Thực trạng công tác lưu chuyển lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản lý nguồn nhân lực tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà bình (Trang 44 - 46)

II. Thực trạng của công tác quản lý nguồn nhân lực trong VMC

2. Thực trạng công tác định biên lao động

2.3. Thực trạng công tác lưu chuyển lao động

Cũng như các doanh nghiệp khác trong nước, công tác lưu chuyển lao động trong VMCcũng bao gồm các hình thức: Về hưu, nghỉ chế độ, thăng chức, xin thôi việc, sa thải, không ký hợp đồng tiếp…Công tác lưu chuyển lao động này được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 11: Số lượng lao động lưu chuyển trong VMC

Đơn vị: Người

Hình thức lưu chuyển Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Về hưu 0 1 8 6 8

Sa thải 0 0 7 2 2

Không ký hợp đồng tiếp 0 0 3 5 36

Xin thôi việc 20 22 126 33 37

Tổng 20 23 144 46 83

Nguồn: Phòng hành chính tổ chức

Công tác lưu chuyển lao động trong VMCcó thể được phân tích theo các hướng sau:

Về hưu:

VMC áp dụng chế độ nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước ở Luật lao động: 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Ngoài ra, VMC cũng tạo điều kiện cho những người có tình trạng sức khoẻ không đảm bảo về hưu sớm hơn độ tuổi quy định nhưng vẫn được hưởng 100% mức lương của họ.

Sa thải:

Để sa thải người lao động thì VMC dựa vào những quy định, kỷ luật lao động đối với cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Thông thường thì những người lao động bị sa thải là những người vi phạm kỷ luật đã quy định của xí nghiệp như: trộm cắp tài sản của xí nghiệp, đánh nhau gây ra thương tích, gây ra những tổn thất lớn cho xí nghiệp,…Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng người bị sa thải năm 2003 là lớn nhất 7 người. Năm 2001 và 2002 người lao động chấp hành kỷ luật của xí nghiệp khá tốt vì vậy đã không có ai bị sa thải. Năm 2004 và 2005 lượng người sa thải đều là 2 người. Chứng tỏ công nhân viên trong xí nghiệp chưa chấp hành kỷ luật lao động điều đó cho thấy kỷ luật lao động của xí nghiệp vẫn chưa nghiêm.

Không ký hợp đồng tiếp

Số lượng người không ký hợp đồng tiếp nhiều nhất vào năm 2005 (chiếm %). Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do năm 2005 là năm ôtô của xí nghiệp bán ra được ít nhất so với trước đây vì thế công tác lắp ráp, sản xuất

kinh doanh của xí nghiệp bị đình trệ do đó cần phải cắt giảm số lượng công nhân viên để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Các năm 2001, 2002, 2003 là những năm sản lượng tiêu thụ sản phẩm của VMC rất cao nên cần nhiều lao động phục vụ cho sản xuất rất nhiều nên số lượng không ký hợp đồng tiếp là không có hoặc có thì rất ít. Năm 2004 số lượng này tăng lên 2 người so với năm 2003 điều này do xí nghiệp cần cắt giảm số lượng lao động để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình.

Xin thôi việc

Năm 2003 cũng là năm có số người xin thôi việc nhiều nhất 126 người. Năm 2005 số người xin thôi việc cũng tăng lên so với năm 2004 là 4 người.

Năm 2002 số người xin thôi việc cũng tăng lên so với năm 2001 là 2 người. Như vậy là càng những năm gần đây thì số lượng người xin thôi việc càng tăng lên.

Tóm lại, năm 2003 là năm số lượng lưu chuyển lao động cao nhất trong những năm gần đây. Năm 2002 tăng so với năm 2001 sau đó năm 2003 tăng vọt lên, năm 2005 giảm xuống và đến năm 2005 thì số lượng lưu chuyển lại tăng lên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản lý nguồn nhân lực tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà bình (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w