Chi phí huy động vốn và chênh lệch lãi suất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt (Trang 36 - 37)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HOÀNG QUỐC VIỆT

2.2.5Chi phí huy động vốn và chênh lệch lãi suất

- Chi phí huy động vốn

Trong tổng nguồn vốn huy động thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động là một yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh đồng thời nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do

đó xem xét chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này được xem là việc thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động, là nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng.

Trong thực tế, các HNTM đều đã quan tâm đến việc đánh giá chi chí trả lãi cho nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào. Do trong thời gian qua, lãi suất bình quân huy động có xu hướng giảm nên chi phí bình quân cho lãi suất đầu vào cũng có xu hướng giảm. Bên cạnh việc thường xuyên tính toán chi phí cho từng nguồn vốn để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp, chi nhánh cũng cần thường xuyên tính lãi suất bình quân của nguồn vốn để phục vụ cho công tác quản lý.

- Chêch lệch lãi suất

Chêch lệch bình quân lãi suất đầu vào và đầu ra là một trong những nguồn làm nên lợi nhuận cho chi nhánh. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường một khi tỷ suất lợi nhuận bình quân đã chi phối hầu hết các doanh nghiệp, họ đòi hỏi lãi suất cho vay của ngân hàng phải giảm. Quy mô tổng tài sản và chêch lệch lãi suất sẽ làm thu nhập ròng của ngân hàng giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh lợi của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt (Trang 36 - 37)