II. Tác động của đầu tư đến lạm phát
4. Hiệu quả đầu tư
Tỷ lệ vốn đầu tư so với
GDP (%) 39,0 40,7 40,9 41,0 40,4
(Nguồn: Vietnam Economic Times 2007 – 2008)
Bảng trên cho thấy đầu tư tăng mạnh từ năm 2003 - 2007 và tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm. Điều này thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc dồn mọi nỗ lực cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, số liệu này cũng chỉ phản ánh về số lượng mà chưa phản ánh được chất lượng của việc đầu tư, riêng năm 2003, toàn bộ nền kinh tế chỉ cần 3,73 đồng để tạo ra 1 đồng tăng trưởng và các năm sau tăng dần. Đến năm 2007, 4,47 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng trưởng, hiệu quả của đầu tư không còn cao như các năm trước, đặc biệt là hiệu quả của đầu tư công.
Hiệu quả của vốn đầu tư, nhất là đầu tư công đang ngày càng giảm đi tương ứng với mức tăng của chỉ số ICOR. Trong năm 2008, vốn đầu tư toàn xã hội 2008 lên đến 43,1% GDP, trong khi GDP chỉ đạt 6,23% cho thấy chỉ số ICOR sơ bộ đã lên gần 7, một chỉ số quá cao. Theo một quan chức của Tổng cục Thống kê, chỉ số ICOR ở riêng khu vực nhà nước lên đến 12 trong năm 2008 - mức chưa có tiền lệ.
Theo Ngân hàng Thế giới, tính theo giá cố định, ICOR đã tăng từ 4,5 trong năm 2001 lên 6,6 trong năm 2007. Họ nhận xét: tăng “đến 48% chỉ trong sáu năm là một mức quá cao”. Một nghiên cứu khác của Viện Khoa học tài chính, Bộ Tài chính cũng có nhận xét tương tự, khi cho rằng hiệu quả của
đầu tư công đang tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của chỉ số này. Theo Viện này, hệ số ICOR là 3 trong thời kỳ 1991-1995 đã tăng lên 4,3 trong giai đoạn 1996-2000, lên 4,7 trong giai đoạn 2001-2005, và trên 5 trong 2006-2008.
Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư của nhà nước vẫn còn rất cao, chiếm gần nửa tổng vốn đầu tư toàn xã hội (41-46%) trong giai đoạn 2006 - 2008, thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn kém hiệu quả, chậm tiến độ thi công, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu tư vào các ngành không thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính) bao giờ mới được khắc phục?, hiệu quả đầu tư công thấp là một trong những lý do chủ yếu dẫn tới lạm phát cao trong hai năm qua.
Mặc dù vậy, một điều không phải bàn cãi, đầu tư từ ngân sách vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, và những lĩnh vực phát triển mà giới đầu tư tư nhân không đủ sức làm, hay không bỏ vốn vì lợi nhuận kém hấp dẫn.
Tuy nhiên đó là những yếu tố mang tính khách quan, còn yếu tố mang tính chủ quan của tình trạng yếu kém, thiếu hiệu quả trong đầu tư và xây dựng chủ yếu là do công tác quy hoạch, vấn đề phân cấp đầu tư và công tác quản lý, giám sát, thanh kiểm tra trong đầu tư và xây dựng ở các ngành, các cấp rất yếu kém. Bộ KH-ĐT cũng thừa nhận rằng phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý đầu tư và xây dựng còn kém, thường lợi dụng những kẽ hở của cơ chế chính sách, lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để trục lợi bất chính nhưng lại chưa được xử lý triệt để. Một số liệu được công bố trước đây cho thấy, tỷ lệ thất thoát lãng phí trong đầu tư công khoảng 30% tổng vốn đầu tư. Nếu con số ấy chính xác thì số tiền thất thoát, lãng phí trong đầu tư công của năm 2007 đã lên đến 60.000 tỉ đồng.Điều này giải thích tại sao siết chặt đầu tư công là một trong những biện pháp Chính phủ áp dụng trong tình hình lạm phát hiện nay. Đây cũng là điểm nhạy cảm nhất và gây phản ứng
nhiều nhất trong khu vực quốc doanh. Vì vậy để kiếm soát lạm phát phải nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư đặc biệt là đầu tư công. Đầu tư công là các dự án sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước, cần phải có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.Dòng đầu tư nước ngoài vào ảnh hưởng đến lạm phát
Sau khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tiềm năng phát triển. Vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) giải ngân lên tới 8 tỷ USD, năm 2008 lên tới 11.7 tỷ USD, chiếm gần 1/3 lượng vốn đầu tư trong nền kinh tế. Dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) cũng tăng lên nhanh chóng, trong năm 2007 ước tính có trên 7 tỷ USD từ dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam. Vốn viện trợ phát triển (ODA) hàng năm Việt Nam nhận được khoảng 2 tỷ USD (năm 2007 là 2 tỷ USD, 2008 2.2 tỷ USD). Kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm từ 5-7 tỷ USD. Mặc dù, Việt Nam luôn bị thâm hụt thương mại cao nhưng khoản thâm hụt này ít hơn các dòng tiền chuyển vào Việt Nam dẫn đến cán cân tài khoản vãng lai vẫn thặng dư. Dự trữ ngoại tệ của ngân hàng thương mại liên tục tăng cao (năm 2006 tăng 4.6 tỷ USD, năm 2007 tăng 10.6 tỷ USD, năm 2008 2.4 tỷ USD). Dự trữ ngoại tệ của NHNN tăng đồng nghĩa với một lượng tiền tương ứng VND được bơm vào nền kinh tế, mặt khác NHNN không thực hiện biện pháp Vô hiệu hóa lượng tiền bơm vào nền kinh tế do vậy tiền trong nền kinh tế tăng lên.
Ngoài ra, năm 2006 và 2007 đánh dấu năm phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín dụng năm 2006 đạt 50.18%, năm 2007 đạt 49.1%. Như vậy tăng trưởng tín dụng cao và dòng tiền mua ngoại tệ của NHNN đã làm cho cung tiền tăng mạnh dẫn đến lạm phát.
Xét về mặt cung ngoại hối, các hình thức FDI, ODA, vốn đầu tư gián tiếp vào các thị trường tài sản cùng nhau hình thành dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam. Tuy vậy, các loại hình này có sự khác nhau cơ bản về mức độ rủi ro.
Các nguồn vốn FDI và ODA có rất ít khả năng đột ngột đổi hướng. Trong những năm gần đây, vốn FDI ròng của Việt Nam dao động quanh mức 2 tỉ USD. Năm 2007 ghi nhận mức tăng đột biến lượng vốn đầu tư trực tiếp, có lẽ đây là một phản ứng tích cực của việc gia nhập WTO vào đầu năm. Và chỉ trong 7 tháng đầu năm 2008, tổng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt 45,28 tỉ USD, vượt xa con số 21,3 tỉ USD của cả năm 2007. Nguồn ODA tương đối ổn định ở mức 1,3 tỉ USD mỗi năm. Vốn đầu tư gián tiếp (FPI) vào các thị trường cổ phần và nợ thì ngược lại, rất dễ thay đổi. Ngay từ nửa cuối 2006, nguồn FPI đã được khuyến khích chuyển vào TTCK Việt Nam khi chỉ số thị trường tăng lên gấp đôi. Trong năm 2007, có tới 10 tỉ USD FPI vào Việt Nam, tương đương 15% GDP.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục xu thế gia tăng và sự hiện diện mạnh mẽ của các khoản đầu tư tài chính gián tiếp là điểm khác biệt nổi trội giữa các giai đoạn 2007-2008 và 1997-1998, 1991-1992. Trong những năm đầu của thập kỷ 1990, qui mô FDI vào Việt Nam ở quanh mức 2 tỉ USD/năm, thấp hơn lượng vốn đăng ký FDI của những năm 1999-2003, sau khủng hoảng tài chính châu Á. Khủng hoảng khu vực năm 1997 ngay lập tức tấn công vào hệ thống tín dụng-ngân hàng và tạo thành làn sóng rút vốn đầu tư ra khỏi châu Á. Những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực cũng tức thì lâm vào trạng thái thiếu tiền mặt. Một vài nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn xuất hiện và đã vận hành khá tốt tại Việt Nam. Tuy nhiên, những rào cản hạn chế khả năng chuyển đổi từ tiền đồng sang ngoại tệ và cơ chế hành chính cồng kềnh tại Việt Nam đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các nền kinh tế Thái Lan và Hàn Quốc. Số lượng dự án đăng ký mới giảm sút từ 349 năm 1997 xuống còn 285 và 327 trong các năm 1998 và 1999. Nhưng quy mô vốn đầu tư mới thực sự là yếu tố suy giảm mạnh. Năm 1997 có 5,6 tỉ USD FDI đăng ký vào Việt Nam. Con số này chỉ
còn 5 tỉ USD trong năm 1998. Và trong hai năm tiếp theo, lượng vốn đăng ký chỉ còn khoảng 50% của năm 1997. Số vốn thực hiện trong ba năm liên tiếp từ 1998 - 2000 dừng ở mức trên 2,3 tỉ USD mỗi năm. .
Điều đáng nói là chính dòng vốn FDI tăng đột biến đã làm bộc lộ khả năng hấp thụ vốn chưa cao của nền kinh tế, mà chủ yếu là do yếu kém về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực có kỹ năng. Đây đang là những “nút thắt cổ chai” đối với việc triển khai các dự án FDI. Lượng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối chảy vào trong nước mạnh nhưng không hấp thụ hết, chính lượng ngoại tệ vào nước ta quá lớn và còn tiếp tục lớn hơn nữa. Năm 2008 lượng ngoại tệ vào nước ta từ các nguồn đạt kỉ lục bởi nguồn vốn kí kết cam kết trong năm trước nhưng giải ngân còn ít. Tổng vốn FDI năm 2007 đạt mức tương đương vốn đầu tư của 5 năm 1991_1995. Ước tính vốn đăng kí mới và đăng kí bổ sung của các dự án cũ và bổ sung tăng 8,3 t ỷ USD so với năm 2006, vượt kế hoạch 7 tỷ USD. Vốn ODA cam kết tài trợ 5,4 t ỷ USD , lượng kiều hối đổ về Viêt Nam tiếp tục tăng cao qua kênh chính thức đạt 5,5 tỷ USD. Vốn vào nhiều chứng tỏ Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư song cũng nổi lên mối lo ngài về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Lượng vốn nước ngoài vào Việt Nam nhiều để cân bằng tỉ giá hối đoái thì ngân hàng trung ương lại phải tăng lượng tiền trong lưu thông làm gia tăng mức lạm phát trong nền kinh tế.
Chương III: Giải pháp kiềm chế lạm phát và nâng cao hiệu quả đầu tư I. Các biện pháp kiềm chế lạm phát