Thực trạng hộ nghèo ở huyện Giao Thuỷ:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Phòng Giao dịch huyện Giao Thuỷ (Trang 25 - 26)

5. Kết cấu của chuyên đề:

2.1. Thực trạng hộ nghèo ở huyện Giao Thuỷ:

Giao Thuỷ là một huyện đồng bằng ven biển nằm phía Đông của tỉnh Nam Định, có diện tích tự nhiên 232,5 km2, trong đó 10.050 ha đất nông nghiệp, 32 km bờ biển, 3.580 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ, hải sản.

Toàn huyện có 20 xã và 2 thị trấn, dân số trên 200 nghìn người trong đó dân số nông thôn là 194 nghìn người (chiếm 97%), dân số thị trấn 6 nghìn người (chiếm 3%) với 115 nghìn lao động (chiếm 55% dân số). Điều kiện tự nhiên nơi đây thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành nghề: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản, làm muối, nước mắm…

Trong những năm gần đây, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế của địa phương nông nghiệp nông thôn huyện Giao Thuỷ đã có bước chuyển biến, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được nhà cửa khang trang, sắm sửa được những tiện nghi đắt tiền. Tuy nhiên, qua điều tra tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2006-2010 của Giao Thuỷ vẫn còn 6.565 hộ chiếm tỷ lệ 12,32% so với tổng dân số. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xoá đói giảm nghèo, vì vậy trong Nghị quyết lần thứ 22 của Đại Hội Đảng bộ huyện Giao Thuỷ quán triệt: “Tích cực đổi mới cơ cấu lao động xã hội, tạo nhiều việc làm cho lao động phổ thông, giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Tích cực thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 xuống còn 7%. Tăng tỷ lệ hộ giàu, cải thiện đời sống của nhân dân…”

Qua nghiên cứu tình hình cụ thể trên địa bàn huyện Giao Thuỷ thì hộ nghèo chủ yếu do những nguyên nhân sau:

Thiếu vốn sản xuất: Đây là nguyên nhân chính, bởi vì khi thiếu vốn hộ nghèo thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày không phát triển được sản xuất.

Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, hộ nghèo không thể nâng cao trình độ kiến thức, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp, không hiệu quả.

Do sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, không đủ sức làm kinh tế. Bình quân nhân khẩu trong gia đình lớn nhưng lao động ít.

Đất đai canh tác ít, thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng, mắc các tệ nạn xã hội, gặp những rủi ro trong cuộc sống.

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít… đã ảnh hưởng tới sản xuất của hộ nghèo.

Theo số liệu điều tra nông hộ một số địa phương trong huyện thì hơn 80% số hộ thuộc hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn sản xuất. Do vậy vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo là một vấn đề cấp thiết hiện nay, phục vụ mục tiêu xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp của huyện phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Phòng Giao dịch huyện Giao Thuỷ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w