Phương hướng mở rộng hoạt động kinh doanh dulịch taị Côngty TIC

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế pdf (Trang 68 - 70)

Hòa chung nhịp độ phát triển du lịch thế giới và khu vực, ngành du lịch Việt nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt nam tăng hàng năm, nếu như năm 1999 mới chỉ có 1,018 triệu lượt khác thì đến năm 1999 con số đó là 1,718 triệu lượt khách, tăng bình quân 13,6%/năm.

Theo dự báo, năm 2010 Việt nam sẽ đón tiếp và phục vụ khoảng 6 triệu lượt khác quốc tế và đến năm 2020 con số này sẽ là 10 triệu lượt khác. Trong những năm tới luồng khách du lịch quốc tế đến vùng Đông Nam á chủ yếu vẫn từ Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, úc nên Việt nam phải có những định hướng chiến lược thu hút và duy trì loại khác quốc tế này. Mặt khác, thị trường khách Pháp, Nhật vẫn là thị trường quan trọng và truyền thống của Việt nam. Tuy nhiên, cũng phải kể đến thị trường tiềm năng là Trung Quốc, mấy năm gần đây Trung Quốc luôn là nước gửi khác nhiều nhất sang Việt nam. Trong tương lai không xa, khách từ các nước ASEAN sẽ đến Việt nam nhiều hơn do các điều kiện đi lại, tình hình xã hội, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt nam và các nước ASEAN được đẩy mạnh. Việc nối tour đường bộ Malaysia, Singapore, Myanma với tuyến du lịch Đông dương ( Việt nam - Lào - Campuchia) sẽ khép kín lộ trình khách Quốc tế 3 Đông Nam á, mở ra cho nước ta nhiều cơ hội để khai thác và phát triển du lịch với các hình thức hấp dẫn theo phong cách và truyền thống văn hóa Việt nam.

Bảng 13 : Dự báo số khách du lịch Quốc tế và doanh thu xã hội từ du lịch Việt nam thời kỳ

Chỉ tiêu Năm

Số lượng khách du lịch Quốc tế

(ngàn lượt/người)

Doanh thu xã hội từ du lịch (triệu USD)

2005 3100 1674

2010 6000 3900

2020 10000 8400

Nguồn : Viện nghiên cứu phát triển du lịch.

2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty TIC trong thời gian tới. gian tới.

1. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, phương hướng đã được hoạch định sẵn nhằm nâng cao, duy trì sự hoạt động du lịch quốc tế của Công ty. Thực hiện công tác chỉ đạo sát sao của Bam Giám đốc Công ty nhằm tiếp thu các kinh nghiệm quản lý, kinh doanh cũng như thiết lập, phát huy các mối quan hệ của Công ty với các cơ quan quản lý nhà nước.

2. Tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế nhằm khai thác mở rộng thị trường khách du lịch. Có quan hệ tốt với các nhà cung ứng hiện có để tạo ra sự ổn định về nguồn khách. Tích cực công tác thăm dò tìm kiếm thị trường, đặt văn phòng đại diện hauy chi nhánh taị nước ngoài: Du lịch là ngành sản xuất ra loại “hàng hoá vô hình”. Sự tiêu dùng sản phẩm du lịch cũng như các dịch vụ hỗ trợ bổ sung đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và ngươì bán. Chính vì vậy để có thể tăng cường khả năng cạnh tranh, khai thác tốt nhất nguồn khách, việc đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài là cần thiết.

3. Công ty phải lựa chọn cho mình một hướng đi rõ ràng tức là chú trọng tới hoạt động du lịch hay là làm các dịch vụ bổ sung cho hoạt động du lịch. Trong tình hình hiện nay, việc Công ty thực hiện làm các dịch vụ bổ sung cho hoạt động du lịch với vai trò trung gian hưởng hoa hồng là rất cần thiết, có thể duy trì sự hoạt động của Công ty. Tuy nhiên chú trọng quá nhiều đến hoạt động này sẽ làm mất đi ưu thế được phép kinh doanh du lịch quốc tế của Công ty , ảnh hưởng tới hướng đi của Công ty sau này.

4. Thiết lập các phương án kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp như các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối...Đồng thời kết hợp với công tác dự báo hoạt động du lịch, xu hướng du lịch tại thị trường Việt Nam để từ đó đưa ra những lựa chọn chính xác nhất, có hiệu quả cao nhất.

5. Nâng cao năng lực hoạt động, mở rộng phạm vi phục vụ du khách trong đó việc đẩy mạnh tiến độ thi công và đưa vào sử dụng khách sạn 14B Trần Bình Trọng là việc làm

cần thiết... bên cạnh đó sửa chữa , nâng cấp hệ thống nhà nghỉ trước đây tại các tỉnh thành phố trong cả nước để đưa vào khai thác và sử dụng với phương châm Công ty và cơ quan chủ quản địa phương cùng đầu tư và khai thác. việc thu hút vốn đầu tư cho cơ sở vật chất do phòng tài chính – kế toán của Công ty đảm nhiệm, tận dụng mọi khả năng để tăng cường nguồn vốn từ Công ty, từ liên đoàn lao động Việt Nam hay vốn từ công nhân viên hay vốn từ trái phiếu với lãi xuất của ngân hàng nhà nước. Hình thức thu hút vốn qua trái phiếu chỉ sử dụng trong nội bộ, nhất thiết phải có sự chấp thuận từ phía Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và phải tuân theo một quy chế riêng. Mặc nhiên, vay vốn từ ngân hàng vẫn là hình thức hay được sử dụng

II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại Công ty TIC.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế pdf (Trang 68 - 70)