- Tình hình đấu thầu TPCP
b, Giao dịch của trái phiếu doanh nghiệp
2.3.1 Những kết quả chính về hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS
• Góp phần tạo nên một kênh đầu tư mới và an toàn
Bên cạnh hình thức hoạt động môi giới chứng khoán và đầu tư cổ phiếu, TLS đã mạnh dạn bước vào lĩnh vực kinh doanh trái phiếu, đây là một kênh đầu tư an toàn nhất trong các loại đầu tư chứng khoán bởi TPCP được bảo đảm thanh toán bởi chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh trái phiếu đòi hỏi kiến thức cao về thị trường tài chính và thị trường kinh tế vĩ mô. Điều này giúp cho TLS đã tạo được một bước tiến dài trong quá trình thâm nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính đến tháng 12 năm 2009, TLS nằm trong số 16 CTCK tham tham gia vào TTTP trên tổng số 103 CTCK hiện nay và đã gặt hái được khá nhiều thành công trên TTTP.
• Lựa chọn thời điểm đầu tư hợp lý: Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu
TTTP, lạm phát là vấn đề nan giải của nền kinh tế. Lạm phát tính từ đầu năm 2008 đến tháng 5/2008 là 15,96%-16,2%. Nhập siêu đang ở mức quá cao 14,4 tỷ USD, giá vàng biến động mạnh lúc lên lúc xuống đan xen nhau, tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Thị trường liên ngân hàng tháng 5 chịu sự căng thẳng về thanh khoản kéo dài từ tháng Tư đến hết nửa đầu của tháng 5, niềm tin đối với hệ thống ngân hàng lúc đó thật sự bị lung lay. Trong những ngày căng thẳng nhất, lãi suất cho vay qua
đêm tại các ngân hàng loại 3 huy động từ các tổ chức kinh tế lên tới 24-25%. Ngày 14 tháng 5, Ngân hàng Nhà nước và VietcomBank lần lượt tung ra 10.000 tỷ VND (tổng cộng là 20.000 tỷ, riêng VCB tung ra 10.000 tỷ VND với lãi suất 15%/ năm kỳ hạn 2 tuần) sau đó, vào ngày 17 tháng 5, NHNN ra quyết định 16 về việc “bỏ trần huy động vốn” nhưng “áp trần cho vay” theo tỷ lệ của lãi suất cơ bản đã giúp cho thanh khoản của ngân hàng tạm thời đi vào ổn định. Việc lạm phát cao hơn trần lãi suất sẽ tạo ra rất nhiều bất ổn cho nền kinh tế, thậm chí có thể mang tới nguy cơ suy thoái kéo dài.
Tại thời điểm này, TTCK tiếp tục chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp. VN Index tuột dốc và không thể quay đầu, hay ít nhất là dừng lại. Tính thanh khoản của thị trường đang về gần tới con số 0, khi người bán khó có thể bán, người mua hầu như không có.
Tại TTTP, 100% các đợt đầu thầu và bảo lãnh TPCP đều không thành công. Trên thị trường thứ cấp, giao dịch trái phiếu đánh dấu bước lùi của các nhà đầu tư nước ngoài và bước tiến của khối ngân hàng loại 1 và 2 trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài, trước sức ép phải “check lose and run” do rủi ro từ thị trường Việt Nam đang quá cao, đã quyết định cut lose từ trái phiếu trước khi phải bán tống cổ phiếu và các khoản nợ khác. Họ chấp nhận bán trái phiếu với một giá thấp hợp lý, YTM trong các giao dịch mua bán đứt trái phiếu các kỳ hạn 2-5 năm băt đầu từ 10- 12.5% đã lần lượt tăng dần lên, hiện nay đang ở khoảng 15-19%. Đến tháng 6, đỉnh cao YTM ngắn và trung hạn đã có lúc lên tới 25% trong những ngày “hoảng loạn”. Thời điểm đầu tháng 6, nước ngoài đã mạnh tay bán bán trái phiếu với giá rất thấp (YTM cao) do sức ép từ những nhận định của họ. Kèm theo đó rủi ro tỷ giá quá cao khiến khối ngoại e ngại trái phiếu lãi suất tính bằng VND lãi suất trên thị trường đang ở giai đoạn nóng nhất chưa từng có, lãi suất tiết kiệm cá nhân lên tới 18% năm thậm chí lên tới 24-25%/năm đối với huy động từ tổ chức. Lúc này, TLS đã quyết định đầu tư trái phiếu chính phủ với tổng số vốn là 100 tỷ đồng, với tỷ lệ gần bằng 1/4 vốn chủ sở hữu (vốn điều lệ năm 2008 của TLS là 420 tỷ đồng).
• Lựa chọn công cụ đầu tư hợp lý: Hoạt động đầu tư cổ phiếu của các CTCK
là hoạt động mang tính rủi ro và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, phụ thuộc vào vào từng thời điểm đầu tư, các tổ chức tài chính cần phải lựa chọn loại hình đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu. Vào thời điểm cuối năm 2008, toàn bộ nền kinh tế thế giới rơi vào trạng thái khủng hoảng, Vnindex rớt không phanh, lãi suất tăng mạnh thì việc kinh doanh trái phiếu lại thể hiện được hết ưu việt. Việc mua trái phiếu với kỳ hạn từ 3-5 năm đã đem lại một khoản lợi nhuận từ đầu tư khá an toàn
• Linh hoạt trong kinh doanh trái phiếu: Ngoài hoạt động kinh doanh trái
phiếu đến khi đáo hạn, TLS còn liên tục cập nhật tình hình kinh tế để hiện thực hóa lợi nhuận nhằm hưởng chênh lệch giá. Tính đến thời điểm 30/06/2009, hoạt động môi giới trái phiếu đã mang về cho TLS số lợi nhuận không nhỏ trên giá trị đầu tư. Tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh TPCP còn không chỉ thể hiện ở việc đầu tư nghiên cứu trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau của TPCP mà còn đa dạng hóa danh mục đầu tư sang TPDN cụ thể là trái phiếu Vinashin để đầu tư và môi giới thu lợi nhuận. Với quy mô nhỏ, nhưng TLS đã chứng tỏ một sự đầu tư khá khôn ngoan và bản lĩnh. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam, sản phẩm phái sinh còn khá mới mẻ, đây cũng là một lĩnh vực TLS đang hướng tới để đa dạng hóa sản phẩm đầu tư trên TTTP.
• Hiệu quả kinh doanh cao:
Mảng hoạt động kinh doanh trái phiếu của TLS hiện vẫn đang là mảng đạt hiệu quả tốt, đóng góp một phần lợi nhuận cho công ty.
Bảng 2.10. Lợi nhuận các dịch vụ của TLS qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
STT Năm 2007 2008 2009
1 Môi giới 25 20 148
2 Tự doanh cổ phiếu 67,03 -94,22 -49,2
3 Tự doanh trái phiếu 0,11 6,71 9,8
4 Kinh doanh vốn 24,6 68,5 70
5
Tư vấn, bảo lãnh phát hành, lưu ký, khác 5.96 5.59 4,05 Tổng 116,74 0,99 182,65
Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2007, 2008 và báo cáo tài chính năm 2009
Theo số liệu trên, ta có thể thấy lợi nhuận hoạt động kinh doanh trái phiếu của TLS chiếm tỷ trọng khá cao. Trong năm khủng hoảng 2008, thì hoạt động này đã giúp cho lợi nhuận của công ty không bị âm và vai trò của hoạt động này cũng không giảm trong năm 2009, chiếm tới 9% trong tổng lợi nhuận của công ty trong khi vốn sử dụng chỉ là 2% giá trị tái sản. Hoạt động tự doanh cổ phiếu năm 2009 của TLS hiện nay đang âm là do trích dự phòng giảm giá 80 tỷ.
Cũng theo số liệu trên, ta có thể thấy hoạt động tự doanh cổ phiếu tại TLS trong 2 năm gần đây hiện đang hoạt động quá rủi ro. Thị trường biến động mạnh trong năm 2008 khiến phần lớn các công ty chứng khoán lỗ tự doanh. Tuy nhiên, trong năm 2009, thị trường có nhiều đột phát, từ mức 235 điểm vào tháng 3 năm 2009 đã lên tới đỉnh là 632 điểm vào tháng 11 năm 2009, nhưng sự trồi sụt của thị trường vẫn làm cho TLS lỗ trong hoạt động này. Để giảm rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán, TLS cần thiết phải thay đổi cơ cấu đầu tư, giảm tỷ lệ đầu tư tự doanh cổ phiếu và thay vào đó là đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trái phiếu.
Năm 2009 là năm đánh dấu sự thay đổi vượt bậc hoạt động môi giới chứng khoán tại TLS. Đứng đầu thị phần môi giới cổ phiếu và lọt vào trong top 10 thị phần môi giới trái phiếu với tỷ lệ thị phần 2,57%, tổng chung là vị trí số 1 trong toàn bộ hoạt động môi giới chứng khoán.
Vị trí Công ty năm 2009Thị phần Công ty năm 2008Thị phần 1 ACBS 18.21% VCBS 27.92% 2 VCBS 17.38% BSC 16.82% 3 HSC 11.31% IBS 13.23% 4 SBS 10.70% ACBS 8.53% 5 SSI 9.43% SBS 4.8% 6 OCS 8.75% BVSC 4.65% 7 HBBS 7.71% ABS 3.94% 8 IBS 3.60% PVS 3.93% 9 FPTS 3.06% VDSC 3.76% 10 TLS 2.57% HBBS 3.37% Nguồn: Internet
Lọt vào vị trí số 10 trong thị phần môi giới trái phiếu thực tế chưa phải là thành công đối với môi giới trái phiếu tại TLS bởi tại Việt Nam, hoạt động giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp khá ảm đạm và do vậy vẫn chưa thực sự thu được nhiều quan tâm của phần lớn các công ty chứng khoán, các quỹ hay các nhà đầu tư cá nhân.
Trước năm 2008, thị phần môi giới trái phiếu chỉ tập trung tại một số công ty chứng khoán của các ngân hàng lớn như VCBS, BVS…. Trong năm 2008, trong 10 công ty chứng khoán tham gia môi giới trái phiếu thì VCBS chiếm vị trí đứng đầu về giá trị môi giới trái phiếu với thị phần là 27.92%. Tới năm 2009, theo dõi bảng thị phần môi giới, có thể thấy vị trí số 1 của toàn thị trường đã thuộc về ACBS với tỉ lệ là 18,21%. Điều này cho thấy, hoạt động giao dịch trái phiếu dần đã thu được sự quan tâm của khá nhiều công ty chứng khoán. Chắc chắn, thời gian tới bức tranh thị phần sẽ thay đổi khi ngày càng có nhiều công ty hướng tới thị trường này – thị trường kỳ vọng sẽ sôi động sinh nhiều lợi nhuận trong khi rủi ro thấp hơn rất nhiều so với cổ phiếu
Đến thời điểm hiện nay, TLS đã xây dựng cho mình một mạng lưới khách hàng rộng lớn bao gồm các các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán Đầu tư, Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương, Chứng khoán Ngân hàng Nông Nghiệp, Chứng khoán Ngân hàng An Bình…, các công ty tài chính như Công ty tài chính Hadinco, Công ty tài chính Cao su, Công ty tài chính Xi Măng,…, Ngân hàng HSBC, ANZ, các Quỹ,.. và các tập đoàn tài chính khác.