Kiến nghị trong báo cáo kiểm toán mà KTV đưa ra phải cụ thể đối với từng khách hàng, với tình hình kinh doanh của khách hàng đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền tại Công ty Kiểm toán Tư vấn Định giá ACC- Việt Nam (Trang 68 - 73)

khách hàng, với tình hình kinh doanh của khách hàng đó.

2.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán Tư bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán Tư vấn Định giá ACC- Việt Nam thực hiện

Việc hoàn thiện công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán phần hành bán hàng - thu tiền nói riêng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nhân tố.

Về phía các cơ quan nhà nước, việc xây dựng những cơ chế thống nhất tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán vốn còn non trẻ ở nước ta phát triển là điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán, trong đó có kiểm toán phần hành bán hàng – thu tiền. Bên cạnh đó, thống nhất và ổn định các cơ chế tài chính, chuẩn mực kế

toán phù hợp với thực tế Việt Nam cũng là một yêu cầu đặt ra với hoạt động kiểm toán hiện nay. Hiện nay, chúng ta đã và đang cố gắng hoàn thiện hệ thống các quy chế tài chính, chuẩn mực liên quan trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhằm tạo ra một môi trường kiểm soát linh hoạt phù hợp với yêu cầu của sự phát triển và hội nhập kinh tế. Các chuẩn mực được xây dựng đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế, tuy nhiên trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường hội nhập, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, chịu sự chi phối của những luật chơi của nó thì việc hoàn thiện cơ chế tài chính chặt chẽ mà vẫn linh hoạt càng phát huy ý nghĩa của nó nhiều hơn. Việc làm cho các quy chế tài chính Việt Nam đi gần đến các chuẩn mực quốc tế sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế. Khi đó, hoạt động kiểm toán Việt Nam sẽ ngày càng phát huy hiệu quả của mình trong cơ chế mở của các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình với khía cạnh là chỗ dựa cho “những người quan tâm” đến tình hình tài chính của các tổ chức trong nền kinh tế quốc dân.

Về phía các hiệp hội nghề nghiệp, cần phát huy vai trò trợ giúp cho Bộ Tài chính trong việc soạn thảo các văn bản liên quan đến hoạt động kế toán, kiểm toán, tiến tới việc ban hành các văn bản có hiệu lực trong tương lai. Ngoài ra, việc tổ chức các khoá học, thi chứng chỉ để nâng cao trình độ cho kiểm toán viên hay trợ lý kiểm toán cũng cần được đẩy mạnh, qua đó, nâng cao chất lượng của kiểm toán. Hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp tiến đến sự chuyên nghiệp sẽ góp phần kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, từ đó, làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Việc thống nhất quản lý hoạt động kiểm toán trong các tổ chức nghề nghiệp cũng hỗ trợ cho Bộ Tài chính, giảm nhẹ công việc cần thực hiện, khi đó, Bộ Tài chính trở về đúng chức năng của mình là quản lý hoạt động ở cấp vĩ mô. Bên cạnh đó, việc tập trung quản lý hoạt động kiểm toán tại các hiệp hội nghề nghiệp ở góc độ con người là một phương thức hiệu quả, tạo điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình kiểm toán giữa các kiểm toán viên.

Về phía công ty kiểm toán, hoàn thiện các chu trình kiểm toán cũng như nâng cao trình độ cho kiểm toán viên là yêu cầu hàng đầu hiện nay. Việc cập nhật các thông tin kinh tế tài chính và các thông tin liên quan đến kỹ thuật, công nghệ cũng giúp cho việc hoàn thiện chu trình kiểm toán của công ty. Công ty nên tổ chức thêm những lớp đào tạo nội bộ có hiệu quả hơn để cập nhật những thay đổi trong môi

trường kinh tế, tài chính, pháp luật, tạo ra sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi tiến hành kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang đi vào quỹ đạo phát triển của nền kinh tế toàn cầu, những thay đổi ngày càng chi phối nền kinh tế cho phù hợp với sự hội nhập sâu và rộng. Trong bối cảnh ấy, sự cập nhật, điều chỉnh phương pháp kiểm toán cũng như các phần mềm ứng dụng tin học là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm toán của nền kinh tế Việt Nam. Điều đó giúp cho công ty kiểm toán ACC ngày càng phát triển và tạo dựng uy tín trên thị trường dịch vụ kiểm toán.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi một môi trường thông tin kinh tế, tài chính minh bạch, giúp cho các nhà đầu tư, nhà quản lý kinh tế vi mô cũng như vĩ mô và các đối tượng khác có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Hoạt động kiểm toán vì thế cũng ngày càng phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thông tin của “những người quan tâm”.

Trong xu thế ấy, với vị trí là một trong những công ty kiểm toán có chất lượng và uy tín, công ty kiểm toán ACC đã và đang ngày càng hoàn thiện,phát triển, đem lại những đóng góp nhất định cho nền kinh tế nước ta.

Quá trình thực tập tại công ty kiểm toán ACC đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu về hoạt động kiểm toán với những quy trình được thiết kế hợp lý của công ty kiểm toán ACC, đặc biệt là công tác kiểm toán phần hành bán hàng- thu tiền. Đó cũng là cơ hội rất tốt cho sinh viên để chuẩn bị hành trang cho tương lai.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ cũng như ban lãnh đạo và tập thể nhân viên phòng Kiểm toán công ty kiểm toán ACC trong quá trình thực tập.

Trong chuyên đề này, em có đưa ra một số đánh giá cũng như đề xuất nhằm cải thiện công tác kiểm toán phần hành bán hàng- thu tiền do công ty kiểm toán ACC thực hiện nhưng do hạn chế về thời gian và nhận thức, những trình bày này chỉ mang tính gợi mở và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy giáo để những đề xuất ấy trở nên có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2010 Nguyễn Thị Ngọc Anh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền tại Công ty Kiểm toán Tư vấn Định giá ACC- Việt Nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w