Tình hình sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu 1043m (Trang 40 - 44)

Hoạt động cuả NHNo&PTNT Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước được nhà nước cấp vốn, có quyền tự chủ về tài chính, tự lựa chọn các hình thức huy động vốn có quyền tự chủ tài chính phương thức đầu tư, kinh doanh tổng hợp, đa năng và dịch vụ tài chính trung gian cho các hộ sản xuất các tổ chức kinh tế xã hội trong nước. NHNo&PTNT xác định nông thôn là thị trường cho vay, nông dân là khách hàng chủ yếu.Trong những năm qua đã không ngừng vươn lên phục vụ có hiệu qủa sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Để có thể đánh giá được chất lượng họat động cho vay trung, dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Vĩnh Tường, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu đã nêu ra ở chương 1.

Bảng 2.5:Tình hình sử dụng vốn trung và dài hạn của NHNo&PTNT Huyện Vĩnh Tường.

ChØ tiªu 2007 2008 2009 so sánh so sánh 2008/2007 2009/2008 số dư tỷ trọng số dư tỷ trọng số dư tỷ trọng +/- % +/- % 1.Doanh số cho vay 203 100 306 100 419 100 103 50,73 113 36,92

Trung và dài hạn 75. 36,94 108 35,92 135 33,22 33 44 27 25 2.Doanh số thu nợ 185 100 245 100 298 100 60 32,43 53 21,63

Trung và dài hạn 86 46,48 98 40 112 37,58 12 13,95 14 14,28 3.Dư nợ tín dụng. 190 100 250 100 325 100 60 31,57 75 30

Trung và dài hạn 50 26,3 70 28 97,5 30 20 40 27,5 39,28

( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Huyện Vĩnh Tường)

Biểu đồ 2.5.1 : Doanh số cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Huyện Vĩnh Tường)

Nhìn vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.5.1 ta thấy doanh số cho vay tăng qua các năm. Doanh số cho vay trong năm 2008 là 203 tỷ tăng 103 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng là 50,73% cho thấy trong năm qua NHNo&PTNT Huyện Vĩnh Tường đã mở rộng quy mô cho vay. Nếu đem so sánh doanh số

cho vay năm 2009 so với năm 2008 (419 tỷ tăng so với năm 2008 là 113 tỷ tương ứng tỷ lệ tăng là 36,92%). Thực tế năm 2009, NHNo&PTNT Huyện Vĩnh Tường đã thực thi một số chính sách cho vay hiệu quả đặc biệt đã xây dựng một chiến lược marketing phù hợp với điều kiện riêng biệt của ngân hàng hoạt động chuyên doanh về tiền tệ.

Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế năm 2009 so với năm 2008, 2007 thực sự có nhiều biến động đã gây ra, đối lập giữa cung và cầu tiền tệ.Thực tế cho thấy rằng, trong tình hình giá cả biến động chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,6% do đó người dân đi mua vàng và kim lại quý để tích trữ. Hơn nữa do cùng địa bàn có nhiều tổ chức cho vay lãi suất huy động cao hơn hấp dẫn hơn vì vậy lượng tiền gửi bị phân tán. Năm 2009 lãi suất cho vay tăng cao các nhà đầu tư không dám đầu tư vì sợ lợi nhuận làm ra không kịp để trả lãi ngân hàng. Vì thế ngân hàng đã hai lần đồng loạt hạ lãi suất nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư, đồng thời ngân hàng cũng kinh doanh thu được lợi nhuận. Chính vì thị trường biến động và sự ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế cho nên hình thành hai luồng tiền tệ đi ngược chiều nhau. Luồng tiền gửi đi thẳng vào các tổ chức cho vay trong khi cầu về vốn của các thành phần kinh tế hộ sản xuất lại gia tăng. Mặt mạnh sở trường của NHNo&PTNT Huyện Vĩnh Tường vẫn là cho vay, những lúc cung cầu vận động ngược chiều nhau. Vì vậy trong thời điểm này, một đơn vị chuyên ngành tiền tệ cũng đã gặp những điều bất cập khó tránh khỏi rủi ro trong kinh doanh.

Vai trò quản lý của NHNo còn có nhiều hạn chế đến hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam vẫn trực tiếp khống chế hạn mức cho vay của các NHTM, trong khi đó trên thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam còn ở trình độ thấp. Bên cạnh đó, với sự ra đời của hàng loạt các văn bản quy định cho vay trung, dài hạn hết sức chặt chẽ và nghiêm ngặt.

Trong những năm gần đây, đã xẩy ra rất nhiều vụ đổ bể cho vay gây những tổn thất nặng nề tài chính và uy tín trong toàn hệ thống ngân hàng

Việt Nam. Trước tình trạng này, Chính phủ và Nhà nước đã kịp thời đưa ra những quyết định quy định thời hạn và trách nhiệm đối với cán bộ trong thực hiện nghiệp vụ cho vay, đồng thời tiến hành và triển khai cải tổ lại hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong công tác cho vay bằng những văn bản pháp quy, quy chế cho vay nghiêm ngặt hơn. Chính vì vậy, hoạt động cho vay từ năm 2008,2009 có phần chặt chẽ hơn. Các ngân hàng cụ thể là đối với các cán bộ cho vay trở nên co cụm, dè dặt đối với những quyết định cho vay nhất là những khoản vay trung dài hạn.Mặt khác, NHNo&PTNT Huyện Vĩnh Tường tập trung xử lý những khoản kém chất lượng nhằm giảm bớt gánh nặng tâm lý và hoàn tất nhiệm vụ và mục tiêu của mình. Thực tế, đây cũng chính là tâm lý và hoàn tất nhiệm vụ và mục tiêu của mình. Thực tế, đây cũng chính là tâm lý chung xảy ra đối với NHTM Việt Nam chứ không riêng gì NHNo&PTNT Huyện Vĩnh Tường. Điều này buộc cán bộ cho vay không được duyệt cho vay một cách chủ quan, đại khái mà phải thận trọng, kỹ càng hơn. Thẩm định dự án là khâu quan trọng, hiện nay khách hàng vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, hiện tại cho vay nông nghiệp nông thôn ở Huyện Vĩnh Tường chủ yếu là khách hàng vay vốn dưới 10 triệu đồng do đó phải thẩm định khẳng định tính khả thi của dự án, thu hồi vốn từ dự án cho vay đối tượng này ngân hàng không còn nguồn thu thứ hai. Những tồn tại hiện nay do trình độ của hộ vay vốn đặc biệt là nông dân cho nên không đủ khả năng lập dự án, các dự án xin vay thường do cán bộ hướng dẫn, nó thể hiện tính chủ quan của dự án từ phía cán bộ cho vay, nên khi cán bộ cho vay thẩm định lại sản phẩm của chính mình chẳng khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi. Việc xem xét uy tín năng lực tài chính của khách hàng chưa được coi trọng nên vốn vay sử dụng chưa có hiệu quả cao. Từ khi có chính sách của chính phủ và nhà nước chất lượng cho vay trung, dài hạn tại NHNo huyện Vĩnh Tường ngày càng có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trước những thuận lợi và đúng đắn khi hoạt động cho vay trung dài hạn tại NHNo&PTNT Huyện Vĩnh Tường tỷ trọng nghiêng hẳn về

cho vay hộ sản xuất, song không phải là không có những khó khăn. Đó là sự không hiệu quả, khả thi của dự án vốn vay được dùng để đầu tư. Thêm nữa, thực tế những khoản vay trung, dài hạn đã được cho vay phần lớn được thực hiện vào những năm 2008 trở về trước, trong môi trường mà chúng ta đang phấn khởi với những thành quả đạt được trong công tác cho vay, nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng chưa bộc lộ những yếu kém. Cho đến nay, lý do coi nhẹ yếu tố thẩm định đưa đến kết luận cho vay hay không chỉ dựa chủ yếu vào yếu tố tài sản thế chấp, bảo đảm, khiến cho những khoản vay này ngày càng bế tắc trong việc trả nợ mà cụ thể là sẽ chứng minh ở doanh số thu nợ và tỷ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu 1043m (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w