Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 38 - 43)

II Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 1500 1450

c. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Năng lực tài chính của khách hàng còn yếu kém

Khách hàng truyền thống của Chi nhánh NHCT Đống Đa là các doanh nghiệp Nhà nước. Một thưc trạng của các doanh nghiệp Việt Nam là vốn tự có rất nhỏ so với tổng vốn kinh doanh. Kết quả nghiên cứu khảo sát năm 2007 của Ban đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ cho thấy doanh nghiệp Nhà nước chỉ có khoảng 5% đến 10% vốn tự có, còn lại là vốn đi chiếm dụng trong đó vay ngân hàng khoảng 80% đê hoạt động sản xuât kinh doanh. Trong số các doanh nghiệp đó chỉ có 40% doanh nghiệp làm ăn có lãi, 44% tạm thời thua lỗ, 16% còn lại là thua lỗ triền miên. Năng lưc tài chính yếu kém và khả năng quản lý hạn chế làm giảm khả năng trả nợ cho Chi nhánh.

Năng lực quản trị còn nhiều hạn chế

Theo thống kê, đánh giá của Chi nhánh NHCT Đống Đa phần lớn các doanh nghiệp có nợ quá hạn đối với ngân hàng đều có thâm niên hoạt động từ thời bao cấp, nên tư tưỏng quản trị vẫn còn nhiều yếu kém và ỷ lại. Do những người quản lý ở đây trình độ chuyên môn còn thiếu những kỹ năng quản trị,

hoạch định, kiến thức về kinh tế vĩ mô và chưa nhạy bén với tình hình thị trường, vì vậy hiệu quả của công tác quản lý rất thấp.

Do doanh nghiệp khan hiếm thông tin

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp thường thiếu thông tin về tình hình tài chính trong nước và quốc tế để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhất là đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, họ thiếu thông tin về các tập quán, thông lệ quốc tế, khi đó dẫn đến tình trạng vi phạm hợp đồng, thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do thiếu thông tin nên doanh nghiệp đã phân tích nhu cầu thị trường sai, gây ra lãng phí vốn

Doanh nghiệp chậm thích nghi với cơ chế mới

Hiện nay, bản thân các doanh nghiệp chưa xác định rõ cơ hội và khó khăn sau khi ra nhập WTO, chưa có sự chuẩn bị một cách đầy đủ dù vai trò của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là bình đẳng, không có sự bảo hộ của Nhà nước. Vì vậy khả năng thua lỗ phá sản của các doanh nghiệp trong nước lả rất lớn.

Sự thiếu nghiêm túc của người vay trong quá trình thực hiện hợp đồng

Trường hợp khách hàng của Chi nhánh sử dụng vốn sai mục đích hoặc cố tình lừa đảo chiếm đoạt vốn vẫn còn là nguy cơ dẫn đến rủi ro của ngân hàng không thể thu hồi vốn. Thể hiện thông qua người vay cố tình làm giả các giấy tờ thế chấp , làm sai lệch các thông tin tài chính trong kế hoạch dự án vay vốn…

Rủi ro về công nghệ

Thể hiện rất rõ trong các dự án, phương án vay vốn trung dài hạn tại Chi nhánh, phần lớn vốn vay của doanh nghiệp được sử dụng vào đầu tư máy móc, thiết bị. Nhiều dự án của doanh nghiệp không thể thành công do không thẩm định rõ chất lượng, giá trị thực tế của công nghệ, vi vậy ảnh hưởng đến

quá trình hoạt động sản xuất sau này và không thực hiện đúng cam kết trả nợ cho Chi nhánh

2.2.3.3. Các biện pháp Chi nhánh NHCT Đống Đa đã thực hiện để ngăn ngừa và xử lý rủi ro ngừa và xử lý rủi ro

Để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sắp tới, nhẵm đưa ngân hàng trở thành ngân hàng lành mạnh về tài chính.và sức cạnh tranh cao trong nền kinh tế hội nhập

a. Những biện pháp của Chi nhánh nhằm hạn chế nợ quá hạn mới.

- Tập trung nghiên cứ, xây dựng hoàn thiện cơ chế, quy trình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh: loại bớt những khâu thừa, quy định quyền hạn và nghĩa vụ của từng cán bộ trong hoạt động tín dụng, hoàn chỉnh cẩm nang nghiệp vụ.

- Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng để hạn chế nợ quá hạn mới, nâng cao chất lượng của công tác thẩm định, phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân trong sức mạnh tập thể, đảm bảo tính khả thi của phương án vay vốn.

- Thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt khâu nhận tài sản đảm bảo. Bản thân ngân hàng lấy hiệu quả của dự án làm nền tảng cho quá trình kinh doanh của mình. Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, Chi nhánh NHCT Đống Đa luôn yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo, khâu thẩm định TSĐB được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả. Do đó, những doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh luôn phải cố gắng kinh doanh có lợ nhuận để có thể thanh toán đúng hạn cho ngân hàng tránh trưởng hợp bị thanh lý tài sản để trả nợ.

- Định kỳ lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, đây là nguồn tài chính quan trọng của ngân hàng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra khi các khoản nợ khó có khả năng thu hồi, đồng thời góp phần lầm sạch bảng tổng kết tài sản. Công tác đánhgiá và thực hiện trích lập dự phòng được Chi nhánh NHCT Đống Đa thực hiện định kỳ hàng quý.

- Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm đề cao việc thực hiện đầy đủ quy trình, quy phạm nghiệp vụ của phòng tín dụng .Công tác này được Ngân hàng thực hiện định kỳ hàng tháng, do đó đã hạn chế tình trạng vi phạm quy chế và quy trình đối với các cán bộ tín dụng.

Những biện pháp trên được Chi nhánh NHCT Đống Đa thực hiện đồng bộ, đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tạo ra sự tăng trưởng đáng kể của dư nợ tín dụng, tăng 183 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 9,06%.

b. Chi nhánh NHCT Đống Đa đã nỗ lực trong công tác xử lý nợ tồn đọng

Các khoản nợ quá hạn của Chi nhánh NHCT Đống Đa hiện nay là do sự tồn đọng của những năm trước còn lại. Những khoản nợ này trở thành gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, Chi nhánh NHCT Đống Đa đang thực hiện đề án tái cơ cấu lại ngân hàng, trong đó có cả việc tái cơ cấu lại tình hình tài chính. Trong đó, công tác giải quyết các khoản nợ khó đòi chiếm vị trí rất quan trọng, đòi hỏi Chi nhánh NHCT Đống Đa phải rà soát lại tình hình nợ quá hạn, có sự phân loại theo ngành nghề, theo kỳ hạn, theo địa bàn…đồng thời phân tích, phán đoán và đề ra những biện pháp xử lý và hạn chế rủi ro.

- Đối với nợ quá hạn có khả năng thu hồi: cán bộ tín dụng đã bám sát các doanh nghiệp có nợ quá hạn, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, nắm chắc sự vận động của đồng vốn tín dụng, cố vấn cho doanh nghiệp tìm biện pháp đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hóa và vốn lưu động, đổi mới trang thiết bị sản xuất, tạo cơ hội cho doanh nghiệp giải phóng vốn nhanh để trả nợ cho ngân hàng.

- Đối với nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan và của các doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản. Chi nhánh NHCT Đống Đa đã thực hiện quyết đinh số 492/2005 QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, đó là sử dụng quỹ

- Đối với những tài sản xiết nợ, Chi nhánh NHCT Đống Đa đã tổ chức việc tiếp nhận, bảo quản hoặc phát mại tài sản nhằm bù đắp một phần thiệt hai do không thu hồi được nợ.

c. Một số vấn đề cần tiếp tục được giải quyết

Tóm lại, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa năm 2009 phát triển khá tốt. Tình hình nợ quá hạn trong năm qua của Chi nhánh vẫn rất thấp so với mặt bằng chung của thị trường tài chính tiền tệ. Nhưng trong thời gian tới, Chi nhánh cần phải tiếp tục đẩy nhanh quá trình thu hồi những khoản nợ quá hạn.

Đối với những doanh nghiệp có thiện chí trả nợ, Chi nhánh NHCT Đống Đa chủ yếu áp dụng các biện pháp đốc thúc, phối hợp với doanh nghiệp tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn để có thể trả nợ ngân hàng. Ngược lại, Chi nhánh áp dụng biện pháp cứng rắn liên quan tới Toà án để nhanh chóng thu hồi nợ.

Đối với công tác khai thác tài sản xiết nợ, thực tế công tác này chưa được thực hiện hiệu quả, do ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do chưa đánh giá được chính xác những biến động thiếu tính ổn định của thị trường bất động sản và giá trị mà ngân hàng thu về thường nhỏ hơn so với giá trị thực tế. Mặc dù trong thời gian qua thị trường bất động sản biến động có lợi cho Chi nhánh, song việc khai thác tài sản xiết nợ tại ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, quy chế pháp luật hoặc giá trị tài sản quá lớn nên thời gian xử lý nợ thường xuyên bị kéo dài.

Nâng cao vốn chủ sở hữu ngân hàng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, giải quyết những khoản nợ tồn đọng để nâng cao khả năng tài chính cho Chi nhánh.

Tóm lại, Chi nhánh NHCT Đống Đa cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, trong đó cần phải nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, tận dụng tối đa nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hiện tại,

hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn an toàn, khả năng xảy ra rủi ro thấp nhưng không thể chủ quan trong công tác quản trị rủi ro của mình. Phải đảm bảo được ba mục tiêu Tăng trưởng - An toàn – Hiệu quả.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w