II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
1. Các yêu cầu cơ bản khi hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Mặc dù, Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thời gian qua. Song để Ngân hàng có thể phát huy được những thế mạnh của mình
thì hoàn thiện bộ máy quản lý là hết sức cần thiết. Theo em hoàn thiện bộ máy cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Xác định được khối lượng công việc, điều kiện của công việc. Từ đó, xác định được chính xác chức năng, nhiệm vụ, số lượng lao động trong mỗi phòng ban chức năng.
Tổ chức bộ máy quản lý ngắn gọn, đảm bảo linh hoạt trước những biến động bên trong và bên ngoài của môi trường.
Sắp xếp, phân công lại lao động một cách hợp lý. Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu. Đào tạo thường xuyên khi nhu cầu công việc cần thiết.
Cắt giảm những chi phí không cần thiết, đặc biệt là chi phí quản lý. Xây dựng hệ thống các quy tắc, các luật lệ; Thực hiện chế độ phê bình, tự phê bình, đánh giá năng lực của các nhân viên trong mỗi vị trí.
Phối hợp giữa các phòng ban chức năng với nhau vì mục tiêu lợi ích chung của Ngân hàng. Các yếu tố trong hệ thống phải hài hoà, cân xứng với nhau.
Đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch, chiến lược của Ngân hàng.
Đáp ứng được đòi hỏi và quy chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng trong nước và thế giới, các giao dịch tiền tệ trên thị trường tài chính.
Nâng cao chất lượng dịch vụ các sản phẩm Ngân hàng, phát triển khả năng cạnh tranh.
Nâng cao được năng lực tài chính. Nâng cao được năng lực quản lý.
Nhìn chung, hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức trong mỗi một đơn vị đồng nghĩa với việc làm cho bộ máy đó tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, phát huy được những thành tựu và khắc phục được những nhược điểm còn hạn chế. Bộ máy hoàn thiện sẽ giúp cho tổ chức thực hiện được các mục tiêu đề ra và ngày một phát triển.