- Kinh tế tư nhân 63.631 112.951 150.012 172.786 120
3 Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình 27.615 28751 29864 1109 2
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế:
Nhìn chung, hoạt động thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng kể như phát triển nhiều về số lượng, đã khai thác và huy động được tiềm năng về vốn, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần ổn định và cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư, tăng thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả to lớn, thương nghiệp tư nhân hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là do:
Một là, do nhận thức, quan điểm về lưu thông hàng hóa và thị trường chưa đầy đủ, rõ ràng và thiếu nhất quán. Lâu nay, trong nhận thức và quan điểm luôn coi sản xuất là gốc, mọi vấn đề đều quy về sản xuất trong khi lẽ ra, trong thời đại hiện nay, lưu thông hàng hóa và thị trường phải là khâu năng động và linh hoạt nhất của chu trình tái sản xuất, là "điểm nút" xung yếu và có tác động chi phối sự vận hành trôi chảy của đời sống kinh tế - xã hội. Do nhận thức và quan điểm như vậy nên thị trường và thương nghiệp trong nước ít được quan tâm đầu tư phát triển. Nhà nước chưa phát huy được chức năng tổ chức thị trường cũng như quy hoạch, thiết kế chính sách, định hướng phát triển và quản lý thị trường. Suốt quá trình đổi mới nền kinh tế, chúng ta hầu như không quan tâm nghiên cứu đổi mới cách tiếp cận về lưu thông hàng hóa. Cả trong tư duy kinh tế cũng như trong hành động thực tiễn đều có khuynh hướng để cho thị trường và thương nghiệp phát triển tự do và thông thoáng với xu hướng mở rộng. Cũng vì thế mà dẫn đến tình trạng là Nhà nước không có công cụ và địa chỉ để tổ chức triển khai và kiểm tra, kiểm soát quá trình thực thi pháp luật, cơ chế và chính sách.
Hai là, cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống quản lý của ngành thương nghiệp TP chậm được đổi mới, không thích hợp với kinh doanh theo cơ chế thị trường. Hệ thống cửa hàng, kho tàng bến bãi hoạt động kém hiệu quả.
Ba là, hoạt động kinh doanh của thương nghiệp tư nhân mang tính tự phát, chạy theo lợi nhuận, chưa chấp hành nghiêm túc, đầy đủ những quy định của pháp luật.
Vì mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân là tối đa hóa lợi nhuận nên dễ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật như trốn thuế, kinh doanh hàng giả... đồng thời có một số doanh nghiệp chưa có ý thức bảo vệ môi trường, làm ô nhiềm môi trường, làm cho sự quản lý của các cơ quan, địa phương gặp không ít khó khăn. Phổ biến và rõ nét nhất là doanh thu đầu ra không kê khai đúng và đầy đủ. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp lợi dụng người mua không lấy hoá đơn nên không lập bảng kê bán lẻ, bỏ ngoài sổ sách kế toán, không kê khai thuế.
Phần lớn các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh không thực hiện đúng nội dung đăng ký kinh doanh, đa phần doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, nguyên nhân họ đăng ký như vậy là vì khi chuyển đổi ngành nghề kinh doanh không cần đăng ký lại, một phần đỡ phải nộp lệ phí lại, hoặc có thể là do doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh vẫn chưa xác định rõ phương hướng kinh doanh của mình, vẫn làm theo lối gặp gì làm nấy. Về phía Nhà nước, việc làm này là không trái pháp luật nhưng nó đã gây phức tạp cho công tác thống kê, tổng hợp, gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý thu thuế.
Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với nội dung kê khai trong hồ sơ, nhất là nội dung liên quan đến kê khai góp vốn và đăng ký vốn. Tình trạng kê khai vốn cao hơn vốn thực có vẫn còn. Tuy nhiên, với những quy định như hiện nay cơ quan đăng ký kinh doanh gặp khó khăn vì chưa đủ cơ sở pháp lý để từ chối giải quyết hồ sơ.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp không chấp hành nộp báo cáo tài chính, báo cáo không chính xác. Ngay cả một số nghĩa vụ đơn giản như đăng báo, khai báo lại về thay đổi trụ sở, chi nhánh, văn phong đại diện cũng không được tuân thủ một cách nghiêm túc. Hiểu biết của một số doanh nghiệp còn thấp, thậm chí một số không nhỏ chưa quan tâm nghiên cứu pháp luật. Phần lớn
các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân hoạt động trên địa bàn thành phố thuộc loại vừa và nhỏ, người góp vốn chủ yếu vẫn là các thành viên trong cùng gia đình, những người thân thuộc, bạn bè thân thiết. Vì vậy các mối quan hệ này đã lấn áp quy định của pháp luật về quan hệ góp vốn kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, vì cái lợi trước mắt đã dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân trong nước với nhau để hưởng lợi trước mắt đã gây nhiều thiệt hại không những cho các doanh nghiệp trong nước mà còn cho cả người sản xuất, nhất là nông dân.
Bốn là, nguồn nhân lực của thương nghiệp tư nhân hạn chế về trình độ chuyên môn. Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân hoạt động trong ngành thương nghiệp thu hút được số lượng lao động lớn trong xã hội, nhưng lao động khu vực này hầu hết chưa qua đào tạo, không có trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong kinh doanh thương mại, thiếu hiểu biết về chính sách pháp luật, văn minh thương mại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh. Họ kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm và bằng nguồn lao động của gia đình là chính, lại hoạt động phân tán nên việc tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, học tập chính sách pháp luật, các quy định về kinh doanh..của các cơ quan quản lý nhà nước khó thực hiện.
Như vậy, khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cần đã có những bước phát triển căn bản về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, phát triển về mặt số lượng và đa dạng hóa ngành nghề để khẳng định sự tồn tại của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn là tất yếu khách quan cho sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng. Sự tồn tại đó không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà nó ngày càng có vai trò quan trọng thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng nộp ngân sách của thương nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, trong điều kiện nền sản xuất phát triển ở trình độ thấp thì còn tồn tại những hạn chế của thương nghiệp tư nhân Đà Nẵng là khó tránh khỏi, mặt khác, thương nghiệp tư nhân lại là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm với những mặt trái của cơ chế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Song thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì Đà Nẵng phải có những biện pháp khắc phục những hạn chế của thương nghiệp tư nhân, hướng dẫn, giúp đỡ họ phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua phân tích thực trạng phát triển thwowg nghiệp tư nhân trên địa bàn có thể thấy những nguyên nhân của những hạn chế là do: Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, môi trường tâm lý xã hội chưa thực sự tạo cho thương nghiệp tư nhân yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh; chất lượng nguồn lao động còn hạn chế; thương nghiệp tư nhân phát triển mang tính tự phát và ý thức chấp hành pháp luật chưa cao….Dựa vào những nguyên nhân trên là cơ sở để tác giả đề xuất những phương hướng và các giải pháp phù hợp để phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3