BẢNG CHẤM CÔNG THEO GIỜ
3.1. Nhận xét đánh giá chung
Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội là một công ty TNHH nhà nước một thành viên có quy mô lớn, có cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tương đối hoàn thiện. Mặc dù số lượng lao động tại công ty rất lớn song việc bố trí lao động trong Công ty hợp lý nên đã đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Đây là một thành công của bộ máy quản lý lao động trong Công ty.
Ngoài ra, việc tính trả lương cho CBCNV trong công ty cũng là một yếu tố quan trọng gắn kết người lao động với Công ty. Trả lương thoả đáng là một hình thức động viên thiết thực nhất đối với người lao động, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty. Công tác hạch toán lao động, tiền lương trong công ty là một sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc quản lý lao động ở các phân xưởng tới việc chỉ đạo theo dõi ở phòng Tổ chức lao động và Phòng Tài chính kế toán. Công ty có một hệ thống đơn giá tiền lương đã được phê duyệt hết sức chi tiết, là căn cứ tính trả lương cho CNV trong công ty. Chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp của công ty cũng rất hợp lý và đúng theo quy định của Nhà nước, đã khuyến khích, tạo động lực cho người lao động một cách đúng mức, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Các quyết định chi tiêu quỹ lương của ban lãnh đạo Công ty đúng chế độ, đúng mục đích và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Công ty có một bộ máy kế toán do các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giàu kinh nghiệm đảm nhiệm. Hình thức Nhật ký chứng từ cũng phù hợp với công tác kế toán ở Công ty. Việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán đã
khá đầy đủ hoàn thiện, việc ghi chép số liệu là trung thực và khách quan theo quy định của nhà nước.
Tuy nhiên với một số quy mô lao động lớn như vậy thì việc quản lý, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Những tồn tại trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có thể được khái quyết ở một số vấn đề sau:
Vấn đề 1: Về việc trả lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất
Trên cơ sở đơn giá tiền lương đã được phê duyệt, công nhân được tính trả lương ngay tại bộ phận sản xuất của mình. Khối lượng công việc thực hiện của mỗi công nhân được theo dõi phiếu báo công, phiếu xác nhận hoàn thành sản phẩm sau mỗi ca làm việc. Nhân viên thống kê có nhiệm vụ tập hợp, phân loại các phiếu báo công và tính lương cho mỗi công nhân vào cuối tháng. Vì vậy, công việc tính lương dồn hết vào cuối tháng nên rất vất vả đối với nhân viên thống kê và quản đốc phân xưởng. Mặt khác, công việc tập hợp này lại mang tính chất thủ công nên rất dễ sai sót.
Vấn đề 2: Về công tác tổ chức kế toán
Kế toán ở công ty chế tạo điện cơ thực hiện việc ghi sổ kế toán với hình thức Nhật ký chứng từ là thích hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Hình thức này giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ và kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nâng cao tính khoa học trong công việc vừa tiết kiệm được thời gian lao động và số lượng lao động là cần thiết.
Hiện nay công ty đã trang bị máy vi tính cho bộ phận kế toán nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi công việc và hoạt động hiệu quả chưa thật tốt. Các sổ sách vẫn được lập trên giấy, ghi sổ vẫn được làm dưới hình thức thủ công, máy tính chỉ sử dụng chủ yếu tính toán và in bảng biểu.
Công ty vẫn chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của cán bộ công nhân viên mà tính tiền lương nghỉ phép của cán bộ công nhân viên mà tính tiền lương nghỉ phép phát sinh tháng nào sẽ phân bổ hết cho tháng đó. Điều đó sẽ dẫn tới sự mất cân đối, sẽ có tháng nhiều, tháng ít lương nghỉ phép, gây nhũng biến động không có chi phí nhân công.
Vấn đề 4: Về việc hạch toán các khoản trích theo lương
Đối với các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ; công ty đã áp dụng các tỷ lệ trích theo quy định của Nhà nước. Việc sử dụng chứng từ hạch toán BHXH, Công ty cũng đã áp dụng các mẫu biểu như Nhà nước quy định “Phiếu nghỉ hưởng BHXH” và “Bảng thanh toán BHXH”. Đối với BHYT, KPCĐ thì không có chứng từ nào bắt buộc Công ty đã không áp dụng một chứng từ nào trong việc thanh toán và sử dụng 2 TK này. Việc tính 2 khoản này vào chi phí đã được phản ánh trực tiếp trên Bảng phân bổ, còn trừ vào lương phần BHYT được phản ánh vào sổ lương. Làm như vậy sẽ gây khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu và đồng thời có số liệu để tổng hợp về BHYT, KPCĐ.