0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO& PTNT CHI NHÁNH TRUNG YÊN (Trang 39 -44 )

Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo& PTNT chi nhánh Trung Yên

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

- Hiệu quả hoạt động của các sản phẩm dịch vụ mới chưa cao. Tỷ trọng thu nhập các sản phẩm truyền thống trên tổng thu nhập của Chi nhánh vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư và nguồn vốn huy động trung và dài hạn tỷ trọng thấp trên tổng nguồn vốn huy động. Thực tế này khiến Chi nhánh phải đối mặt với những tiềm ẩn về rủi ro lãi suất, tính thanh khoản.

- Số lượng khách hàng mới hầu như không tăng, trong năm 2009 chỉ có một sự tăng nhỏ từ 36 doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008 lên tới 39 doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Khối doanh nghiệp nhà nước cũng có chung hạn chế này: 2 doanh nghiệp lớn+ 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008 và 3 doanh nghiệp lớn+ 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2009. Trong môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt thì thu hút những khách hàng mới là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong chiến lược khách hàng của mỗi Ngân hàng và Chi nhánh Trung Yên cũng không phải là một ngoại lệ.

2.3.2.2 Nguyên nhân

2.3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế trong những năm qua có những biến động cực kỳ phức tạp. Năm 2008 đến 31/12/2009 nền kinh tế Việt Nam diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ dẫn đến tình hình suy thoái tại 1 số nền kinh tế lớn. Tình hình dịch bệnh liên tiếp xảy ra, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh môi trường kinh tế có nhiều biến động ấy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Trung Yên nói riêng có những hạn chế trên là có điều dễ hiểu được.

- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đồng bộ

Một số văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề thế chấp, cầm cố vay vốn Ngân hàng ở khía cạnh này hay khía cạnh khách quy định chưa đồng bộ, đầy đủ, nhất là thiếu văn bản hướng dẫn, hoặc có hướng dẫn nhưng chưa đầy đủ nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, thể hiện:

Hiện nay nước ta chưa có luật sở hữu nên không có cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản và quản lý quá trình chuyển dịch sở hữu tài sản.

Do đó thế chấp và xử lý tài sản đảm bảo vay vốn Ngân hàng có rất nhiều khó khăn, phức tạp do thiếu cơ sở pháp lý về quyền sở hữu tài sản.

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, hầu hết không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản khi giao vốn mà chỉ có bản xác nhận tổng số vốn giao của cơ quan có thẩm quyền. Theo pháp luật Ngân hàng quy định khách hàng vay vốn Ngân hàng phải thế chấp, tài sản phải có xác nhận của cơ quan công chứng Nhà nước. Nhưng theo quy định công chứng thì chỉ có những tài sản có đủ giấy tờ chứng minh quyến sở hữu, sử dụng mới được xác nhận hợp đồng công chứng, do đó gây bế tắc cho hoạt động Ngân hàng.

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuấ cá thể thì tài sản đảm bảo chủ yếu là nhà đất nhưng đến nay số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ rất nhỏ, vì vậy nhu cầu khách hàng vay vốn thì nhiều nhưng đa số thiếu tài sản đảm bảo món vay.

 Các vướng mắc trong việc tranh tụng và xử lý tài sản đảm bảo vay vốn Ngân hàng + Các vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Để xử lý tài sản thế chấp khi người vay không trả được nợ, pháp luật quy định như sau:

Bộ luật dân sự điều 359 quy định “ trong trường hợp đã đến thời gian thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Luật các tổ chức tín dụng, điều 54 khoản 2 quy định “ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền:

Bán tài sản cầm cố để thu hồi nợ, chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp để thu hồi vốn trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu người bảo lãnh thực hiện bảo lãnh

Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng và người bảo lãnh theo quy định của pháp luật”

Nhưng thực chất các Ngân hàng rất ngại khởi kiện để tranh tụng về kinh tế, tranh tụng về dân sự vì thủ tục này đòi hỏi rất nhiều thời gian và chi phí. Có những

trường hợp Ngân hàng đã “ thắng kiện”, bản án yêu cầu khách hàng phải trả đủ cả gốc lẫn lãi trong một thời gian nhất định, nếu không thực hiện được sẽ tiến hành phát mại tài sản để thu hồi nợ. Nhưng khi chuyển sang đề nghị cơ quan thi hành án thực hiện bản án lại gặp khó khăn, trở ngại. Có những vụ án từ khi có quyết định của tòa án đến khi xử lý phát mại xong phải đến một vài năm, gây biết bao thiệt hại cho Ngân hàng.

Vướng mắc trong thủ tục tòa án

Thời hiệu khởi kiện: trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, thời hiệu khởi kiện được quy định là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ( Điều 31, khoản 1). Khi thời hiệu khởi kiện đã hết tòa án trả lại đơn kiện( Điều 32, khoản 2). Như vậy trong trường hợp quá thời hiệu khởi kiện thì không có cơ quan pháp luật nào đứng ra bênh vực, bảo vệ Ngân hàng.

Không giải quyết được vụ kiện đòi nợ vì công an bê biên tài sản thế chấp: có trường hợp người vay bị điều tra hình sự về một hành vi không hề liên quan gì tới khoản vay và tài sản đảm bảo cho Ngân hàng, tuy nhiên cơ quan điều tra vẫn cứ bê kiên tài sản thế chấp khiến cho tòa án không thể tiếp tục giải quyết vụ kiện đòi nợ theo thủ tục dân sự mà Ngân hàng đã khởi kiện vì mất cơ sở đảm bảo thi hành án. Trong trường hợp này, Ngân hàng được đưa vào vụ kiện hình sự, trở thành nguyên đơn dân sự và chỉ được hưởng lãi đến ngày vay bị khởi tố hình sự thay vì được hưởng lãi đến khi trả hết nợ như vụ án dân sự cho phép. Vì vậy, Ngân hàng bị thiệt hại quyền lợi hợp pháp trong khi hoàn toàn không vi phạm gì

 Các quy định của pháp luật kế toán thống kê, kiểm soát chưa đủ hiệu lực buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, thống kê và kiểm toán chính xác và kịp thời. Do vậy, số liệu trong báo cáo tài chính không phản ánh chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện hai đến ba hệ thống sổ sách kế toán, một để làm việc với cơ quan Thuế, một để làm việc với Ngân hàng, một để theo dõi thực tế, do vậy rất khó khăn cho Ngân hàng trong việc thẩm định chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp.

2.3.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

- Công tác dự báo, phân tích thị trường; sản phẩm, nhóm khách hàng tiềm năng; đặc điểm và chính sách của các đối thủ cạnh tranh còn nhiều yếu kém dẫn đến sự lúng túng, bị động trong định hướng chính sách và xử lý các vấn đề phát sinh. Do đó, khi kế hoạch tín dụng thay đổi thì NHNo& PTNT chi nhánh Trung Yên đã không chủ động được trong việc hạn chế hay mở rộng dư nợ tín dụng đối với khách hàng.

- Công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới chỉ tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo tại các phương tiện thông tiện đại chúng như các tấm quảng cáo lớn được đặt tại những vị trí đông dân cư… còn việc nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ còn chưa tốt. Không thể phủ nhận là Ngân hàng vẫn dựa chủ yếu vào uy tín của chính mình để thu hút khách hàng trong khi nếu không ngừng khuyếch trương hình ảnh thì khó có thể tăng được số khách hàng mới.

- Chính sách tín dụng của Chi nhánh hiện nay vẫn còn mang tính chất chung chung, chưa đưa ra được các chỉ tiể định lượng về giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phảm do vậy hoạt động tín dụng vẫn còn mang tính tự phát, thụ động, chưa có định hướng rõ ràng.

- Hình thức tín dụng chưa phong phú. Ban lãnh đạo của chi nhánh đã có chủ trương đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để giảm thiểu rủi ro nhưng kết quả thực hiện chưa có chuyển biến rõ rệt.

- Công nghệ thông tin

Sự ra đời và ứng dụng công nghệ thông tin mang lại nhiều tiện ích cho đời sống kinh tế và xã hội của con người. Trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, công nghệ thông tin lại càng có vai trò quan trọng hơn. Nó là yếu tố thứ hai sau con người quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống Ngân hàng. Mặc dù đi sau các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Ngoại thương về công nghệ Ngân hàng nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Trung Yên cũng đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên, công nghệ mới này mới chỉ phát huy được thế mạnh trong hoạt động cung cấp dịch vụ Ngân hàng, còn trong hoạt động tín dụng công nghệ này chưa thực sự phát huy tác dụng.

Trong hoạt động tín dụng, việc cập nhật các thông tin về tình hình thị trường, tình hình khách hàng trước khi quyết định cho vay là tối cần thiết. Tuy nhiên, tại Chi nhánh hiện nay các cán bộ tín dụng tự tìm kiếm các thông tin này theo khả năng và kinh nghiệm của cá nhân. Ở chi nhánh chưa thiết lập được mạng thông tin nội bộ để qua đó cán bộ tín dụng mới và những cán bộ nhận tiếp quản dễ dàng nắm bắt được tình hình khách hàng.

Con người là yếu tố quan trọng nhất của mọi nền kinh tế. Lĩnh vực hoạt động Ngân hàng là lĩnh vưc đòi hỏi hàm lượng chất xám cao nên vai trò của con người càng trở nên quan trọng.

Đội ngũ cán bộ tín dụng ở Chi nhánh hiện nay đều đã qua đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng kinh tế trong nước nên có một kiến thức nền cơ bản có khả năng nhận thức. Tuy nhiên chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng hiện nay vẫn còn những vấn đề bất cập như:

 Chưa nắm vững chính sách, chế độ văn bản

 Kỹ năng giao tiếp, khai thác thông tin khách hàng kém, chưa đủ mạnh dạn và tự tin

 Khả năng tiếp cận, thâm nhập thị trường chưa tốt

 Chưa có khả năng trong phân tích các vấn đề về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tình hình khách hàng để từ đó đưa ra các dự báo dự đoán chuẩn xác

Mặt khác Chi nhánh cũng chưa có một chính sách đãi ngộ riêng cho cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng được trả lương theo băng cấp( Đại học, Cao đẳng, Trung cấp…) theo thâm niêm làm việc tại Ngân hàng và theo hiệu quả kinh doanh chung của toàn Ngân hàng. Ngân hàng chưa tạo nên được một sự khác biệt rõ ràng trong việc đối xử với một cán bộ tín dụng ở mức trung bình. Với chế độ “ bình quân chủ nghĩa” như hiện nay là một yếu tố làm giảm đáng kể động lực làm việc, phấn đấu của cán bộ tín dụng.

Chương 3

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO& PTNT CHI NHÁNH TRUNG YÊN (Trang 39 -44 )

×