Những biện pháp tình thế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và đầu tư. Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 36 - 38)

II. Tác động của đầu tư đến lạm phát

1. Những biện pháp tình thế

Những biện pháp này được áp dụng để giảm tức thời “cơn sốt lạm phát”, trên cơ sở đó sẽ áp dụng biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp này thường được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng siêu lạm phát

Thứ nhất: Các biện pháp thường được chính phủ áp dụng trước hết là phải

lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền vào lưu thông. Tỷ lệ lạm phát tăng cao ngay lập tức ngân hàng trung ương phải dùng các biện pháp để giảm cung ứng tiền tệ như nâng lãi suất chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là lãi suất tiết kiệm trong dân cư. Các biện pháp này rât có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn có thể giảm bớt một khối lượng lớn tiền trong nền kinh tế. Do đó giảm được sức ép giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường

Từ năm 2000 đến năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng 10 lần, cung tiền M2 tăng hơn 7 lần, trong khi đó GDP chỉ tăng hơn 1 lần. Điều này tất yếu dẫn đến đồng tiền bị mất giá.

Năm 2010, mức lương cơ bản tăng 10-15% tùy từng khu vực. Việc tăng lương tối thiểu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu cũng có thể tạo ra một ngoại ứng tăng giá ăn theo trên thị trường

Năm 2009 các gói kích thích kinh tế và việc tăng chi tiêu của Chính phủ khiến cho giá một số hàng hóa tăng mạnh. Hiệu ứng từ việc ra tăng nhu cầu này, tiếp tục kéo sang năm 2010, gây sức ép nên giá cả hàng hóa. Năm 2009 chính sách tiền tệ được mở rộng, lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được ấn định ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên đến 37.74% và là mức khá cao so với trung bình những năm vừa qua. Tăng trưởng cung tiến M2 lên đến 28.7%, mức tăng này thấp hơn so với năm 2006, 2007 nhưng vẫn khá cao so

với năm 2008 và những năm còn lại trước đó. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền tăng cao trong năm 2009 sẽ ảnh hưởng đến lạm phát trong năm 2010. Chúng ta đều biết lạm phát có quan hệ rất chặt chẽ với cung tiền nhưng thường có độ trễ từ 5-7 tháng

Thứ hai: Thi hành chính sách tài chính thắt chặt như tạm hoãn những chi tiêu

chưa cần thiết trong nền kinh tế, cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể.

Thứ ba: Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với sổ lượng tiền có trong

lưu thông, bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hóa tư ngoài vào.

Thứ tư: Đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài.

Thứ năm: Cải cách tiền tệ. Đây là cách cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm

phát tăng quá cao mà các biện pháp trên đây chưa mang lại hiệu quả mong muốn.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và đầu tư. Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w