Chỉ tiêu về khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 37 - 39)

- Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận trên vốn

4.Chỉ tiêu về khả năng sinh lờ

lời

Hệ số sinh lời trên Doanh thu LNST/Doanh thu 40.64% 0.11% 17.66%

ROA LNST/Tổng tài sản 3.46% 0.02% 2.54%

ROE LNST/Vốn chủ sở hữu 28.13% 0.09% 13.38%

2.2. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán Thăng Long khoán Thăng Long

2.2.1. Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu của nước ta xuất hiện từ rất sớm, ngay sau khi thành lập nước năm1945 với các hình thức như công trái kháng chiến … Tuy nhiên, cho đến giữa những năm 1980 nước ta mới chỉ hình thành thị trường phát hành trái phiếu Chính phủ với các đợt phát hành không liên tục, không theo kế hoạch mà chủ yếu nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu chi tức thời của Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, các đợt phát hành TPCP cũng chỉ là theo sắc lệnh, quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho mỗi đợt phát hành. Đến đầu những năm 1990, cùng với tiến trình đổi mới kinh tế - xã hội được khởi xướng từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), TTTP Việt Nam mới được hình thành với đầy

đủ các bộ phận, thực hiện đầy đủ các vai trò và chức năng vốn có của nó trong nền kinh tế thị trường.

Ngày nay, TTTP là một bộ phận của TTCK, là kênh huy động vốn tiềm năng và hiệu quả cho các dự án của Chính phủ và tư nhân. TTTP ở Việt Nam bao gồm tín phiếu kho bạc, TPCP, TPCQĐP, TPDN (kể cả trái phiếu NHTM, chứng chỉ tiền gửi) và các chứng khoán nợ khác. Các chứng khoán này nắm giữ vai trò chủ chốt trên thị trường vốn mặc dù hiện nay thị trường vốn Việt Nam hiện vẫn bị xem là thị trường đang phát triển với đặc điểm là nhỏ về quy mô và chưa được chuẩn hóa.

2.2.1.1. Hoạt động của thị trường trái phiếu sơ cấp

Tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ thị trường trái phiếu của Việt Nam tương đương 14,2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực luôn ở mức cao, như Singapore 66,8%, Thái Lan 52,4%, Philippines 34,2%... Trong đó, trái phiếu chính phủ (TPCP) chiếm tỷ trọng chủ yếu, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chiếm tỷ trọng khá nhỏ, năm 2008 chỉ là 5,84% (ở Malayssia, Singapore, tỷ trọng này khoảng 70 - 80%). Theo thống kê trên sàn HNX và HSX, tính đến hết năm 2009, có 508 mã trái phiếu niêm yết trên sàn HNX với tổng giá trị niêm yết là mệnh giá là 166.314 tỷ đồng và 64 mã trái phiếu niêm yết trên sàn HSX với tổng giá trị niêm yết là là 13.784,5295 tỷ đồng chiếm khoảng 57,4% giá trị toàn thị trường.

Hình 2.3. Tỷ trọng giá trị niêm yết chứng khoán năm 2009

Nguồn: Thống kê từ SGDCKHN và SGDCK TP.HCM

Trong giai đoạn từ 2006 – 2010, theo kế hoạch 5 năm quản lý nợ (Vụ Ngân hàng và Tài chính, Bộ tài chính), GDP kỳ vọng tăng trưởng 8%-8,5% khi đó tổng vốn đầu tư cần thiết ước tính đạt 2,67 triệu tỷ đồng, tương đương 39,9%GDP. Do

vậy, nhu cầu vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ ước tính là 187.250 tỷ đồng. Trong đó TPCP sẽ chiếm thị phần lớn nhất cả về khối lượng và giá trị.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 37 - 39)