Thực trạng về kỷ luật lao động trong VMC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản lý nguồn nhân lực tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà bình (Trang 46 - 49)

II. Thực trạng của công tác quản lý nguồn nhân lực trong VMC

2.4.Thực trạng về kỷ luật lao động trong VMC

2. Thực trạng công tác định biên lao động

2.4.Thực trạng về kỷ luật lao động trong VMC

Với quan điểm xây dựng quy chế, quy định về hình thức kỷ luật để đảm bảo hoạt động của xí nghiệp và thực thi pháp luật. VMC quy định cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp phải có ý thức tiết kiệm, trung thực và phải luôn bảo vệ tài sản của xí nghiệp. Việc này được phân ra các mức độ vi phạm dần từ A đến F như sau:

- Vi phạm về đạo đức: mức A, B

- Vi phạm về lãng phí thời gian làm việc: mức A, B

- Vi phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác: mức C - Vi phạm làm ngừng hoạt động, thất thoát tài liệu: mức D - Vi phạm về tính liêm khiết, trung thực: mức E, F

- Vi phạm về tài chính, tài sản và làm tổn hại uy tín của xí nghiệp: mức F2

Tuỳ từng hoàn cảnh, động cơ của người gây ra và mức độ nguy hiểm mà có những hình thức xử phạt phù hợp. Sau đây là những mức xử phạt cụ thể:

Bảng 12: Hình thức kỷ luật vi phạm quy chế trong VMC

Mức vi phạm Số lần vi phạm Mức A Mức B Mức C Mức D Mức E,F Lần thứ nhất Khiển trách Cảnh cáo Đình chỉ công tác và trừ lương (1 tháng) Chuyển công tác thấp hơn Sa thải Lần thứ hai Đình chỉ công tác và trừ lương (1 tuần) Đình chỉ công tác (1 tháng) Chuyển công tác thấp hơn Sa thải Lần thứ ba Chuyển công tác thấp hơn Chuyển công tác thấp hơn Sa thải Lần thứ tư Sa thải Sa thải

Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức

Thực tế mấy năm vừa qua số các vụ vi phạm kỷ luật đã giảm rất nhiều so với trước kia. Số người bị sa thải năm 2003 là 7người, trong khi đó năm 2004 và năm 2005 giảm xuống chỉ có 2 người. Điều đó chứng tỏ cán bộ quản lý lao động đã rất khôn khéo xử lý và rất tích cực giáo dục tuyên truyền quy chế kỷ luật của xí nghiệp.

Mức kỷ luật của VMC như vậy là rất chặt chẽ và nặng nề đòi hỏi người lao động luôn luôn phải chấp hành mọi nội quy của xí nghiệp. Điều này tạo sự thuận lợi cho cán bộ quản lý lao động quản lý một cách dễ dàng hơn.

3. Thực trạng đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động trong VMC

Đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động là rất cần thiết. Nó là nghĩa vụ hàng năm của VMC nhằm đánh giá hiệu quả công việc của từng người lao động, giúp họ nhận thức được mức độ mà họ hoàn thành công việc của mình đến đâu, đặc biệt là những công việc và chức vụ phức tạp khó có thể

đo lường được để họ điều chỉnh thái độ làm việc, sắp xếp công việc hợp lý hơn và phát huy khả năng của mình tốt hơn.

Đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động cũng giúp cho người quản lý lao động biết được trình độ lao động của mình đến đâu để đưa ra nhưng kế hoạch đào tạo, phát triển đẩy mánh sử dụng lao động có hiệu quả cũng như xem xét việc tăng lương và cân nhắc đề bạt.

Công tác đánh giá này được thực hiện theo một mẫu quy định sẵn của VMC. Mẫu này phân tích về những tiêu chuẩn: khối lượng công việc, chất lượng công việc, kỹ năng cá nhân, tinh thần trách nhiệm, thái độ đối với công việc, tinh thần hợp tác, sáng kiến, tiết kiệm, kinh nghiệm công tác, sức khoẻ, khả năng thích ứng, tinh thần học hỏi, kỷ luật đúng giờ, khả năng suy xét, các tổ chức, sắp xếp công việc, tính đáng tin cậy và triển vọng. Tính điểm từ 1 ÷ 5 điểm cho mỗi chỉ tiêu tương ứng với các mức độ: xuất sắc (5 điểm): đạt được thành tích nổi bật, hiếm có, vượt xa mọi chuẩn mực trong công việc, được mọi người đánh giá cao; tốt (4 điểm): có phẩm chất, chất lượng, thành tích cao hơn mức trung bình, vượt quá đòi hỏi của công việc; Trung bình (3 điểm): thành tích trung bình, đạt yêu cầu, phù hợp với đòi hỏi của công việc, không có ý thức vươn lên; Dưới trung bình (2 điểm): Không phù hợp với một số đòi hỏi của công việc và cần củng cố trong một số mặt; Yếu kém: không đáp ứng được yêu cầu của công việc, hoàn toàn không đủ khả năng.

Tổng cộng số điểm cho 15 yếu tố đánh giá là 100 điểm, trong đó 5 yếu tố đầu là các yếu tố quan trọng tính hệ số 2. Và quy định mức điểm phân loại như sau:

Loại A: Từ 80 điểm trở lên. Loại B: Từ 60 đến 79 điểm Loại C: Dưới 60 điểm.

Người lao động nếu chỉ đạt loại C thì sẽ được thử thách công việc trong thời gian 6 tháng, sau đó được đánh giá lại. Nếu lao động nào vẫn xếp loại C thì có thể bị huỷ hợp đồng vì thiếu năng lực hoặc nếu thời gian thử thách

không đủ thì có thể kéo dài thời gian tối đa là 3 tháng để tiến hành đánh giá lại lần cuối cùng.

Bản đánh giá này sẽ được đánh giá theo trình tự như sau: - Công nhân viên được nhận xét bởi giám sát viên

- Giám sát viên được nhận xét bởi trưởng phòng - Trưởng phòng được nhận xét bởi Giám đốc - Giám đốc được nhận xét bởi Tổng Giám đốc

- Tổng Giám đốc được nhận xét bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Trong quá trình đánh giá thì bộ phận hành chính tổ chức sẵn sàng cung cấp các thông tin cần thiết cho lãnh đạo bộ phận để đánh giá như báo cáo về việc đi làm và việc chấp hành quy chế của xí nghiệp .

Qua việc đánh giá này VMC có thể xây dựng được thang bảng lương đề ra các biện kích thích tăng trưởng kinh tế, buộc người lao động phải làm việc theo thực tế theo trình độ, nâng cao kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời thông qua việc đánh giá này VMC nắm rõ được năng lực cán bộ tránh được những sai lầm trong đề bạt gây ra, tạo sự nhận thức một cách thông suốt về nục tiêu của xí nghiệp đến từng người lao động để có một môi trường hiểu biết phối hợp chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản lý nguồn nhân lực tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà bình (Trang 46 - 49)