Đánh giá hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long”. pdf (Trang 61 - 69)

thức tín dụng chứng từ

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu đã có từ lâu nhưng chỉ là một bộ

phận nhỏ của Chi nhánh Thăng Long không được đầu tư quan tâm. Đặc biệt

từ năm 2007, do định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam cũng như nỗ lực đầu tư, bổ sung nguồn nhân lực mới và

chương trình tìn học mới (IPCAS), hoạt động thanh toán quốc tế thực sự nở rộ đóng góp lớn vào nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh. Tuy nhiên để xem xét kỹ hơn sự phát triển của hoạt động này thì cần đánh giá kết quả đạt được, hạn

chế cũng như những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên.

2.3.1 Kết quả đạt được

đvị: triệu đồng

Biểu đồ 2.1: Thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế

3922 4774 4774 6393 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối)

Hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Thăng Long luôn tăng qua các năm từ 2006 đến 2008 lần lượt là 21.7% và 33.9%. Trong đó nguồn thu từ phương thức thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng

lớn, đóng góp vào doanh thu cho phòng Kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh.

kinh tế trong tương lai là những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự phát triển

của hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức này tại ngân hàng.

Có được kết quả trên là nhờ những nguyên nhân chính sau:

Bối cảnh kinh tế Việt Nam: năm 2007 là năm chứng kiến bước phát

triển mạnh mẽ của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, đây là năm đầu tiên khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO do đó tạo cơ hội rất lớn cho các doanh

nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước thành viên khác của WTO, đồng thời

doanh nghiệp nhập khẩu cũng có cơ hội lớn khi chúng ta thực hiện đúng cam

kết giảm thuế trong một số mặt hàng. Chính vì vậy, hoạt động thanh toán

quốc tế bằng phương thức L/C tại Chi nhánh Thăng Long có điều kiện tăng trưởng. Không chỉ như vậy, giá USD trên thị trường giảm mạnh trong một vài

tháng đầu năm 2008 đã làm cho hoạt động nhập khẩu có điều kiện thuận lợi hơn trước, từ đó mà các khách hàng tại Thăng Long mở những món L/C có

giá trị lớn.

Tín dụng chứng từ vẫn là phương thức phổ biến hiện nay bởi nó đảm

bảo được quyền lợi một cách tương đối cho đôi bên xuất – nhập khẩu. Hơn

nữa, các khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là khách hàng lớn, đã có mối

quan hệ lâu dài với ngân hàng do đó việc tiếp cận vốn vay khá dễ dàng. Từ đó, họ có điều kiện để thực hiện hoạt động nhập khẩu mà không gặp mấy khó khăn về vốn thanh toán.

Quy trình mở và thanh toán L/C của NHNo & PTNT Chi nhánh Thăng Long đã được hoàn thiện, chỉnh sửa bằng quyết định 1998 của Tổng giám đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHNo & PTNT Việt Nam ban hành năm 2005. Từ đó đến nay, quyết định này đã đi vào thực tiễn và được các thanh toán viên nắm bắt ngày càng thuần

thục nên tạo thuận tiện cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ.

mà phòng cung cấp, khách hàng luôn nhận được sự hướng dẫn một cách nhiệt

tình và cẩn thận, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Phí dịch vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp là khá đồng đều với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đặc biệt

với cách tính phí đối với hoạt động thanh toán L/C – một trong những hoạt động được chú trọng tại Ngân hàng Nông nghiệp là có giới hạn tối đa, tối

thiểu đối với các mức phí tính phần trăm trên giá trị L/C. Ví dụ:

Bảng 2.13: Biểu phí của một số sản phẩm, dịch vụở Agribank

Loại phí Mức phí Min (USD) Max (USD)

1. Phát hành L/C ký quỹ < 100% 0.1% 30 400

2. Sửa đổi L/C tăng tiền 0.1% 30 500

3. Sửa đổi L/C khác 10

4. Thanh toán L/C nhập 0.2% 20 500

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối)

Trong khi đó một số ngân hàng khác chỉ tính phần trăm trên giá trị L/C

mà không có giới hạn trên, dưới hoặc giới hạn trên dưới khá cao.

Nhìn chung mức phí giữa các ngân hàng có sự khác nhau nhỏ, tuy

nhiên thực tế với khách hàng mở L/C với giá trị lớn tại Ngân hàng Nông nghiệp sẽ được hưởng mức phí thấp hơn so với các ngân hàng khác.

Về mặt công nghệ và tác phong làm việc: trong thời gian qua NHNo & PTNT Việt Nam đã đầu tư công nghệ mới cho các ngân hàng chi nhánh, và

Thăng Long là một trong số đó. Vì vậy, đến với Chi nhánh khách hàng được

phục vụ một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Thêm vào đó, Chi nhánh Thăng Long đã được sửa sang lại cho khang trang, hiện đại hơn, đội

ngũ thanh toán viên mặc đồng phục khi làm việc; từ đó mang lại sự tin cậy hơn trong con mắt khách hàng.

Chi nhánh Thăng Long luôn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng với

mức ký quỹ hợp lý (trung bình 20%). Tỷ lệ ký quỹ bao nhiêu phụ thuộc vào

phương án sản xuất kinh doanh, uy tín, mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng như thế nào. Với những khách hàng truyền thống như Tổng công ty Vật tư nông sản, Tập đoàn Hòa Phát… họ được hưởng mức ký quỹ là 5 -10% (thậm chí là 0% tùy từng món mở L/C). Thêm vào đó, với những khách hàng có số tiền ký quỹ lớn và đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng thì Chi nhánh tạo điều kiện để số tiền ký quỹ đấy nằm trong tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (có

hạn chế việc sử dụng, đặc biệt là rút tiền) để được hưởng lãi trên số tiền đó.

Nhờ chính sách này mà nhiều khách hàng cam kết gắn bó lâu dài với Chi nhánh Thăng Long.

2.3.2 Hạn chế

Tuy nhiên bên cạnh kết quả trên, Chi nhánh gặp phải khá nhiều hạn chế

cần khắc phục để không chỉ tăng lên về số lượng, giá trị thanh toán L/C mà còn tăng lên về chất lượng, đảm bảo nguồn thu phí khá ổn dịnh cho ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng. Ta phải kể đến một số hạn chế còn tồn tại sau trong phương thức tín

dụng chứng từ tại Chi nhánh Thăng Long sau:

Số lượng L/C mở tại Chi nhánh đã giảm trong 2 năm gần đây, ngân hàng chưa tạo được mối quan hệ với những khách hàng nhỏ, khách hàng mới đến giao dịch tại đây.

Loại L/C mở tại ngân hàng khá đơn điệu, chủ yếu là 2 loại L/C không

hủy ngang và L/C không hủy ngang có xác nhận.Chính điều này chưa tạo nên

được nét đột phá, tạo sự khác biệt của Ngân hàng Nông nghiệp với các ngân

hàng khác. Việc lựa chọn L/C nào cho phù hợp với hoàn cảnh giao dịch cũng như điều kiện riêng của khách hàng chưa được Chi nhánh thực hiện tư vấn, mà đơn thuần các thanh toán viên chỉ thực hiện theo yêu cầu của khách hàng

và nhắc nhỏ, hướng dẫn họ thực hiện đúng quy trình theo như quy định của

NHNo & PTNT Việt Nam.

Thời gian giao dịch đối với dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương

thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Thăng Long khá lâu, gây cho khách hàng sự không hài lòng, ảnh hưởng đến lòng tin và sự gắn bó của khách hàng với ngân hàng.

Nguyên nhân của hạn chế trên:

*) Những nguyên nhân khách quan

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội, và đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần. Mặc dù các ngân hàng cổ phần mới phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, chưa có nhiều kinh

nghiệm cũng như mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhưng họ đã đưa ra

nhiều hình thức khuyến mãi như về mức phí ưu đãi, thời gian giao dịch nhanh

chóng. Từ đó, nhiều khách hàng nhỏ, khách hàng ít giao dịch của Chi nhánh Thăng Long đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác.

Chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2008 làm dư nợ tín dụng giảm dẫn đến một số doanh nghiệp không đủ điều kiện vay

vốn (mà 70% khách hàng tại Chi nhánh Thăng Long vay vốn để thanh toán

L/C) làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của phòng.

Môi trường pháp lý:

Ở nước ta hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, mà nguồn văn

bản chủ yếu mà các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp Việt Nam sử

dụng để dẫn chiếu trong các L/C là các văn bản mà ICC ban hành (UCP,

ISBP…). Các văn bản của ICC đều là những thông lệ, tập quán quốc tế chung nhất chính vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra, phía Việt Nam thường chịu thiệt thòi vì chưa có luật quốc gia phản ánh các đặc điểm riêng và bảo vệ các hoạt

động đó của Việt Nam. Vì lẽ đó, các cán bộ phòng Kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Thăng Long đôi khi còn lúng túng trong việc giải quyết xử lý công

việc.

Ngoài ra, thị trường liên ngân hàng của ta còn chưa phát triển hoàn thiện, tỷ giá hối đoái “chính thức” chưa phản ánh hết cung – cầu của thị trường, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại tệ để thanh toán cho các L/C nhập khẩu.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2008, thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế mà nguyên nhân xuất phát từ nước

Mỹ. Do đó, tỷ giá USD và một số ngoại tệ khác biến động lên xuống khá thất thường, mà Việt Nam lại là một nước nhập siêu nên nhu cầu ngoại tệ là lớn hơn so với nguồn cung. Trong những giai đoạn khó khăn, Sở quản lý và kinh doanh vốn và ngoại tệ của NHNo & PTNT Việt Nam lại có quy định thu phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giao dịch với Trung ương mà khả năng mua – bán được khối lượng lớn ngoại

tệ là hạn chế. Đúng trong thời điểm đó, khách hàng có nhu cầu ngoại tệ phát

sinh thì Chi nhánh không đáp ứng được gây mất lòng tin cho khách hàng. Trình độ của khách hàng:

Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế nhìn chung là chưa

hiểu biết rõ về nghiệp vụ thanh toán, tập quán quốc tế… Chính vì vậy, khi đến

với Chi nhánh Thăng Long, họ gặp nhiều lỗi trong việc chuẩn bị hồ sơ giấy

tờ, từ đó dẫn đến tăng chi phí giao dịch; đôi khi còn gặp trục trặc về vấn đề

thời gian không đúng như quy định trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết

với đối tác nước ngoài.

*) Những nguyên nhân chủ quan

Sản phẩm dịch vụ mà Chi nhánh Thăng Long cung cấp cho khách hàng

chưa đa dạng: mặc dù trên thế giới có rất nhiều loại L/C được đưa vào sử

nên được sự đột phá, chủ động đưa vào giới thiệu và tư vấn cho khách hàng sử dụng loại L/C thích hợp và tiện lợi. Mà sự cạnh tranh chủ yếu của Ngân

hàng Nông nghiệp chi nhánh Thăng Long chủ yếu về mặt hàng, lĩnh vực xuất

nhập khẩu mà Ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng để thanh toán.

Hạn chế trong chính sách marketing của ngân hàng

Quy trình mở và thanh toán L/C nhập khẩu còn phức tạp: khi khách hàng muốn mở L/C tại Ngân hàng Nông nghiệp họ phải tiến hành nhiều thủ

tục, giấy tờ (ví dụ: ngoài đơn xin mở L/C, hợp đồng ngoại thương họ phải

chuẩn bị sẵn hợp đồng mua – bán ngoại tệ đã có chữ ký của thủ trưởng cơ

quan…). Có thể nói còn nhiều quy định “bất thành văn” khiến cho khách

hàng mất nhiều thời gian đi lại, giao dịch với ngân hàng.

Công tác tư vấn cho khách hàng chưa được quan tâm đúng mức. Khách

hàng đến giao dịch tại đây đa phần thiếu thông tin về ngân hàng nước ngoài

đôi khi dẫn đến tình trạng không nhắc nhở, thỏa thuận với đối tác nước ngoài chọn ngân hàng nào có mức phí thấp (bởi phần lớn mức phí của ngân hàng

nước ngoài trong dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C cao hơn

nhiều so với ngân hàng Việt Nam).

Các phòng ban khác liên quan (đặc biệt là phòng Tín dụng) chưa thực

hiện việc marketing giới thiệu tính ưu việt, mức phí cho các sản phẩm của

phòng Kinh doanh ngoại hối để tăng thêm khách hàng mới sử dụng dịch vụ

thanh toán quốc tế tại Chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghệ mới đã được đưa vào sử dụng tại Chi nhánh Thăng Long nhưng nhìn chung chưa tạo sự khác biệt trong cạnh tranh với các ngân hàng

thương mại khác. Đề án công nghệ mới giai đoạn II của NHNo & PTNT Việt Nam đã có nhưng vẫn chưa được lắp đặt tại Chi nhánh. Không chỉ như vậy,

tình trạng nghẽn mạch, mạng treo đôi khi vẫn xảy ra làm ảnh hưởng đến thời

Nhìn chung các cán bộ nhân viên của phòng Kinh doanh ngoại hối đều

trẻ trung, nhiệt tình có ngoại ngữ tốt; bên cạnh đó có những cán bộ mới tuyển

và từ nơi khác luân chuyển tới làm. Vì vậy, họ gặp một số sai sót khi thực

hiện nghiệp vụ trên IPCAS; hơn nữa trong một số giao dịch phức tạp, họ còn

chưa có kinh nghiệm xử lý, đôi khi còn giải quyết công việc thiếu sáng tạo.

Chi nhánh Thăng Long có mạng lưới hoạt động rộng lớn, tuy nhiên tại

các phòng giao dịch trực thuộc chưa có cán bộ chuyên trách về thanh toán

quốc tế nên nghiệp vụ còn kém ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng hay tư

vấn cho họ. Không chỉ như vậy, Chi nhánh Chợ Mơ là chi nhánh thuộc Thăng

Long hỗ trợ rất mạnh nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho phòng nhưng đến năm 2007, Chi nhánh này đã được tách ra độc lập. Vì vậy, một số khách hàng

trước đây đã chuyển sang cho Chợ Mơ, cũng như một phần doanh thu của Thăng Long bị giảm vì lý do này.

Nguồn cung ngoại tệ hạn chế và còn phụ thuộc rất nhiều vào Sở quản

lý Kinh doanh vốn và ngoại tệ ở Trung ương. Tại chi nhánh Thăng Long lại chưa lên được kế hoạch cụ thể về nhu cầu ngoại tệ để có sự chuẩn bị kịp thời,

tránh ảnh hưởng đến giao dịch của khách hàng. Hậu quả là đôi khi khách

hàng có nhu cầu cấp bách không được đáp ứng, đã chuyển sang ngân hàng

khác để giao dịch.

Có thể nói, Chi nhánh Thăng Long đã có nhiều cố gắng để thúc đẩy

hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng phương thức tín

dụng chứng từ nói riêng, tuy nhiên vẫn có nhiều mặt tồn tại. Trong số những

hạn chế trên có nhiều điểm tự bản thân Thăng Long có thể khắc phục được.

Vậy, Chi nhánh cần có các biện pháp rõ ràng để khắc phục và phát triển hơn

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long”. pdf (Trang 61 - 69)