Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Một phần của tài liệu Pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại điện Bình Sơn” (Trang 43 - 62)

3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Ngày 22/2/2009, công ty đã đưa ra báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2008 vừa qua. Ngoài ra,Công ty cũng đưa ra đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008

Đơn vị tính: Việt Nam đồng

CHỈ TIÊU KÌ TRƯỚC KÌ NÀY

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

32. 735. 612. 235 42. 977. 289. 544

2. Các khoản giảm trừ

3. Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 32. 735. 612. 235 42. 977. 289. 544 4. Giá vốn bán hàng 30. 113. 075. 511 39. 645. 347. 921 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

2. 622. 536. 724 3. 331. 941. 623

6. Doanh thu hoạt động tài chính 83. 533. 871 28. 533. 871 7. Chi phí tài chính 277. 692. 906 343. 989. 675

Trong đó: lãi vay phải trả 30. 979. 349 60. 031. 423 8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 2. 380. 407. 128 2. 499. 892. 712 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh

182. 657. 643 237. 861. 364

10. Thu nhập khác 765. 805 1. 298. 090 11. Chi phí khác 11. 921. 069

12. Lợi nhuận khác 11. 155. 264

13.Tổng lợi nhuận trước thuế 171. 502. 379 239. 159. 454 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp

phải nộp

48. 020. 666 66. 964. 647

15. Lợi nhuận sau thuế 123. 481. 713 172. 194. 807

Nguồn: Báo cáo tài chính 2008 Phòng Tài chính kế toán

Theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì năm vừa qua, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng khoảng 10 tỷ. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2008 tăng so với năm trước là khoảng 900 triệu. Tính lợi nhuận sau thuế của năm 2008 là 172. 194. 807đồng, thì so với năm 2007 doanh thu 123. 481. 713 đồng là tăng khoảng 50 triệu đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng kinh tế chung của cả nước là chỉ số lạm phát tăng cao, tình hình tài chính không ổn định nên doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty giảm đáng kể. Năm 2007, công ty đạt doanh thu từ hoạt động

tài chính là 83. 533. 871 đồng, giảm xuống còn 28. 533. 871 đồng trong năm 2008.

Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới:

Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập, phát triển của đất nước, hoạt động kinh doanh của Bình Sơn có sự tăng trưởng tương đối khá, thể hiện ở tổng doanh thu đều tăng qua các năm. Việt Nam tăng cường giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới, nhất là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, đã tạo ra nhiều thuận lợi cũng như thách thức đối với hoạt động kinh doanh của công ty:

- Thuận lợi: Việt Nam mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam, số lượng các khu công nghiệp, nhà máy, các dự án xây dựng đều tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc các khách hàng tiềm năng của Bình Sơn cũng tăng lên, công ty có nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh.

- Khó khăn, thách thức: Việc hội nhập mang lại nhiều đối thủ cho công ty; các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm và uy tín là “mối đe dọa” cho bất cứ doanh nghiệp Việt Nam nào, và Bình Sơn cũng không ngoại lệ. Kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, đồng nghĩa với lạm phát cũng sẽ tăng. Việt Nam chịu tác động của nền kinh tế toàn cầu nhiều hơn, nền kinh tế thế giới biến động không ngừng đòi hỏi doanh nghiệp phải hết sức đề phòng, cảnh giác, không ngừng đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh.

3.2. Nguồn vốn

Nguồn vốn công ty bao gồm: -Nguồn vốn ngắn hạn:

Là nguồn vốn sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm bao gồm: các khoản nợ ngắn hạn, nợ nhà cung cấp và các khoản phải trả, phải nộp khác.

Là nguồn vốn mà công ty sử dụng có tính chất lâu dài từ một năm tài chính trở lên bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn của ngân hàng.

Theo báo cáo tài chính của công ty các năm 2007, 2008 nguồn vốn và tài sản của công ty hiện như sau:

NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2008

Đơn vị tính:Việt Nam đồng

Số tt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

A- Tài sản

I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

14. 732. 880. 066 13. 328. 468. 208

1 Tiền 1. 102. 187. 928 806. 493. 401 a Tiền mặt tại ngân quỹ(gồm

cả ngân phiếu)

803. 229. 930 172. 140. 318

b Tiền gửi tại ngân hàng 298. 957. 998 634. 353. 083 2 Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn

-

3 Các khoản phải thu 8. 166. 464. 800 2. 762. 734. 730 a Các khoản phải thu của

khách hàng

4. 912. 939. 241 2. 703. 669. 367

b Trả trước cho người bán 532. 598. 876 c Thuế giá trị gia tăng được

khấu trừ

328. 688. 198 45. 832. 183

d Các khoản phải thu khác 2. 392. 238. 485 13. 233. 180 4 Hàng tồn kho (hàng hóa tồn

kho)

5. 210. 652. 218 9. 295. 240. 077

5 Tài sản lưu động khác 253. 575. 120 464. 000. 000 II Tài sản cố định, đầu tư dài

hạn

779. 707. 541 3. 502. 455. 627

1 Tài sản cố định 779. 707. 541 3. 502. 455. 627 a Tài sản cố định hữu hình

-Nguyên giá

-Giá trị hao mòn lũy kế

294. 378. 786 516. 516. 001 222. 137. 215 3. 124. 977. 700 3. 390. 944. 700 269. 967. 000 b Tài sản cố định thuê tài 485. 328. 755 377. 477. 927

-Nguyên giá

-Giá trị hao mòn lũy kế

647. 105. 000 161. 105. 000 647. 105. 000 269. 627. 073 B Nguồn vốn I Nợ phải trả 12. 087. 163. 148 13. 467. 428. 701 1 Nợ ngắn hạn -Vay ngắn hạn

-Phải trả cho người bán -Người mua trả tiền trước -Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước

-Các khoản phải trả,phải nộp khác 11. 820. 521. 143 750. 432. 000 8. 149. 950. 303 2. 620. 395. 290 299. 674. 319 69. 231 13. 382. 890. 453 2. 000. 000. 000 9. 825. 214. 904 1. 193. 606. 318 364. 000. 000 69. 231 2 Nợ dài hạn 229. 077. 359 67. 634. 668 3 Nợ khác (chi phí phải trả) 37. 864. 646 16. 903. 580 II Nguồn vốn chủ sở hữu .3. 425. 124. 459 3. 363. 495. 134 1 Nguồn vốn kinh doanh 3. 000. 000. 000 3. 000. 000. 000

2 Chênh lệch tỷ giá 67. 138. 936

3 Lợi nhuận chưa phân phối 425. 124. 459 296. 356. 198

Nguồn: Báo cáo Tài chính năm 2007, 2008 Phòng Tài chính kế toán

3.3. Phân phối lợi nhuận và lập quỹ :

- Niên khóa hoạt động của công ty là một năm, đầu từ ngày 01 tháng 01 Dương lịch và chấm dứt vào ngày 31 tháng 12.

- Số sách kế toán của công ty đều mở đầy đủ và giữ đúng theo các quy định pháp luật hiện hành. Cuối niên khóa, Hội đồng thành viên phải lập 1 bản tổng kê tài sản, 1 bản cân đối tài sản, được lưu giữ tại trụ sở của công ty.

- Công ty trích lãi ròng để lập các quỹ sau: + Quỹ dự trữ bắt buộc: 5% + Quỹ phát triển kinh doanh: 20% + Quỹ phúc lợi khen thưởng: 5% + Quỹ bảo hiểm xã hội: 15%

Ngoài ra, các thành viên cũng có thể tự lập quỹ dự trữ khác bằng quyết định thường ( là các quyết định có liên quan đến việc quyết toán hàng năm, hoạt động kinh tế tài chính thường xuyên như sổ sách kế toán, phân chia lợi nhuận, thay thế thành viên Hội đồng thành viên), quỹ này dùng để hoàn giảm vốn, mua lại phần hùn hay sử dụng vào việc khác của công ty. Trong mỗi niên khóa, nếu thấy cân đối trong kinh doanh hoặc qua quyết định quyết toán hàng quý thấy thực sự có lãi Hội đồng thành viên có thể giải quyết ứng trước cho các hội viên 2/3 số lãi đó.

Nguồn: Điều lệ công ty

3.4. Các đối tác chính của công ty

Là nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực điện, nhất là đối với các hệ thống tủ nguồn UPS, và là nhà phân phối tại Việt Nam của các thương hiệu lớn của chân Âu, đối tượng khách hàng chính của công ty là các công trình công cộng lớn như bệnh viện, siêu thị, hay các nhà máy, các trung tâm thương mại trong nước. Đối tượng khách hàng của công ty trải dài từ Bắc xuống Nam, từ thành phố đến các khu công nghiệp. Có thể kể ra một số khách hàng tiêu biểu của công ty như Tập đoàn Bưu chính viễn thông, bệnh viện Việt Đức, tập đoàn Bourbon của Pháp (hệ thống đại siêu thị BigC của tập đoàn này tại Việt Nam). Đối với thị trường nước ngoài, công ty cũng đã tạo được uy tín nhất định thông qua việc thực hiện một số dự án cho các đối tác Việt Nam tại Lào.

II/Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH sản xuất và thương mại điện Bình Sơn

1. Quá trình giao kết hợp đồng

1.1. Căn cứ giao kết

Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng thì công ty luôn chú ý đến các căn cứ của hợp đồng để hợp đồng được ký đúng với quy định của pháp luật. Các căn cứ để công ty giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn.

+ Đối với các hợp đồng được giao kết trước năm 2005 thì sẽ được áp dụng các quy định trong Bộ luật dân sự 1995 và Luật thương mại 1997, Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế 1989 và Nghị định 17/HĐBT về thi hành pháp lệnh hợp đồng…

+ Đối với các hợp đồng được giao kết sau khi Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 có hiệu lực (từ ngày 01/01/2006) thì sẽ căn cứ vào quy định trong hai luật này khi giao kết hợp đồng.

- Căn cứ thực tiễn: Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá bên cạnh những căn cứ về pháp lý, công ty còn dựa vào căn cứ thực tiễn. Đó là định hướng của Nhà nước, nhu cầu thị trường, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, đặc biệt là khả năng thực hiện hợp đồng của công ty.

1.2. Chủ thể giao kết:

Về chủ thể giao kết hợp đồng, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty thì người giao kết hợp đồng trong công ty là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty, hoặc cũng có thể là phó giám đốc công ty trong trường hợp giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc. Cụ thể tại công ty thì người ký kết các hợp đồng là Giám đốc công ty, ông Trần Tiến Đức.

1.3. Nội dung của hợp đồng:

- Đối tượng của hợp đồng.

Tùy từng mục đích và từng loại hợp đồng cụ thể mà đối tượng của hợp đồng trong từng loại hợp đồng là khác nhau. Các sản phẩm mà công ty tiến hành mua bán là các loại tủ nguồn UPS, các hệ thống tủ điện phục vụ cho các công trình có nhu cầu sử dụng điện lớn.

- Chất lượng của hàng hóa

Quy cách, chất lượng của hàng hóa cũng được đưa vào trong hợp đồng để hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra. Theo các hợp đồng mua bán của công ty, chất lượng của hàng hóa được quy định là các sản phẩm có chất lượng phù hợp. có thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu đặt hàng, nhu cầu sử dụng của đối tác.

- Giá cả của hàng hóa: theo sự thỏa thuận của các bên tùy từng thời điểm giao nhận hàng (thông qua báo giá hoặc xác nhận đơn hàng), thể hiện trên hóa đơn tài chính mà công ty giao cho bên mua.

- Địa điểm, thời gian giao nhận và phương tiện vận chuyển hàng hóa:

Tùy theo từng hợp đồng mà địa điểm và thời gian giao nhận được ghi khác nhau, căn cứ vào tính chất của hàng hóa và điều kiện của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Thông thường thì hàng hóa sẽ được giao tại kho bãi của bên mua tại thời điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- Phương thức thanh toán: Hình thức thanh toán thường thỏa thuận giữa

Công ty và bạn hàng là bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.

1.4. Hình thức của hợp đồng:

Các loại hợp đồng chủ yếu mà công ty ký kết là hợp đồng mua bán hàng hóa, theo đó công ty sẽ cung cấp các thiết bị điện và hợp đồng dịch vụ, để bảo trì các thiết bị điện do công ty đã cung cấp hoặc thực hiện việc sửa chữa theo yêu cầu. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tùy theo tính chất của từng hợp đồng mà các chủ thể có thể lựa chọn các hình thức khác nhau. Đối với công ty, để đảm bảo nâng cao độ xác thực của nội dung cam kết, đồng thời đảm bảo sẽ là bằng chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng mua bán hàng hóa mà công ty và bạn hàng ký kết chủ yếu sử dụng hình thức ký kết là ký kết bằng văn bản.

Có hai loại hình ký kết hợp đồng được công ty sử dụng chủ yếu: ký trực tiếp và ký gián tiếp. Ký trực tiếp là việc ký kết hợp đồng được thực hiện bởi sự có mặt và ký trực tiếp của hai bên vào hợp đồng, còn ký gián tiếp là hợp đồng được coi như đã giao kết kể từ thời điểm lời chào hàng hoặc đơn đặt hàng đã được chấp nhận. Công ty thường thực hiện ký trực tiếp đối với đối tác mới, còn đối với những đối tác công ty đã có mối quan hệ làm ăn, hợp tác lâu dài thì loại hình ký gián tiếp được công ty sử dụng chủ yếu.

Về hợp đồng dịch vụ, do đặc thù của mặt hàng công ty cung cấp là các hệ thống điện, tủ nguồn có giá thành cao và cần thường xuyên sửa chữa, bảo

dưỡng, và công ty cũng sẵn có đội ngũ chuyên nghiệp lành nghề trong lĩnh vực sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện, điện lạnh nên công ty thường xuyên ký kết các hợp đồng dịch vụ sửa chữa các thiết bị mà công ty đã cung cấp cũng như theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng dịch vụ của công ty thường được ký kết bằng miệng, nhất là với các hợp đồng sửa chữa các thiết bị mà công ty cung cấp, còn đối với các hợp đồng dịch vụ còn lại, thường được lập thành văn bản.

2. Quá trình thực hiện hợp đồng:

2.1. Thực hiện điều khoản chất lượng, số lượng của hàng hóa:

Khi thực hiện hợp đồng thì nguyên tắc mà công ty đưa ra là thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên và giữ uy tín của công ty.

2.2. Thực hiện điều khoản về địa điểm, phương thức giao nhận hànghóa

Với đặc thù sản phẩm của công ty, địa điểm giao hàng thường là trụ sở của bên mua hoặc nơi bên mua đang thực hiện công trình. Công ty sẽ tiến hành lắp đặt, vận hành để kiểm tra chất lượng trực tiếp, địa điểm chuyển giao rủi ro là nơi công ty đã lắp đặt hệ thống tủ nguồn, tủ điện.

2.3. Thực hiện điều khoản về giá cả và thanh toán:

Hình thức thanh toán thường thỏa thuận giữa công ty và bạn hàng là bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt, theo các cách sau:

+ Thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng sau khi nhận được lô hàng đầu tiên. + Tạm ứng trước cho bên bán trước một khoản tiến bằng 70% tổng giá trị của hợp đồng. Sau khi bên bán giao đủ số lượng hàng và xuất đầy đủ hóa đơn

Một phần của tài liệu Pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại điện Bình Sơn” (Trang 43 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w