Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt (Trang 29 - 35)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HOÀNG QUỐC VIỆT

2.2.3Cơ cấu nguồn vốn huy động

Trong 2 năm đi vào hoạt động tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đến ngày 30/11/2009 tổng nguồn vốn đạt 2.109.562 tiệu đồng tăng 899.730 triệu đồng so với năm 2008 và tốc độ tăng đạt 174%. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của

một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam, một tổ chức vững mạnh và có uy tín trên địa bàn Hà nội.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu được huy động từ các nguồn sau:

2.2.3.1 Phân theo loại thành phần kinh tế

Cơ cấu nguồn vốn hình thành theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt được thể hiện trong bảng sau

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT HQV Đơn vị: Triệu đồng Nguồn vốn 2007 2008 2009 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tăng (giảm) Tổng số Tỷ lệ (%) Tăng (giảm) Tiền gửi dân cư

402.384 50 690.751 57 288.367 1.351.231 64 660.480

Tiền gửi của các

tổ chức kinh tế 224.220 28 266.031 22 41.831 385.623 18 119.592 Tiền gửi TCTD khác 100.491 12 142.925 12 42.434 232.530 11 89.605 Giấy tờ có giá 83.145 10 110.125 9 26.980 140.178 7 30.053 Tổng nguồn vốn huy động 810.220 100 1.209.832 100 399.612 2.109.562 100 899730

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT HQV 2007-2009

Qua bảng số liệu ta có nhận xét trong các năm qua chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt thực hiện tương đối tốt công tác huy động vốn. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động qua các năm cụ thể như sau, năm 2007 đạt 810.220 trđ, thì sang năm 2008 tăng lên là 1.209.832 trđ tăng 399.612 trđ so với năm 2007, năm 2009 con số

này là 2.109.562trđ tăng 899.730 trđ so vơi năm 2008. Mức tăng trưởng bình quân của vốn huy động tại Chi nhánh là 649.671 trđ/năm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 162%.

Nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 70% tổng nguồn vốn huy động, phần còn lại là của các TCTD khác, nguồn uỷ thác đầu tư và các giấy tờ có giá.

Trong 2 năm hoạt động, tình hình huy động vốn của chi nhánh từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư liên tục tăng do lãi suất tiền gửi hấp dẫn, là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn so với chứng khoán,vàng,bất động sản. Năm 2009 tiền gửi tiết kiệm dân cư là 1.351.231tr đồng so với năm 2008 tăng 660.480tr đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 96%.Cùng với việc đưa ra mức lãi suất hợp lý ngân hàng còn thực hiện các biện pháp như chính sách khách hàng đac khai thác tối đa loại nguồn vốn nay như: mở rộng mạng lưới huy động vốn, trang bị them cơ sở vật chất và các trang thiệt bị, thủ tục tiền gửi đơn giản, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, không ngừng đổi mới phong cách giao dịch. Mặt khác Ngân hàng chú trọng khâu quảng cáo về hoạt động ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên đã thu hút được nhiều người dân đến gửi tiền.

Bên cạnh đó nguồn tiền mà các tổ chức gửi vào chi nhánh chiếm một tỷ trọng đáng kể. Tỷ trọng của các tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động luôn được chi nhánh chú trọng và duy trì ổn định qua các năm: năm 2008 là 266.031trđ, chiếm 19% tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 huy động được 385.623 trđ, chiếm 18% tổng nguồn. Qua hai năm hoạt động, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn tăng, cho thấy Ngân hàng ngày càng có nhiều quan hệ với các tổ chức kinh tế từ đó mở ra cho Ngân hàng nguồn huy động dồi dào trong tương lai.

cao và không thường xuyên trong suốt thời kỳ hoạt động trong năm vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu với mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên nguồn này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 là 100.491 trđ chiếm 12% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 tăng 42.434 trđ so với năm 2007 và chiếm 12% trong tổng nguồn vốn huy động đén năm 2009 tăng 89.605trđ,chiếm 11% sơ với năm 2008.

Ngoài ra, Ngân hàng còn huy động qua hình thức phát hành giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi tuy tốc độ tăng trưởng không thực sự bền vững qua các năm nhưng cũng là một hình thức huy động có hiệu quả. Năm 2007 lượng vốn huy động được thông qua hình thức này là 83.145 trđ chiếm 10% trong tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2008 là 110.125 trđ chiếm tỷ trọng là 9% tổng vốn huy động tăng 21.980trđ so với năm 2007 và đến năm 2009 nguồn vốn này có tăng nhưng rất nhỏ, được 140.178 trđ, tăng 30.053 trđ so với năm 2008 và chiếm 7% trong tổng nguồn vốn huy động

Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu đa dạng, tăng trưởng không ngừng. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc huy động vốn của mình. Việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp chi nhánh duy trì ổn định hoạt động của mình, xây dựng được chính xác chiến lược phát triển lâu dài, đặc biệt là xác định được đúng đối tượng khách hàng, từ đó có những chính sách hợp lý tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động vốn sao cho có hiệu quả cao.

2.2.3.2 Phân theo kỳ hạn

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn của NHNo&PTNT HQV Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn 2007 2008 2009 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tăng (giảm) Tổng số Tỷ lệ (%) Tăng (giảm)

Tiền gửi không kỳ hạn 279.579 35 460.450 38 180.871 875.132 41 414.682

Tiền gửi có kỳ hạn 530.641 65 749.382 62 218.741 1.234.430 59 485.048

- Tiền gửi kỳ <12tháng 371.385 46 451.427 37 80.042 754.578 36 303.151

- Tiền gửi kỳ >12tháng 159.256 19 297.955 25 138.699 479.852 23 181.897

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT HQV 2007-2009

Qua bảng trên cho thấy, nguồn vốn c ó k ỳ h ạ n tại NHNo&PTNT HQV chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2007 là 530.641trđ chiếm 65% so với tổng vốn huy động, sang năm 2008 là con số này là 749.382trđ tăng so với năm 2007 là 218.741trđ tương đương 62%, năm 2009 đạt 1.234.430trđ chiếm tỷ trọng 59% so với tổng vốn huy động. Nguồn này có mức tăng trưởng khá nhanh, năm sau cao hơn năm trước, doanh số hàng năm đạt hàng trăm tỷ, mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 351.895trđ. Điều này cho thấy, nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán qua hệ thống ngân hàng (kể cả tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dưới 1 tháng). Trên cơ sở số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng ngân hàng cung cấp một số phương tiện thanh toán như Séc, UNC, UNT, dịch vụ rút tiềt tự động qua mạng máy tính, ATM kết hợp với thái độ phục vụ nhiệt tình, tinh thông nghiệp vụ của cán bộ phòng kế toán ngân quỹ (phòng có mật độ tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất của ngân hàng) đã gây được cảm tình và niềm tin cho khách hàng tới quan hệ và giao dịch.

Tiền gửi không kỳ hạn mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó lại có tính ổn định tương đối cao (có thể thời hạn các nguồn riêng lẻ thì ngắn nhưng nếu xét tổng thể thì nó luôn luôn có một lượng sô dư nhất định) và như vậy ngân hàng có thể tính toán tỷ lệ sử dụng sao cho hợp lý nhằm thực hiện những mục đích của mình. Trong nguồn tiền gửi ngắn hạn, nguồn có thời hạn trên 1 đến

kinh doanh của Chi nhánh qua các năm với tỷ trọng 39.67%/năm, nguồn này có mức biến động cao và không ổn định qua các năm. Với sự nhận thức của khách hàng ngày càng cao, việc sử dụng tiền mặt nhiều hoặc tích trữ trong nhà ngày càng hiếm, nó làm nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên đáng kể, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc làm giảm lượng vốn có thời hạn từ 1 đến 12 tháng của Chi nhánh.

Nếu so sánh nguồn tiền gửi ngắn hạn với nguồn trung và dài hạn, thì nguồn tiền gửi trung dài hạn thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh mức trung bình là là 22,33%/năm. Nếu so sánh với năm 2007 thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao, và tương đối ổn định mức biến động nhìn chung không lớn. Mức tăng trưởng bình quân của nguồn trung và dài hạn qua các năm là 160.2980trđ.

2.2.3.3 Phân theo cơ cấu đồng tiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong công tác huy động vốn của mỗi ngân hàng, việc xác định một cách chính xác về giá trị, lãi suất, tỷ trọng của các nguồn hình thành, và quan trọng hơn chính là thời hạn của các loại đồng tiền gửi khác nhau (cả VND và các ngoại tệ khác: USD, EUR, CHF, CNY,...) là rất cần thiết. Nó giúp cho các NHTM duy trì mối quan hệ với các, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên, Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền (các loại ngoại tệ khác đều được quy về USD sau dó quy về VND), số liệu cụ thể dược thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn phân theo cơ cấu đồng tiền của NHNo&PTNT HQV Đơn vị: Triệu đồng Nguồn vốn 2007 2008 2009 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tăng (giảm) Tổng số Tỷ lệ (%) Tăng (giảm) Nội tệ 634.124 78 871.734 72 237.610 1.484.806 70 613072

Ngoại tệ 176.096 22 338.098 28 162.002 624.756 30 286658

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT HQV 2007-2009

Qua bảng số liệu, nguồn vốn huy động bằng nội tệ qua các năm luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn này lại có xu hướng giảm dần.Năm 2007,tổng nguồn vốn huy động bằng nội tệ là 634.124trđ chiếm 78% trong tổng nguồn huy động, năm 2008 là 871.734trđ tăng 237.610trđ so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng là 72% đến năm 2009 là 1.484.806trđ tăng 613.072trđ và chiếm tỷ trọng 70%. Còn nguồn vốn ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng đang có xu hướng tăng dần. Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là 176.096trđ chiếm 22% trong tổng nguồn huy động, năm 2008 là 338.098trđ tăng 162.002trđ so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng là 28% đến năm 2009 là 624.756 trđ và chiếm tỷ trọng là 30% trong tổng nguồn vốn huy động.

Có được những kết quả như trên là do Chi nhánh đã tăng cường các hoạt dộng quảng cáo tiếp thị, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tận tình chu đáo. Ngân hàng tiếp tục đưa ra các mức lãi suất linh hoạt, phù hợp đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, tăng cường đào tạo, tập huấn nghệp vụ, tổ chức tốt công tác thanh toán và chi trả cho khách hàng để thu hút vốn và tạo uy tín của ngân hàng nông nghiệp ngày càng cao. Tuy nhiên, công tác huy động vốn của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế do chi nhánh nằm trên địa bàn phát triển cơ sở hạ tầng chậm, chủ yếu là buôn bán nhỏ, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đa số là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, phát triển còn yếu kém nhưng lại có quá nhiều tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn với mạng lưới giao dịch dày đặc vì vậy nguồn vốn huy động được của Ngân hàng tuy có tăng nhưng còn chiếm thị phần hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt (Trang 29 - 35)