Nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty VIT (Trang 31)

– Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trong sự cạnh tranh khốc liệt sống còn của nền kinh tế thị trường thì sự đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào sản xuất là rất quan trọng. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào cho phép tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt giá thành hạ. Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc vật liệu thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm được chi phí vật tư hạ giá thành sản phẩm.

– Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, sự thay đổi của môi trường… cũng như các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tạo ra năng suất và hiệu quả công việc.

1.3.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nghiệp

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có ba yếu tố cơ bản là vốn, lao động và kỹ thuật – công nghệ. Cả ba yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng, nhưng vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Yếu tố cơ bản của doanh nghiệp nước ta hiện nay là vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp luôn đề cao tính an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được bảo toàn, doanh nghiệp có đủ nguồn lực để khắc phục những khó khăn và rủi ra trong kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Đáp ứng yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm… Giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động…vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho Nhà nước.

CHƯƠNG 2

Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Tập đoàn VIT

2.1.Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn VIT 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty

Tập đoàn VIT (VIT CORPORATION) - tiền thân là Công ty ZAO VIT được thành lập tại Cộng Hoà Liên Bang Nga. Công ty Cổ phần Tập đoàn VIT do tiến sỹ khoa học Nguyễn Chí Dũng, quốc tịch Việt Nam là sáng lập viên và là Chủ tịch. VIT CORPORATION hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, là một Tập đoàn có tiềm năng tài chính vững chắc, ngoài việc thực hiện các hợp đồng có giá trị kinh tế lớn trong lĩnh vực thương mại và chuyển giao công nghệ; xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất kinh doanh; lĩnh vực bất động sản; giáo dục; Công nghệ thông tin truyền thông; lĩnh vực du lịch khai thác đầu tư vào rất nhiều vị trí tiềm năng của Việt Nam và đất nước.

Hiện nay trụ sở chính của Công ty đặt tại Tầng 20, Toà nhà VIT, số 519 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh:

− Sản xuất vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất; sản xuất hàng công nghiệp, hàng dệt may;

− Sản xuất phần mềm tin học;

− Dịch vụ thương mại điện tử và Internet; − Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp;

− Buôn bán, sản xuất và cho thuê các thiết bị máy tính, điện tử, viễn thông;

− Dịch vụ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin viễn thông;

− Dịch vụ quảng cáo thương mại;

− Sản xuất, kinh doanh các loại đĩa CD, DVD;

− Sản xuất các chương trình truyền hình: phóng sự, chuyên đề, chương trình giải trí, chương trình trò chơi, chương trình phát thanh;

− Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống, giải khát, dịch vụ cho thuê xe ôtô du lịch; lữ hành nội địa; lữ hành quốc tế;

− Môi giới thương mại; kinh doanh bất động sản; − Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

Trong suốt những năm hoạt động kinh doanh của mình, Công ty đã nỗ lực không ngừng phát triển mọi mặt, sản phẩm dịch vụ ngày càng phát triển, năng suất chất lượng ngày càng được khẳng định tạo được uy tín cao trên thương trường, phấn đấu trở thành một Tập đoàn lớn mạnh trong đó tài chính ngân hàng là mũi nhọn của Tập đoàn.

2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của VIT.

Từ khi thành lập đến nay, Công ty không nhừng cải tiến bộ máy quản lý cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Công ty đã phát huy được khả năng nội tại đồng thời xây dựng được mối quan hệ mật thiết, rõ ràng giữa các phòng ban và đơn vị trực thuộc. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng:

– Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông

có nhiệm vụ thông qua, sửa đổi, bổ sung điều lệ; thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; quyết định số lượng thành viên HĐQT; bầu, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành.

– Hội đồng quản trị: Cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.

– Ban kiểm soát: Cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.

– Ban Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Công ty. Là người do HĐQT bổ nhiệm trong số các thành viên HĐQT hoặc thuê người khác làm Tổng giám đốc. Phê duyệt cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành kinh doanh của Công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc. Phê duyệt kế hoạch kinh doanh hàng năm và dài hạn của Công ty.

– Phó Tổng giám đốc: Là người giúp Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, thay mặt Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty khi được TGĐ uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

– Kế toán trưởng: Là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của TGĐ, là người giúp TGĐ về lĩnh vực tái chính. Tổ chức thực hiện công tác kế toán của Công ty theo luật kế toán, giúp giám đốc kiểm tra, giám sát kế toán tài chính tại Công ty theo pháp luật về tài chính kế toán. Tổ chức thực hiện và

kiểm tra việc thực hiện các chế độ và thể lệ kế toán, các chính sách, chế độ kế toán tài chính trong toàn Công ty như chứng từ kế toán, hệ thống mẫu biểu, chế độ báo cáo, các thông tư hướng dẫn thi hành chế độ kế toán, chính sách thuế, trích nộp… Kế toán trưởng Công ty tổ chức hướng dẫn cho các nhân viên kế toán, cán bộ công nhân viên trogn toàn Công ty nói chung và thực hiện các chế độ chính sách tài chính kế toán trong Công ty đảm bảo các chính sách, chế độ đã ban hành.

– Phòng tài chính: Có một trưởng phòng kiêm kế toán trưởng, và các cán bộ chuyên viên thực hiện chức năng tham mưu và giám sát công tác kế toán tài chính theo quy định và chế độ của pháp lệnh kế toán tài chính ngắn hạn và dài hạn. Giải quyết tất cả các vấn đề tài chính của công ty và thu nhập của người lao động, giải quyết công nợ với khách hàng, xây dựng và ban hành quy chế của Công ty, đề xuất các biện pháp để đảm bảo hoạt động của Công ty có hiệu quả. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, đảm bảo việc nộp ngân sách, lập báo cáo tổng hợp tài chính, phản ánh chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

– Phòng tổ chức, hành chính: Gồm một trưởng phòng và các cán bộ chuyên viên có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý, đề xuất các phương án, thực hiện các chế độ của luật lao động như: quản lý, bố trí lao động, đào tạo lao động, theo dõi thi đua, an toàn sản xuất và thực hiện các chế độ cho lao động. Ra các quy chế của công ty nhằm hướng dẫn cho mọi người chấp hành đúng những quy định của Công ty đề ra.

– Phòng kế hoạch: Có một trưởng phòng và các cán bộ chuyên viên. Phòng có chức năng, nhiệm vụ: Trên cơ sở các đề án, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ, theo dõi lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty quản lý và đôn đốc các thành viên thực hiện theo kế

hoạch và nâng cao chất lượng để các đơn vị hoàn thành kế hoạch được giao. Có một trưởng phòng và các cán bộ chuyên viên. Phòng có chức năng, nhiệm vụ: Trên cơ sở các đề án, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ, theo dõi lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty quản lý và đôn đốc các thành viên thực hiện theo kế hoạch và nâng cao chất lượng để các đơn vị hoàn thành kế hoạch được giao.

Phòng quản lý kỹ thuật: Có trách nhiệm quan trọng trong việc chịu trách nhiệm trực tiếp trước các công trình của Công ty hay sửa chữa trong doanh nghiệp. Nó có chức năng kiểm tra và tư vấn cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định nhiệm thu công trình hay ký kết các hợp đồng kinh tế.

– Giám đốc các đơn vị trực thuộc: Giám đốc là người chỉ huy đứng đầu bộ máy của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về việc lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và an toàn trong Công ty. Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đã được duyệt với chất lượng dịch vụ, sản phẩm cao. Xây dựng kế hoạch và hạch toán kinh tế trên cơ sở áp dụng các định mức, tiêu chuẩn chi phí vật tư, hàng hoá, nguyên liệu thực phẩm, tiền vốn và lao động nhằm đạt hiệu quả kinh tế nhất. Tổ chức thực hiện điều lệ, quy chế công ty, phổ biến quán triệt và kiểm tra thực hiện các chế độ, phương thức kinh doanh quy tắc nghiệp vụ chuyên môn, vệ sinh, chế độ tài chính kế toán, công tác an toàn... của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tổ chức công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư hàng hoá, tiền vốn và lực lượng lao động trong đơn vị, nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Quyết định hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng, kỷ luật, điều động, tuyển dụng hoặc buộc thôi việc đối với cán bộ CNV trong Công ty. Quyết định tất

cả các vấn đề trong phạm vi quyền hạn của mình và xác định trách nhiệm quyền hạn cho cán bộ quản lý và các bộ phận. Quyết định việc mua bán, xuất nhập tiền hàng trong kinh doanh.

SHAPE \* MERGEFORMAT Ban Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Kế toán trưởng Phòng tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch GĐ VIT Media GĐ VIT Telec om GĐ Chứng khoán Navis GĐ VIT Hạ Long GĐ VIT Land GĐ VIT Tiền Phong GĐ VIT Unive rsity Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát GĐ VIT Garme nt

Ban Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Kế toán trưởng Phòng tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch GĐ VIT Media GĐ VIT Telec om GĐ Chứng khoán Navis GĐ VIT Hạ Long GĐ VIT Land GĐ VIT Tiền Phong GĐ VIT Unive rsity Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

hz

2.1.3. Nguồn nhân lực của Công ty

Trong nhiều năm qua, Công ty đã đạt được những tiến bộ vượt bậc cả về kinh tế, xã hội. Kết quả đó đã khẳng định bước đi vững chắc của Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế giỏi, đội ngũ nhân viên có trình độ và dày dặn kinh nghiệm, mỗi cán bộ của Công ty đều không ngừng hoàn thiện bản thân để tạo ra và cung ứng những sản phẩm, dịch vụ mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.

Chất lượng lao động là một yếu tố đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Công ty đã tạo điều kiện cho nhân viên làm việc, học tập trong môi trường làm việc tiện nghi, hiện đại. Ngoài ra, hàng năm Công ty còn nâng cao đời sống và thu nhập cho công nhân viên.

2.1.4. Thị trường và lĩnh vực kinh doanh

Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó 7 lĩnh vực chính của Công ty là Tài chính – Ngân hàng, Bất động sản, Thương mại và chuyển giao công nghệ, Công nghệ thông tin và truyền thông, Sản xuất kinh doanh, Du lịch và Giáo dục. Chính vì vậy mà thị trường của Công ty là rất rộng lớn và nhiều tiềm năng. Để đạt hiệu quả cũng như khai thác có hiệu quả các tiềm năng này đòi hỏi Công ty phải đưa ra được các biện pháp cũng như phương pháp kinh doanh hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Kể từ khi thành lập và phát triển đến nay thì mục tiêu của Công ty là luôn phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngày càng xác lập vai trò vị trí của mình trên thường trường.

Tập đoàn đã xây dựng chiến lược, chính sách trong kinh doanh, đồng thời củng cố và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh để cho quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ diễn ra một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi

giữa hai bên (doanh nghiệp và khách hàng) nâng cao uy tín, cho Công ty chiếm lĩnh thị trường.

2.2. Thực trạng huy động và sử dụng vốn tại Công ty VIT

Để có thể hiểu rõ hơn về Công ty thì có thể nhìn nhận một cách tổng quát về Công ty qua một số chỉ tiêu thông báo về tình hình tài chính của Công ty trong vài năm gần đây:

BẢNG 2.1: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY: 2007-2009 Đơn vị: VNĐ S Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ 2007 2008 2009 2008 2007 2009 2008 1 Doanh Thu 1.300.412.144 7.847.493.950 66.948.484.289 603,5 853,1

2 Doanh thu thuần 1.300.412.144 7.847.338.200 66.947.600.816 603,5 853,1 3 Lợi nhuận trước

thuế 46.630.950 335.722.571 1.247.366.733 719,9 371,5 4 (TSLN/DTT)* 100 3,585 4,278 1,863 119,3 43,55 5 Nộp NSNN 80.639.304 25.773.175 1.583.086.925 31,96 6142,4

( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn VIT )

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty là tốt. Bởi doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng so với năm 2007

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty VIT (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w