Về mạng lưới và loại hình kinh danh thương nghiệp tư nhân * Về mạng lưới hoạt động:

Một phần của tài liệu Phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 50 - 53)

- Nguồn lao động:

2.2.2Về mạng lưới và loại hình kinh danh thương nghiệp tư nhân * Về mạng lưới hoạt động:

* Về mạng lưới hoạt động:

Đà Nẵng là một trung tâm bán buôn lớn ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên với một mạng lưới các trung tâm và các chợ được hình thành và đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới hoạt động thương nghiệp ở Đà Nẵng.

Theo số liệu của Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, hiện nay thành phố có 10 siêu thị và 79 chợ với số hộ kinh doanh tại chợ là 11438 hộ (trong đó quận Hải Châu có 17 chợ với số hộ kinh doanh là 4.201 hộ, quận Thanh Khê có 18 chợ với số hộ kinh doanh là 2.407 hộ, quận Liên Chiểu có 8 chợ với số hộ kinh doanh là 1.079 hộ, quận Sơn Trà có 8 chợ với số hộ kinh doanh là 1.152 hộ, quận Ngũ Hành Sơn có 6 chợ với số hộ kinh doanh là 718 hộ, quận Cẩm Lệ có 10 chợ với số hộ kinh doanh là 694 hộ và huyện Hoà Vang có 20 chợ với số hộ kinh doanh là 1.187 hộ. Ngoài ra còn trên 30 chợ lều quán và 14 chợ họp ngoài trời.

Trong những năm gần đây thương nghiệp tư nhân của thành phố Đà Nẵng đã phát triển nhanh và khá toàn diện, tiếp cận nhanh với cơ chế thị trường, nhiều mô hình tổ chức kinh doanh hiện đại như siêu thị và các cửa hàng, cửa hiệu tự chọn đã xuất hiện, chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú có chất lượng cao, việc hình thành các siêu thị góp phần to lớn hình thành nếp sống văn minh trong thương nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động của các chợ đã đi vào nề nếp, đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự an toàn. Đà Nẵng cũng đã hình thành phố chợ như chợ chuyên bán xe máy, phụ tùng ô tô xe máy, phụ tùng xe đạp quạt điện, điện gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, văn hoá phẩm… Nhờ vậy ngành thương nghiệp trong thời gian qua đã tạo điều kiện thông thoáng, giao lưu giữa thị trường mua bán –sản xuất- xuất nhập khẩu.

* Loại hình kinh doanh thương nghiệp tư nhân

Trước đây thương nghiệp tư nhân trên địa bàn chỉ tham gia hoạt động bán lẻ, phạm vi kinh doanh nhỏ, trong phạm vi trên địa bàn . Tuy nhiên, sự phong phú về hàng hóa, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thành phố Đà Nẵng, mức sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu mua sắm ngày càng lớn, từ chỗ chỉ cần những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu thì nay dần đần chuyển sang tiêu dùng những hàng hóa xa xỉ và số lượng hàng hóa này có xu hướng ngày càng tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực thương nghiệp giữa các thành phần kinh tế trên địa bàn đã góp phần to lớn vào hình thức bán của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân, từ hình thức bán lẻ là chủ yếu sang hình thức bán buôn và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng hình thức bán buôn trên phạm vi cả nước, điều này được thể hiện qua thị phần của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn. Ngoài ra, trong giai đoạn ngày nay, thương nghiệp tư nhân trên địa bàn còn tham gia vào thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa của thành phố và có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thành phố. Cụ thể như:

+ Đối với xuất khẩu:

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân đã bắt đầu chú ý đến chất lượng, thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu. Điều đáng chú ý là trước đây doanh nghiệp nhà nước nắm độc quyền trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thì nay nhiều thương gia, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã trở thành những công ty buôn bán lớn như Công

ty TNHH Đà Nẵng Mễ Cốc (thương mại- dịch vụ), Công ty TNHH Minh Toàn (thương mại, dịch vụ, vận tải), Công ty TNHH Nhật Linh (siêu thị, bàn ghế học sinh), Công ty TNHH Tân Phát (ống nhựa), Công ty TNHH Phước Tiến (thuỷ sản)... Những công ty này có mạng lưới kinh doanh khắp địa bàn trong nước và bắt đầu có uy tín trên thị trường quốc tế như Singapore, Đài Loan, Mỹ, Bắc Âu... hình thức thâm nhập thị trường đa dạng, phong phú, mở thêm nhiều mặt hàng mới như thủ công mỹ nghệ, giầy da, may mặc...

Năm 2009, Hội Doanh nghiệp trẻ thành phố đã trao tặng “Cúp vàng Đà Nẵng” và UBND thành phố tặng bằng khen cho 6 thương hiệu và 7 sản phẩm của 12 doanh nghiệp; đồng thời có một số doanh nghiệp được nhận giải thưởng” Sao vàng Đất Việt năm 2009”, trong đó có Công ty TNHH Việt Tin, Công TNHH Minh Toàn, Công ty TNHH Nhật Linh, Công ty TNHH Tân Phát...

Chính vì vậy mà hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã dần phục hồi và có mức tăng trưởng cao, đây cũng là kết quả có được từ những chủ trương đúng đắn của các chính sách kích cầu của chính phủ và những chính sách hỗ trợ của thành phố; đối với các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2009 đạt 174.046 triệu USD, chiếm 37,37% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của thành phố.

Bước vào năm 2009, tổng giá trị kim ngạch xuất và nhập khẩu của các thành phần kinh tế đều có xu hướng giảm xuống, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của thương nghiệp tư nhân giảm 37.519.000 USD, còn tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu giảm 52.748.000 USD. Nguyên nhân là do trong năm 2009, đất nước ta phải đương đầu và vượt qua nhiều khó khăn, thách thức gay gắt. Tình trạng lạm phát, giá cả các mặt hàng hóa tăng cao vào những tháng đầu năm 2009 đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân, gây lo lắng và phân tâm trong xã hội, cuộc khủng hoảng tài chính

và suy thoái kinh tế từ Mỹ đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, sức mua giảm, các đơn hàng xuất khẩu bị thu hẹp, sản xuất công nghiệp nhiều ngành bị đình đốn, công nhân mất việc làm… đã tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Bảng 2.3: Tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chia theo thành phần kinh tế

ĐVT: 1000 USD

TP kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009

Kim ngạch xuất khẩu 348.575 377.372 469.582 536.105 465.707

Trong đó:

Một phần của tài liệu Phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 50 - 53)