Những thành tựu:

Một phần của tài liệu 1053m (Trang 69 - 71)

- Kinh tế tư nhân 63.631 112.951 150.012 172.786 120

3 Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình 27.615 28751 29864 1109 2

2.3.1.1 Những thành tựu:

Nhìn chung hoạt động thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố trong thời gian qua từ 2005 - 2009 đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể như:

Một là, hoạt động của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân Đà Nẵng làm cho thị trường ngày càng được mở rộng, chủng loại hàng hoá lưu thông ngày càng phong phú đa dạng, các loại hình kinh doanh cũng được mở rộng và không ngừng phát triển... nhờ đó đã góp phần tích cực phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của địa phương cũng như của các tỉnh xung quanh thuộc khu vực miền Trung.

Hai là, do sự tập trung khá nhiều các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng nên thương nghiệp của thành phố bước đầu đảm nhận được vai trò trung tâm phát luồng bán buôn đầu mối về xuất nhập khẩu cho các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Hoạt động thương nghiệp nội địa và xuất nhập khẩu của thương nghiệp tư nhân của thành phố phát triển tương đối khá, dẫn đầu trong số các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên trong đó tỷ trọng đóng góp của thương nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động kinh hoạt động xuất nhập

khẩu của thành phố ngày càng lớn. Đồng thời hệ thống bán lẻ năm 2009 có 29.453 hộ kinh doanh thương nghiệp đã đảm bảo nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Ba là, nhiều trung tâm thương mại, chợ mới, phố chợ, cửa hàng, cửa hiệu bán buôn bước đầu thể hiện văn minh thương mại được phát triển ở cả thành thị và nông thôn được hình thành. Các loại hình kinh doanh dịch vụ khác cũng được mở rộng và có những bước phát triển khá đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp tư nhân phát triển. Thành phố cũng đã thực hiện đa dạng hóa quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trong nền kinh tế thị trường, động lực của sự phát triển là cạnh tranh, cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển. Quá trình toàn cầu hóa mở đường cho các cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng vào thế cạnh tranh trong phạm vi rộng hơn, cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Cạnh tranh cũng mở rộng phạm vi lựa chọn cho người tiêu dùng, do đó người tiêu dùng không dễ dàng chấp nhận thiệt thòi từ việc sử dụng hàng hóa kém chất lượng, giá cao.

Trong các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân, lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là sở hữu của doanh nghiệp đó đối với hàng hóa có chất lượng cao để chiếm được thị phần và kinh doanh có lãi. Lợi thế này có được khi các doanh nghiệp có ý chí, có nhiệt tình, đam mê với sự nghiệp kinh doanh, cộng với khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh, tranh thủ được những thời cơ sinh lợi.

Như vậy, sức ép cạnh tranh buộc mỗi doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân phải trả lời một cách khách quan những câu hỏi như ta là ai, thị trường cần gì, ta đáp ứng được đến đâu, ta cần làm gì và làm như thế nào để đáp ứng

được yêu cầu của thị trường. Cuộc sống sẽ không có chỗ cho những doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng không nỗ lực tự thân, không có tính sáng tạo. Vì vậy mỗi doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân trên địa bàn hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua là nhờ nâng cao được năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt trước áp lực cạnh tranh trong toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp tư nhân phát triển.

Một phần của tài liệu 1053m (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w