Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long”. pdf (Trang 35 - 38)

Cũng giống như eUCP, ISBP không sửa đổi UCP mà nó hoàn toàn phù hợp với nội dung của UCP. Nhờ có ISBP mà công việc hàng ngày liên quan

đến nghiệp vụ thanh toán L/C trên toàn thế giới trở nên thống nhất với nhau

và giúp cho giao dịch L/C được thực hiện trôi chảy hơn rất nhiều.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ bao gồm nhiều nội dung, yếu tố đồng

thời liên quan đến nhiều mặt kinh tế - xã hội. Do đó để có thể phát triển hoạt động thanh toán theo phương thức này thì các ngân hàng thương mại cần chú

trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng các nhân tố khách quan và nhân tố thuộc về bản

thân ngân hàng.

1.4.1 Nhân tố khách quan

Thứ nhất, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Những chính sách có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia thì sẽ cóảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế, ví dụnhư: chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách quản lý hàng hóa xuất

Thứ hai, sự phát triển của hoạt động ngoại thương. Sự phát triển của

kinh tế đối ngoại mà đặc biệt là hoạt động ngoại thương sẽ phát sinh nhu cầu

thực hiện nghĩa vụ tiền tệ giữa các quốc gia với nhau. Đây chính là một trong

những điều kiện để các ngân hàng thương mại phát triển nghiệp vụ thanh toán

quốc tế.

Thứ ba, tỷ giá hối đoái. Một ngân hàng muốn đáp ứng nhu cầu về ngoại

tệ của khách hàng dùng trong thanh toán quốc tế thì cần phải tạo ra nguồn

ngoại tệ dồi dào và tương đối ổn định. Trong đó, nguồn cung ngoại tệ từ hoạt động mua bán trên thị trường ngoại hối chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá

hối đoái trong từng thời kỳ. Vì vậy, tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, áp lực cạnh tranh của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là một sản phầm dịch vụ được gần như tất cả các ngân hàng thương mại thực hiện cung ứng. Do đó, để

phát triển loại hình dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận này thì các ngân hàng không thể bỏ qua xem xét sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên cùng địa

bàn.

1.4.2 Nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng

Thứ nhất, khả năng nguồn lực của ngân hàng. Các nhân tố thuộc về

nguồn lực ngân hàng cần được chú trọng để phát triển hoạt động thanh toán

quốc tế đó là: vốn, nhân lực, công nghệ ngân hàng. Cả ba nguồn lực trên đều

quan trọng đối với tất cả hoạt động của ngân hàng, nhưng riêng với thanh toán

quốc tế thì năng lực về vốn chính là khả năng cung ứng ngoại tệ. Năng lực về

nhân lực chính là trình độ nghiệp vụ của nhân viên bởi với dịch vụ này thanh toán viên không những cần có sự chính xác, tỷ mỷ trong công việc mà cần

Công nghệ thì gần như là điều kiện bắt buộc để các ngân hàng thương mại

tham gia thanh toán với các đối tác quốc tế. Hiện nay, các ngân hàng thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mại phải tham gia ít nhất vào một mạng truyền tin có tính bảo mật cao như

SWIFT hoặc Telex… để có thể thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

Thứ hai, hệ thống các chi nhánh và ngân hàng đại lý. Hệ thống này sẽ

giúp các ngân hàng thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế được thuận

tiện và rộng rãi. Không chỉ như vậy, mạng lưới chi nhánh và ngân hàng đại lý

rộng khắp còn góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng vì họ có thể giảm được chi phí khi thực hiện quá trình luân chuyển điện và chứng từ cho các

bên tham gia.

Thứ ba, uy tín của ngân hàng thương mại trong nước và trên thị trường

quốc tế. Một ngân hàng có thể nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường tài

chính trong và ngoài nước sẽ thu hút được khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ làm tăng doanh thu. Do đó, các ngân hàng không chỉ cần cung cấp sản phẩm

tốt mà còn cần chú trọng xây dựng hình ảnh của toàn bộ hệ thống chi nhánh,

để hình ảnh của mình trở nên tốt đẹp hơn trong mắt khách hàng cũng như các đối tác trên toàn thế giới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

TẠICHI NHÁNH NHNo & PTNT THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long”. pdf (Trang 35 - 38)