được ...” Tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Viện nghiên cứu IDS nói.

Đầu tư giảm, bất ổn gia tăng dẫn tới nguy cơ gây giảm phát và suy thoái toàn cầu kéo dài. Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vừa mới bắt đầu quá trình khôi phục sau "cơn" lạm phát cao kéo dài, sức còn yếu, gốc "bệnh" chưa được tẩy trừ. Nhiều doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng sức cùng, lực kiệt lại phải đương đầu với nhiều khó khăn nghiêm trọng hơn.

Chinh những khó khăn trên đã khiến công tác cảnh báo sớm trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp. Nếu có một hệ thống cảnh báo sớm tốt, doanh nghiệp sẽ ứng phó tốt hơn trước những biến động bất thường của nền kinh tế. Hệ thống cảnh báo sớm giúp các doanh nghiệp cần có cái nhìn cận, không nên phóng tầm nhìn xa nữa (kế hoạch15 năm); theo dõi sát diễn biến của nền kinh tế, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường cơ chế chính sách để tự cứu mình; quan điểm là kích cầu kèm chống suy giảm không phải xin cho như trước. Các doanh nghiệp nên họp lại với nhau để tìm cách giải quyết khó khăn. Những giải pháp cũ không phù hợp sẽ sửa đổi, vì vậy các doanh nghiệp nên mạnh dạn kiến nghị với chính quyền địa phương trình Chính phủ để giải quyết khó khăn.

3. Sự cần thiết của công tác cảnh báo sớm đối với một số đối tượng khác ( nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhà tài trợ, cộng đồng…)

Tình hình kinh tế suy thoái không chỉ tác động đến chính phủ hay doanh nghiệp mà còn tác động đến toàn bộ các thành viên trong nền kinh tế từ đó ảnh hưởng lan tỏa đến cả cộng đồng xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền kinh tế biến động khiến rủi ro cao hơn, điều này khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ e dè trước các quyết định đầu tư. Họ sẽ phân vân khi đầu tư không mang lại lợi nhuận như mong muốn. Các nhà tài trợ cũng vậy, chính bản thân họ cũng gặp khó khăn khi nền kinh tế không ổn định. Luồng vốn đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam sẽ sụt giảm: Luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các thị trường mới nổi dự kiến sẽ sụt giảm khoảng 100 tỷ USD do hầu hết các nước đầu tư lớn đều rơi vào suy thoái, các doanh nghiệp nước ngoài không được hưởng lợi từ nguồn lãi suất ngắn hạn thấp ở Mỹ, dự kiến nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục bán ra trái phiếu do lo ngại rủi ro tăng lên.

Hậu quả kinh tế sẽ kéo theo ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội là điều tất yếu: do thu nhập của người dân giảm và chính sách thu hẹp chi tiêu khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, thất nghiệp gia tăng…

Nếu có một hệ thống cảnh báo sớm tin cậy sẽ khiến các nhà đầu tư có niềm tin hơn khi quyết định đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

II. Hệ thống cảnh báo sớm kinh tế ở Việt Nam

1. Tổng quan về công tác cảnh báo sớm tại Việt Nam

Đối với Việt Nam, kể từ sau khi gia nhập WTO, nước ta đã thực sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là vào hệ thống tài chính, ngân hàng toàn cầu. Khi Việnh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang chuyển đổi, còn nhiều yếu kém, bất ổn và dễ bị tổn thương trước những tác động của kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam cần phải kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế và ứng phó kịp

yêu cầu cần phải giám sát và thu thập kinh tế vĩ mô để phân tích và đánh giá các chỉ số về cảnh báo sớm. Việc thiết lập và duy trì hệ thống cảnh báo sớm đối với nền kinh tế là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, công tác cảnh báo sớm kinh tế là một vấn đề khá mới mẻ và chưa được hình thành ở nước ta. Trong khu vực ASEAN, ngoại trừ Lào và Campuchia, Việt Nam là nước duy nhất chưa có hệ thống cảnh báo sớm kinh tế. Việt Nam mới chỉ đang tham gia ở cấp độ khu vực, bao gồm 4 quốc gia là: Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Xingapo. Hàng năm, tổ chức này có báo cáo cảnh báo từ xa gọi là cảnh báo sớm, phân tích các cân đối, các chỉ số tài chính của khu vực và cung cấp cho mỗi nước thành viên, tuy nhiên báo cáo này mới chỉ bó hẹp trong lĩnh vực tài chính và tại Việt Nam cũng không có cơ quan hay tổ chức chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các thông tin này.

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm kinh tế là vấn đề cấp thiết đối với nền kinh tế nước ta hiện nay, song thực tế, cảnh báo sớm vẫn là một lĩnh vực rất mới mẻ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng mừng là công tác cảnh báo sớm đã bắt đầu thu hút được sự quan tâm của Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu và các nhà kinh tế.

Ở trong nước, các hoạt động cảnh báo sớm tuy đã có nhưng lại được tiến hành riêng rẽ, rời rạc, cụ thể:

a. Về hệ thống tổ chức cảnh báo sớm

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều cơ quan đã bắt đầu có sự quan tâm tới lĩnh vực cảnh báo sớm và cũng đã có những bước đi nhằm tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực này, ví dụ như Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội, tài

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 48)